Hiển thị các bài đăng có nhãn Lao động-Tiền lương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lao động-Tiền lương. Hiển thị tất cả bài đăng

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 01/07/2022

Nghị định 38/2022/NĐ-CP tăng lương tối thiểu vùng năm 2022


Ngày 12/06/2022, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động, Nghị định do Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký.

Người làm việc theo hợp đồng lao động được áp dụng theo Nghị định này bao gồm những đối tượng sau:

1- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

2- Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động gồm: Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.

3- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.

Theo đó, kể từ ngày 01/07/2022, mức lương tối thiểu vùng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động tăng bình quân khoảng 6% so với mức lương tối thiểu vùng hiện hành, cụ thể:

Vùng Mức lương tối thiểu vùng áp dụng hiện hành Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ 01/07/2022 Mức tăng
I 4.420.000 đồng/tháng 4.680.000 đồng/tháng 260.000 đồng (5,88%)
II 3.820.000 đồng/tháng 4.160.000 đồng/tháng 240.000 đồng (6,12%)
III 3.430.000 đồng/tháng 3.640.000 đồng/tháng 210.000 đồng (6,12%)
IV 3.070.000 đồng/tháng 3.250.000 đồng/tháng 180.000 đồng (5,86%)

Đáng chú ý, Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu làm việc theo giờ theo 4 vùng: vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ.

Được biết, mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ.

Nghị định số: 38/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2022.

Ketoan.biz

Từ 01/07/2020, thu nhập trên 11 triệu đồng mới phải nộp thuế TNCN

Ngày 02/06/2020, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân.

Theo đó, mức giảm trừ thuế thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế là 11.000.000 đồng/tháng tương đương 132.000.000 đồng/năm; mức giảm trừ đối với người phụ thuộc là 4.400.000 đồng/tháng/người tương đương 52.800.000 đồng/năm/người. Mức giảm trừ mới này được áp dụng từ ngày 01/07/2020 và cho cả kỳ tính thuế năm 2020.

Tăng mức đóng thuế lên 11 triệu đồng, mức giảm trừ gia cảnh mới là 4,4 triệu đồng.

Được biết, theo quy định cũ, mức giảm trừ đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, tương đương 108 triệu đồng/ năm. Mức giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 3.6 triệu đồng/ tháng, tương đương 43.2 triệu đồng/năm.

Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020 và cho cả kỳ tính thuế năm 2020. Tuy nhiên, về mặt thủ tục thì trong thời gian tới, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định để hướng dẫn thực hiện.
Ketoan.biz

Từ 20/03/2015, bồi thường tai nạn lao động được giải quyết thế nào?

Từ 20/03/2015, bồi thường tai nạn lao động được giải quyết thế nào?
Ngày 02 tháng 02 năm 2015, Bộ lao động thương binh và xã hội đã ban hành Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Thông tư có hiệu lực từ ngày 20/03/2015 với những điểm đáng chú ý sau:

Lưu ý về trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc từ 01/03/2015


Lưu ý về trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc từ 01/03/2015
Chính phủ đã ban hành Nghị định 05/2015/NĐ-CP và mới đây là Nghị định 148/2018/NĐ-CPhướng dẫn chi tiết nghĩa vụ của doanh nghiệp về việc chi trả trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc cho người lao động.

1. Phân biệt khái niệm thôi việc và mất việc làm

+ Thôi việc xảy ra hoàn toàn mang yếu tố chủ quan của người sử dụng lao động và người lao động khi kết thúc hợp đồng lao động (HĐLĐ) tại khoản 1,2, 3,5,6,7,9,10 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2012, như:

- Hết hạn HĐLĐ, (trừ cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn được gia hạn HĐLĐ đến hết nhiệm kỳ).

- Đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ.

- Hai bên thoả thuận chấm dứt HĐLĐ.

- Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định pháp luật.

- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật.

- Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp HĐLĐ theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

- Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

- Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

+ Mất việc thường xảy ra do yếu tố khách quan, như:

- Khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.

- Khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Doanh nghiệp hoặc người lao động bị gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm;


2. Mức trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm do người sử dụng lao động trả là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động (*) trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Thời gian người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ do cơ quan Bảo hiểm chi trả theo quy định của pháp luật.

Mức trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm do người sử dụng lao động trả (thời gian chưa 
đóng bảo hiểm thất nghiệp) cho người lao động:

- Mức trợ cấp thôi việc là ½ tháng lương cho mỗi năm làm việc.

- Mức trợ cấp mất việc là 01 tháng lương cho mỗi năm làm việc, tối thiểu phải là 02 tháng lương.



(*) Theo Nghị định 148/2018/NĐ-CP (hiệu lực từ ngày 15/12/2018) thì "thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ hàng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động; thời gian nghỉ việc để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 129 của Bộ luật lao động.".


3. Thời gian trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc

Doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán đầy đủ tiền trợ cấp cho người lao động trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ. Trừ các trường hợp đặc biệt nhưng không quá 30 ngày, như: doanh nghiệp giải thể; doanh nghiệp gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm; thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế theo quy định của pháp luật.
Ketoan.biz

Tăng 8% lương hưu, trợ cấp BHXH từ 01/01/2015

>> Điều chỉnh mức tiền lương, tiền công đóng BHXH năm 2015

Tăng 8% lương hưu, trợ cấp BHXH từ 01/01/2015

Ngày 02/02/2015, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 05/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hàng tháng. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 20/03/2015 nhưng các quy định tại Thông tư này được thực hiện từ 01/01/2015.

Điều chỉnh mức tiền lương, tiền công đã đóng BHXH năm 2015

Điều chỉnh mức tiền lương, tiền công đã đóng BHXH năm 2015
Ngày 23/01/2015, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 03/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 3 năm 2015 nhưng các quy định tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

Lưu ý một số quy định về người lao động từ 1/2015

Lưu ý một số quy định về người lao động từ 01/01/2015
Năm 2015, bắt đầu từ 01/01/2015, nhiều chính sách về người lao động bắt đầu có hiệu lực. Song song với Luật việc làm (Luật số 38/2013/QH13), Chính phủ đã ban hành nhiều  văn bản như Nghị định 103/2014/NCP về tăng lương tối thiểu vùng, Nghị định 105/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHYT ...

Những điểm mới về Bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/01/2015

Những điểm mới về Bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/01/2015
Hiện nay (trước 31/12/2014), các quy định về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được hướng dẫn và thực hiện tại Luật Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, các nội dung này sẽ được tách biệt và được quy định tại Luật việc làm khi Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Luật việc làm mở rộng đối tượng tham gia, bổ sung quy định về điều kiện hưởng, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp …