Cách tính mức hưởng chế độ thai sản cho người lao động

>> Cách tính mức hưởng chế độ ốm đau cho người lao động

Cách tính mức hưởng chế độ thai sản cho người lao động
Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động nữ khi mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 04 tháng tuổi khi tham gia bảo hiểm xã hội.

1 Hồ sơ và cơ sở pháp lý.

Cơ sở pháp lý áp dụng: Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 hiệu lực từ 01/01/2016.

Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con, gồm: Sổ bảo hiểm xã hội, Giấy chứng sinh, hoặc Giấy khai sinh (chứng thực), bản sao giấy chứng tử của con (trường hợp con chết), giấy chứng tử mẹ (trường hợp mẹ chết), giấy xác nhận của cơ quan khám chữa bệnh; trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của mẹ (trường hợp con chết chưa có cấp giấy chứng sinh).

Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản khi khám thai, sẩy thai, nạo thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, hồ sơ gồm (bao gồm lao động nữ mang thai hộ): Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với điều tri nội trú.

Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi (mẫu số C70a-HD theo Quyết định 919/QĐ-BHXH ngày 25/06/2015).

2. Điều kiện và cách tính hưởng chế độ thai sản

- Điều kiện hưởng chế độ thai sản là lao động nữ sinh con phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (hoặc nhận nuôi con), bao gồm: nữ lao động mang thai, sinh con, nhận nuôi con dưới 04 tháng tuổi ...

- Mức hưởng chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Theo quy định, lao động nữ đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định, sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản 06 tháng. Khám thai được nghỉ 05 lần (mỗi làn 01 ngày, vùng sâu vùng xa là 02 ngày), sẩy thai nghỉ từ 10-50 ngày tùy từng trường hợp.

Mức hưởng tính theo công thức sau:


Mức hưởng khi nghỉ việc sinh con
=
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc
X
Số tháng nghỉ sinh con theo chế độ
Lưu ý: 

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

- Ngoài mức hưởng chế độ thai sản, nữ lao động sinh con còn được hưởng trợ cấp một lần khi sinh bằng hai tháng lương tối thiểu chung (mức lương cơ sở) theo quy định tại Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội.

- Nếu lao động nữ đi làm trước thời hạn nghỉ sinh con thì, ngoài tiền lương, tiền công, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng chế độ thai sản cho đến hết thời hạn theo quy định.

- Nếu sau khi nghỉ hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định mà sức khỏe cón yếu, thì nữ sinh con còn đươc nghỉ thêm 5-10 ngày làm việc/năm; mức hưởng bằng 20% mức lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tại nhà), 40% (nếu nghỉ tập trung).
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »