Một số lưu ý khi ký kết hợp đồng lao động

>> Sự khác nhau của 3 loại hợp đồng lao động

Thông tư số 30/2013/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 25/10/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của  Nghị Định số 44/2013/NĐ-CP, Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động (Luật số: 10/2012/QH13) về Hợp đồng lao động. Sau đây là một số lưu ý khi ký kết Hợp đồng lao động (HĐLĐ), xin chia sẻ cùng các bạn.

Một số lưu ý khi ký kết hợp đồng lao động
(Ảnh minh họa từ internet)

1. Loại hợp đồng lao động

- HĐLĐ không xác định thời hạn: Ký kết đối với những công việc có tính chất thường xuyên, thường đối với những công việc có tính chất ổn định từ 01 năm trở lên.
- HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng: Ký kết cho các công việc được hai bên xác định trước thời hạn và thời điểm chấm dứt hợp đồng trong một khoảng thời gian từ đủ 12 đến 35 tháng.
- HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng: ký kết trong trường hợp công việc có tính chất tạm thời, người sử dụng lao động xác định công việc chỉ làm trong một thời gian ngắn, dưới 1 năm là kết thúc.

2. Những hành vi không được giao kết, thực hiện khi ký hợp đồng

- Không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
- Không được yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Các bên giao kết hợp đồng phải có năng lực pháp lý và năng lực hành vi. Độ tuổi của người lao động theo quy định Bộ luật lao động là từ đủ 15 tuổi trở lên.

3. Thử việc (Điều 26, 27, 28)

- Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. 
- Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng, không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
- Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
- Trong thời han 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với lao động làm việc có thời gian thử việc quy định tại khoản 1,2 điều 27, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết kết quả thử việc. Nếu đạt yêu cầu thử việc thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay Hợp đồng lao động với người lao động.

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.

4. Chấm dứt HĐLĐ

- Người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau (Điều 39):

a) Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

b) Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

c) Lao động nữ kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

d) Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động (Điều 47)

a) Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

c) Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

5. Trợ cấp thôi việc (Điều 48)

- Khi hợp đồng lao động chấm dứt thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương (nếu người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm thất nghiệp).

- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

- Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.


Mời các bạn tải mẫu Hợp đồng lao động + hướng dẫn ghi tại đây
Tải mẫu Bảng lương tại đây
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »