Hiển thị các bài đăng có nhãn Tài chính-Chứng khoán. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tài chính-Chứng khoán. Hiển thị tất cả bài đăng

Bí quyết để mở khóa nguồn vốn mạo hiểm cho công ty của bạn

Bí quyết để mở khóa nguồn vốn mạo hiểm cho công ty của bạn
Người viết: Dee Power và Brian E. Hill
Nếu có một bí quyết để có được nguồn vốn mạo hiểm thì đơn giản là: Chuẩn bị, Định vị và Kiên trì.

Chuẩn bị

Bạn cần phải chuẩn bị cho chính bạn và công ty của bạn trong việc tìm nguồn vốn. Phát triển một kế hoạch kinh doanh hiện thực, rõ ràng và ngắn gọn để có thể kich thích người đọc về cơ hội đầu tư mà công ty bạn đang kêu gọi. Kế hoạch không chỉ bao gồm những gì bạn sắp làm mà cả việc bạn sẽ thực hiện kế hoạch đó như thế nào.

Các nhà đầu tư mạo hiểm cho rằng sai lầm đáng phê phán nhất mà các doanh nhân thường mắc phải trong kế hoạch kinh doanh của họ là xác định rõ ràng cơ hội đầu tư. Điểm sai lầm thứ hai là những kế hoạch thiết lập không hiện thực, tiếp theo là những giả định giản dị thái quá, và cuối cùng là thiếu thông tin cạnh tranh.

Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu và phân tích thị trường của bạn. Có hệ thống thu nhập thông tin về những đối thủ của bạn, do đó bạn có thể tạo nên một môi trường tin cậy giải thích vì sao việc cung ứng sản phẩm/ dịch vụ của bạn sẽ tốt hơn.

Và, đừng phạm phải những lỗi đơn giản như lỗi chính tả, ngữ pháp hay các phép tính. Hãy để các doanh nhân nhiều kinh nghiệm đọc và bình phẩm kế hoạch của bạn, kiểm tra tính rõ ràng, minh bạch và hợp lý của bản kế hoạch đó. Đừng bao giờ gửi một phác thảo kế hoạch đầu tiên cho những nhà đầu tư mạo hiểm. Hãy đọc kỹ kế hoạch nhiều lần để tìm lỗi và chỉnh sửa hoàn chỉnh.

Hãy để nhóm quản lý giàu kinh nghiệm và mạnh mẽ cùng làm việc chung với những người đã từng thành công trong quá khứ. Điều quan trọng của nhóm quản lý mạnh mẽ là không thể bị stress quá mức. Thiếu một đội ngũ quản lý mạnh mẽ là lý do số một tại sao VCs (Venture Capitalist- nhà tư bản mạo hiểm) từ chối đầu tư. Quản lý cũng là yếu tố quan trọng nhất đối với họ trong việc đánh giá một giao dịch.

Một đội ngũ mạnh mẽ được định nghĩa là đội ngũ có nhiều kinh nghiệm với thành tích đã được minh  chứng trong quá khứ. Chỉ có 17% VCs là không bao gồm yếu tố có kinh nghiệm hay thành tích đã được thử thách trong định nghĩa của họ. Nhưng điều gì xảy ra nếu bạn có một ý tưởng lớn? - chỉ có 7% VCs nói họ sẽ xem xét một ý tưởng lớn thay vì yếu tố quản lý mạnh mẽ.

Định vị

Nghiên cứu các tiêu chuẩn đầu tư của nhà tư bản mạo hiểm để đảm bảo rằng điều mà bạn đề nghị chính là điều mà họ đang tìm kiếm. Lý do thứ hai phổ biến nhất mà các nhà đầu tư mạo hiểm từ chối đầu tư là công ty không phù hợp với các tiêu chuẩn đầu tư của họ. Lỗi này có thể tránh được dễ dàng. Hầu hết các doanh nghiệp vốn đầu tư mạo hiểm đều có một trang web và trang web đó chẳng những nói rõ những giới hạn đầu tư mà còn liệt kê các công ty đã được họ đầu tư trước đây. Hãy chắc chắn là công ty của bạn đang ở giao đoạn mà một VC muốn đầu tư, trong khu vực địa lý mà họ thích ở lại, ngành công nghiệp mà họ yêu thích hơn và cuối cùng nguồn vốn cung cấp mà bạn yêu cầu là điều mà họ thích hơn cả.

Sử dụng mỗi phương pháp bạn có thể nghĩ là tiếp cận được những nhà đầu tư tiềm năng. Nhiều doanh nhân tin rằng có lời giới thiệu là điều bắt buộc để được VC tiếp nhận thực sự. Không có lời giới thiệu cá nhân có nghĩa không có sự xem xét. Tuy nhiên, điều đó không nhất thiết đúng. Dù có một số VCs nhấn mạnh rằng họ sẽ không quan tâm đến bạn trừ phi bạn được giới thiệu, tiếp xúc trực tiếp bởi một doanh nhân là cách thứ hai phổ biến mà các VCs (30%) tìm thấy các công ty mà thực tế họ đã đầu tư vào. Điều này đúng vào năm 1998 trong cuộc điều tra đầu tiên của chúng tôi vào cuối năm 2000.

Cách phổ biến nhất mà các VCs tìm thấy nhưng thỏa thuận là từ những ý kiến giới thiệu của những công ty vốn mạo hiểm khác (34%). Cách thứ ba là có được những ý kiến giới thiệu từ những người trung gian (17%), tiếp theo là ý kiến giới thiệu bởi các kế toán viên (7%) và những người được Ủy quyền (7%). Thú vị là nhiều doanh nhân đã nghĩ rằng cách phổ biến nhất là những ý kiến giới thiệu bởi một người trung gián (64%).

Nếu bạn có thể có được một lời giới thiệu, hãy giữ lấy nó. Các VCs mà đề nghị một lời giới thiệu, thường rất cứng rắn khi ra quyết định. Một VC đã nói với chúng tôi "Nếu họ không thể có được một người giới thiệu, họ chắc chắn không có một kế hoạch gây hứng thú cho bất kỳ ai". Một VC khác cũng nói "Những người giới thiệu là cách duy nhất" và "Chỉ có những thỏa thuận đã có ý kiến nhận xét là được xem xét".

Hãy mở rộng mạng lưới quen biết cá nhân của bạn, tìm xem phải chăng bạn có thể tìm thấy người nào đó biết VC và có thể cho lời giới thiệu cá nhân. Nhưng không nên sử dụng việc thiếu một người giới thiệu như một lời xin lỗi. Chúng tôi hỏi những VCs một doanh nhân có thể làm gì nếu như người đó không có ai giới thiệu. 23% VCs nói chắc chắn rằng doanh nhân đó phải có một kế hoạch kinh doanh tuyệt vời, hoặc bản tóm lược kế hoạch thực hiện 21%.

Kiên trì

Hãy tiếp tục cố gắng, không đầu hàng. Liên tục mở rộng mạng lưới quan hệ của bạn để có nhiều cơ hội lớn hơn tiếp cận được những nhà đầu tư. Cải tiến mô hình doanh nghiệp của bạn. Tin tưởng vào công ty của bạn và niềm say mê của bạn về công ty của chính mình.

Các nhà đầu tư mạo hiểm đã nói với chúng tôi:

"Hơn nữa, hãy tiếp tục đệ trình bản kế hoạch của bạn bằng một cuộc gọi vài tuần sau".

"Nếu có thể, sau bản fax hay email của bạn là một cú điện thoại".

"Hãy gọi điện thoại cho VCs mỗi ngày. Hãy kiên trì".
Nguồn vốn ở đó!

* VC (Venture Capitalist- nhà tư bản mạo hiểm): Một nhà đầu tư hoặc cung cấp vốn để khởi động việc kinh doanh mạo hiểm hoặc hỗ trợ các công ty nhỏ mong muốn mở rộng nhưng không có cơ hội huy động vốn đầu tư công chúng.

Tìm vốn đầu tư: nên và không nên làm đối với chủ các doanh nghiệp nhỏ

Tìm vốn đầu tư: nên và không nên làm đối với chủ các doanh nghiệp nhỏ
Người viết: Andy Sack
Khi tôi đang huy động vốn cho công ty phần mềm mới của tôi, Abuzz, tôi đã mời hai nhà đầu tư tiềm năng đến dự buổi thuyết trình của tôi. Họ đã mời hai nhà đầu tư khác, một trong hai nhà đầu tư này, sau khi hỏi các câu hỏi về thị trường tập trung của Abuzz, bắt đầu chỉ trích chiến lược của chúng tôi. Thay vì hỏi ông ta muốn gì, một vị khách không được mời ngay từ đầu đã đặt những câu hỏi, tôi để ông ấy tiếp tục hỏi những câu hỏi tiêu cực, và điều này đã làm toàn bộ cuộc họp trở nên chua chát.

Kinh nghiệm không may của tôi đã cho tôi hai bài học về việc bảo đảm đồng tiền từ các nhà đầu tư "angels", các nhà đầu tư cá nhân có khả năng nhất để tài trợ cho các công ty ngay từ những giai đoạn đầu. Bài học thứ nhất là các nhà đầu tư angels có phong cách riêng. Thay vì giao dịch với các tổ chức đầu tư (như bạn sẽ làm điều này khi công ty của bạn đủ lớn để bạn có thể tìm kiếm đến các nhà đầu tư mạo hiểm), bạn đang giao dịch với các cá nhân- và tính khí của họ. Bài học thức hai là bạn, nhà doanh nghiệp, có thể và phải nắm bắt được tính khí này. Do vậy, bạn cần chuẩn bị.

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp còn rất trẻ tìm đến các nhà đầu tư angels để tìm nguồn tài trợ ban đầu. Dựa trên kinh nghiệm huy động vốn cho hai công ty của tôi- vâng, cuối cùng tôi đã huy động được 335.000 USD cho Abuzz- tôi đã lập một bản liệt kê các danh sách kiểm tra những điều nên và không nên làm. Tôi đã quyết định chia danh sách thành hai phần: Những điều bạn phải làm trước khi thực hiện mối quan hệ con người (hay tôi nên nói là thiên thần) và bạn nên đối xử thế nào với các nhà đầu tư angels một khi bạn đã liên lạc được với họ.

Trước khi tiếp xúc ...

1. Viết một bài thuyết trình và lập một kế hoạch kinh doanh

Tôi đề nghị bắt đầu bằng một bài thuyết trình có khoảng từ 10-15 slides và cho chạy không quá 20 phút. Trong suốt bài thuyết trình của bạn, bạn nên trình bày những nét chính về sản phẩm, về thị trường, về đội ngũ quản lý của bạn, và lý do bạn nghĩ sản phẩm của bạn sẽ bán. Bạn nên trình bày bài thuyết trình trước một số ít người mà bạn tin cậy, tiếp nhận phản hồi, xem xét, chỉnh sửa lại bài thuyết trình và đánh máy. Khi bạn xem văn bản đã được đánh máy, hãy chắc chắn là bạn đang thực hiện một tình huống hấp dẫn cho công ty của mình.

Chỉ sau khi bạn hài lòng và tin rằng bài thuyết trình đúng với tình huống của bạn, bạn hãy sẵn sàng lập kế hoạch kinh doanh. Thiết lập một kế hoạch như thế là một bài tập khá chuẩn mực. Bạn có thể tìm thấy những lời khuyên trong sách, websites, và các chương trình phần mềm. Tôi đề nghị là nên làm dàn ý, sử dụng văn phong đơn giản, và giới hạn tài liệu của bạn tối đa 20 trang. Không nên đệ trình một kế hoạch 80- trang!

2. Xác định nhà đầu tư tiềm năng

Khi đã xây dựng được một bài thuyết trình và một kế hoạch, đây là lúc cần xác định những nhà đầu tư tiềm năng. Theo kinh nghiệm: Chỉ tiếp cận những nhà đầu tư cá nhân có vị thế cách biệt với bạn ít hơn hai cấp độ. Hãy tham khảo ý kiến từ những người mà bạn biết, nhưng nếu những người mới quen này giới thiệu người quen của họ cho bạn, bạn đang ở trên một mảng băng mong manh (đang rất rủi ro). Người này giới thiệu người kia sẽ hiếm khi mang lại lợi ích.

Một lời khuyên khác: Hãy ở trong phạm vi địa phương của bạn. Bạn sẽ không cần phải vượt quá phạm vi địa lý của bạn để để tìm kiếm núi tiền của những người ham thích đầu tư. Tuy nhiên, sẽ là ý kiến hay khi tiếp cận người mà bạn không quen biết (và có thể không trong địa phương của bạn) nếu như bạn tin rằng họ là những người có hiểu biết sâu sắc về sản phẩm của bạn.

3. Thiết lập Term Sheet (Bản đề xuất điều khoản/ điều kiện) và đánh giá cụ thể

Bây giờ thì bạn đã sẵn sàng để thiết lập một term sheet, một đề cương một- trang về cơ hội đầu tư mà công ty của bạn có đủ điều kiện. Term sheet này phải bao gồm cả "đánh giá", ước tính tốt nhất của công ty của bạn đáng giá bao nhiêu. Xác định giá trị phải khéo léo. Tôi đề nghị bạn đừng có gắng lừa dối các nhà đầu tư của bạn. Hãy hướng đến một cuộc giao dịch công bằng. Nếu bạn nghĩ rằng công ty bạn trị giá, thí dụ, 3 triệu USD, và các nhà đầu tư của bạn đề nghị 1-2 triệu USD, hãy chấp nhận 2 triệu USD. Ngay từ đầu, bạn mong muốn các nhà đầu tư luôn cảm nhận họ đang có lời. Cho dù họ sẽ sở hữu công ty của bạn nhiều hơn với cách đánh giá thấp hơn, trong suốt các chu kỳ cấp vốn sau đó, cổ phiếu của bạn sẽ có khả năng gia tăng hơn.

Cho dù một số các nhà đầu tư angels là những nhà đầu tư sành sỏi, sẽ là ý tưởng tốt khi cảnh báo họ về những rủi ro liên quan. Mỗi địa phương có thể có những yêu cầu, quy định giải trình riêng của từng địa phương đó. Bạn cần phải cần kiểm tra các luật sư hay CPA (Certified Pucblic Accountant- Kế toán viên công chứng) để chắc chắn rằng bạn đang tuân thủ đúng quy định). Chí ít, bạn sẽ không mất mặt, và trong trường hợp không may là công việc kinh doanh của bạn thất bại, bạn vẫn có thể ngồi ăn trưa với nhà đầu tư angels của bạn.

Sau cùng, cơ cấu của việc đầu tư là cổ phiếu thường, thay vì cổ phiếu ưu đãi. Trong khi các nhà đầu tư hiểu biết thường thúc ép cổ phiếu ưu đãi, tôi khuyên bạn rằng nguồn tiền đầu tiên đầu tư vào kinh doanh- nguồn vốn "hạt giống"- nên dưới dạng cổ phiếu thường, vì nó sẽ đặt nhà đầu tư ở vị thế ngang bằng với nhà doanh nghiệp. Nếu việc định giá trị của công ty là đúng, việc có được cổ phiếu thường sẽ không quá khó khăn.

Nếu nhà đầu tư của bạn cứ khăng khăng yêu cầu cổ phiếu ưu đãi, là loại cổ phiếu luôn đi kèm với những đặc quyền mà cổ phiếu thường không có, bạn hãy chắc chắn là bạn có một "ưu đãi về tính thanh khoản" hợp lý. Một điều khoản như thế đề cập đến cách mà đồng tiền được phân bổ trong trường hợp có một cuộc thâu tóm hoặc phá sản. Đừng để các nhà đầu tư hiền lành "chết chìm hai lần" cho họ lấy lại nguồn vốn đầu tư gốc cũng như tỷ lệ chia. Tốt nhất là họ chỉ nhận tỷ lệ phần trăm chia của họ trong giá trị bán hay thanh lý công ty.

Tiếp xúc ...

1. Tiếp xúc với các nhà đầu tư tiềm năng và thu xếp các cuộc gặp gỡ

Trang bị với một danh sách những nhà đầu tư tiềm năng và Term Sheet của bạn- Bản đề xuất tài khoản/ điều kiện- Ban sẵn sàng điện thoại và ghi vào sổ hẹn của mình. Nếu một nhà đầu tư yêu cầu một kế hạch kinh doanh, hãy giải thích rằng mặc dù bạn muốn gặp gỡ trước khi trao tay kế hoạch chính thức, bạn vẫn sẵn sàng gởi đến nhà đầu tư một tóm lượt hai trang của kế hoạch. Những nhà đầu tư angels đầu tư vào con người, không phải phải kế hoạch. Bạn muốn gây ấn tượng đầu tiên cho nhà đầu tư về doanh nghiệp của bạn thì đó phải là bạn, không phải là một mẫu giấy. Tiếp theo, hãu chuẩn bị cho cuộc gặp! Hãy luyện tập bài tập ở nhà của bạn, điều chỉnh âm lượng giọng nói, và thậm chí trong suốt các phiên họp giới thiệu, hãy chắc chắn rằng bạn đang yêu cầu một cuộc đầu tư.

2. Tạo ra sự kích động xung quanh việc đầu tư

Sau khi có được một số nhà đầu tư angels biểu lộ sự quan tâm dù ở bất kỳ mức độ nào, ban, là doanh nhân, cần thúc đẩy sự quan tâm đó thành hành động và đầu tư. Hãy đưa ra một thời hạn cuối cùng có tính thực tế cho việc đầu tư, và sau đó, nói với những nhà đầu tư rằng việc cung cấp nguồn cổ phiếu sẽ nhanh thu nhỏ lại.

3. Luôn cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư

Một khi các nhà đầu tư đã để tiền vào công ty của bạn, mối quan hệ của bạn với các nhà đầu tư chưa chấm dứt mà chỉ mới bắt đầu. Một điều hiển nhiên, những nhà đầu tư angels có một đặc quyền bất di bất dịch là nhìn thấy doanh nghiệp của bạn thành công. Gởi họ thông tin cập nhật hàng quý. Thông báo vơi họ về những thành tích của công ty: những sự thuê mới, những hợp đồng mới, những mối quan hệ đối tác mới, những câu chuyện trên báo chí. Hãy hết sức trung thực về việc chia sẻ tin tức xấu, và biểu thị sự sẵn sàng của bạn khi nói chuyện với cá nhân những nhà đầu tư về những mối quan tâm của họ.

Những nhà đầu tư có thể là một nguồn lớn về mối quan hệ, tiếp xúc. Họ có cơ hội tiếp cận các nhà lãnh đạo kinh doanh, những ứng viên tìm việc, những đối tác tiềm năng, và các nhà đầu tư khác. Hãy cho họ biết điều mà bạn cần và họ có thể giúp đỡ bạn như thế nào. Khi xem xét lại việc tôi đã cho phép một nhà đầu tư không được mời dành lấy quyền chỉ trích tôi tại buổi trình bày giới thiệu về công ty Abuzz của tôi. Bạn có thể kết luận rằng tôi lẻ ra đã có thể đã làm tốt hơn nếu như tôi theo đúng chính lời khuyên của mình. Tôi lẻ ra đã có thể nhận biết rõ hơn về bản chất đặc tính riêng của nhà đầu tư angels, họ, rốt cuộc, cũng chỉ là con người. Lẻ ra, tôi cũng có thể đã được chuẩn bị tốt hơn.

Và mọi doanh nghiệp đều cần phải chuẩn bị trước. Nếu bạn theo đúng những hướng dẫn của tôi, bạn sẽ thực hiện phần việc của bạn để làm cho quá trình trở nên dễ quản lý, hiệu quả- và có lợi.

Tài trợ tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ: Không phải chỉ là vấn đề tiền

Tài trợ tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ: Không phải chỉ là vấn đề tiền
Tài trợ tăng cho trưởng có ý nghĩa còn hơn cả vấn đề nắm lấy tiền có sẵn từ các nguồn rõ ràng, chẳng hạn như ngân hàng hay các nhà đầu tư rủi ro. Đôi khi, bạn- nhà doanh nghiệp, nghĩ rằng cần sự tài trợ, nhưng hãy suy nghĩ lại: Có phải đó là điều bạn thật sự cần? Ở những lần khác, khi bạn đã bị thuyết phục là đúng, chính là tiền, ngu xuẩn, sẽ giúp sự khởi đầu của bạn có khả năng xử lý khối lượng lớn đơn đặt hàng dồn dập đột ngột xuất (hoặc kế hoạch kinh doanh của tôi để làm cho nó thoát khỏi bàn nhà bếp, hay công ty chưa -biết-đi-về-đâu của tôi để tiếp tục quá trình thu mua nhằm làm cho nó thành một ngôi sao, hay, hay, hay, ...), các câu hỏi cũng phức tạp như thế.

Là một nhà doanh nghiệp đang lèo lái công ty của bạn phát triển lên mức kế tiếp, bạn đang tìm kiếm không chỉ là nguồn tài trợ: Bạn cần một công cụ có khả năng nhất sẽ cho phép doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu kinh doanh chính. Thường thì công cụ đó có tính tài chính, chẳng hạn dòng tín dụng của ngân hàng hay tiền của các nhà đầu tư rủi ro. Nhưng không phải lúc nào cũng luôn như vậy. Đôi khi, công cụ đúng không hề là tiền, mà đúng hơn, thí dụ, là con người có kinh nghiệm và tinh thông chuyên môn mà bạn thiếu và công ty bạn đang rất cần.

Trong mọi trường hợp, công việc của bạn với tư cách là nhà doanh nghiệp là chọn công cụ đúng. Và làm điều liên quan với việc hỏi các câu hỏi hóc búa. Câu hỏi gay go nhất là: Có phải tôi thật sự cần tiền? Nếu câu trả lời cho câu hỏi này là Đúng, các câu hỏi tiếp theo sẽ tuôn ra một cách dễ dàng: Loại tài trợ nào và từ nhà cung cấp nào? Bao nhiêu? Và tại sao? Và điều gì đang xảy ra thay vì một phương sách khác cho công ty của tôi, hiên tại và trong tương lai, và nhất là vì tôi đang suy xét tôi muốn cuối cùng giải quyết như thế nào?

Trăn trở với các câu hỏi như trên luôn là trọng tâm trong ngành nghề kinh doanh của riêng tôi thập niên qua, như tôi đã thiết lập và xây dựng hai công ty: Image Communications Inc. (Tập đoàn truyền thông Hình ảnh), là công ty tôi bắt đầu từ năm 1986 sau khi tốt nghiệp đại học, cung cấp dịch vụ tiếp thị hợp nhất và tiếp thị tương tác trực tiếp (và các websites), cho các khách hàng công ty. Công ty Source Digital (Nguồn kỹ thuật số), đã khai trương ba năm sau cùng với một đối tác, thực hiện theo yêu cầu của khách hàng các server video kỹ thuật số, cũng cho các tổ chức lớn. Trong bảy năm qua, tổng doanh thu hàng năm của hai công ty tăng vọt gấp 15 lần, lên đến 15 triệu USD. Đạt được các mức tăng lớn như thế cần thiết phải có những quyết định cẩn trọng về nguồn tài trợ tăng trưởng. Hãy để tôi mô tả 4 điểm mà tôi cho là có tính quyết định, và giải thích tại sao tôi đã chọn "công cụ" mà tôi thực hiện.

Tài trợ cho tăng trưởng ban đầu: Tồn tại hay không tồn tại?

Năm năm rưỡi sau khi tôi khởi sự Image (công ty Hình ảnh), công ty đạt đến điểm mà tôi nhận thấy là tôi không thể tiếp tục được nữa. Dù tôi có thể khéo léo tạo nên sản phẩm và phát triển kinh doanh- tôi đã tập trung vào việc phát triển kinh doanh- tôi biết là đã đến lúc phải giải quyết trong thời gian ngắn các nhiệm vụ hậu trường, như là các công việc điều hành và tài chính thường ngày. Câu trả lời rõ ràng là phải thuê một Giám đốc điều hành, và tôi có khả năng để thực hiện điều đó. Ứng viên sáng giá là một nhà tài chính "angel", Lori Larson. Sau khi điều hành một danh mục vốn đầu tư 4 tỷ USD cho một công ty quản lý tài sản và đầu tư vào bất động sản, Larson đã sẵn sàng cho một thử thách mới. Sau nửa giờ gặp nhau, chúng tôi biết chúng tôi chính là các đối tác kinh doanh.

Tuy nhiên, xem xét sự phát triển của Image ở giai đoạn đó, tôi cảm thấy công cụ tốt nhất cho sự tăng trưởng của nó không phải là tiền của Larson, mà khả năng quản lý của bà ấy. Bà Larson có kinh nghiệm và tinh thông về tài chính mà tôi thiếu và đó chính là điều công ty cần. Khi tôi quyết định không tìm kiếm nguồn tài chính- trong trường hợp này, là tiền của bà Larson- bà và tôi đã thỏa thuận một cuộc dàn xếp có lợi cho cả đôi bên. Bà tham gia Image như là một đối tác hơn là một nhân viên, với một phần vốn nhỏ góp vào công ty. Điều này cung cấp cho tôi, nhà sáng lập doanh nghiệp, một mức độ tin cậy cần thiết. Các chương trình làm việc của chúng tôi được căn cứ theo vốn góp.

Tài trợ cho tăng trưởng trưởng nhanh: Nợ hay vốn?

Khi tôi đưa bà Larson vào Image, tôi đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thuộc loại khác tại Source Digital, công ty mà tôi là đồng sáng lập viên. Khi đã được hai năm tuổi, Source Digital đã phát triển nhanh đến mức tôi không thể theo kịp các đơn đặt hàng từ những công ty khổng lồ như Bell Atlantic. Lần này, công cụ chúng tôi cần rõ ràng là nguồn tài trợ. Công ty đã phải thanh toán trước cho các servers và các thiết bị khác mà công ty sẽ thực hiện theo yêu càu khách hàng và sau đó bán lại cho khách hàng.

Tìm kiếm nguồn tài trợ, với chiếc nón trong tay tôi tìm đến các nhà cung cấp quen thuộc. Tôi đã nói chuyện với khoảng 20 ngân hàng, cả nhiều nhà đầu tư rủi ro, và một danh sách các cá nhân. Tôi đã va phải một bức tường gạch ở các ngân hàng, họ sẽ chỉ cho vay thế chấp ở mức mà tôi có tài sản thế chấp. Thời điểm đó, cả việc sở hữu một căn nhà tôi cũng không có! Cho dù nếu có, tôi không tin vốn của tôi trong một căn nhà điển hình sẽ đủ cung cấp tài sản thế chấp để đảm bảo số tiền tôi cần. Các nhà đầu tư rủi ro thì sẵn lòng hơn- nhưng cho một giá mà tôi tin chắc là rất cao. Họ muốn có phần vốn góp nhỏ đáng kể vào Source Digital. Điều đó sẽ cho họ, tôi cảm nhận, một mức độ kiểm soát không cân xứng với sự đóng góp mà họ có khả năng thực hiện. Tôi cũng không cảm thấy thoải mái khi công ty của chúng tôi chỉ là một trong nhiều công ty thuộc danh mục vốn đầu tư các doanh nghiệp không của riêng ai.

Làm gì đây? Trước tiên, tôi quyết định Source Digital cần vay nợ thay vì huy động vốn, đặc biệt là vay tín dụng. Thứ hai, tôi muốn đồng tiền "thông minh" ("smart"), đồng tiền mà tôi xác định tính chất như là đồng tiền từ một nhà tài chính, người biết được nơi mà tôi nhắm đến, hiểu được các thị trường của tôi và công ty của tôi đang ở giao đoạn nào. Tôi là một tín đồ kiên định vào việc không nhận tiền cho chỉ mục đích để lấy được tiền. Đưa Lori Larson vào công ty, một lần nữa, lần này như nhà tài chính "angel" của chúng tôi. Bà cung cấp vốn vay tín dụng 250.000 USD, mà chúng tôi đã làm tăng lên đến 600.000 USD trong một tháng. Bà hiểu chúng tôi, và do đó, chúng tôi có thể nhảy vọt khi cơ hội gõ cửa.

Tài trợ cho tăng trưởng trong tương lai:Bên trong hay bên ngoài?

Trong thời đại ngày nay, ở cả hai công cty Image và Source Digital, chúng tôi đều tập trung vào, như họ nói, "gia tăng giá trị" cho khách hàng. Điều này có nghĩa là cung cấp công nghệ mà ít nhất ở mức tiên tiến nhất. Còn tốt hơn thế, chúng tôi muốn những đề nghị độc quyền mà sẽ đưa chúng tôi ra khỏi sự cạnh tranh. Năm vừa qua, chúng tôi đã có một cơ hội đầu tư vào hai công nghệ độc quyền vào khoảng 1 triệu USD cho mỗi công ty. Không có gì nghi ngờ là chúng tôi sẽ mua; vấn đề duy nhất là nên kêu gọi tài trợ cho việc mua hay sử dụng nguồn quỹ riêng của chúng tôi. Câu trả lời cho vấn đề này rất dễ. Công cụ chúng tôi cần ở ngay trong các két bạc của chúng tôi. Sử dụng chính tiền mặt của mình có ý nghĩa hơn vì chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm với chính mình về những gì chúng tôi đã làm với cái mà chúng tôi đã mua.

Cổ phần hóa/ lên sàn giao dịch chứng khoán: Thời điểm để huy động vốn cổ phần?

Mặc dù ở hai công ty Image và Source Digital chưa thực hiện huy động vốn cổ phần, nhưng chúng tôi không định nói là không có chỗ cho điều đó. Vì sự tăng trưởng đã đạt được, chúng tôi đang thăm dò khả năng huy động vốn cổ phần trong công chúng, và với ý ngĩ đó, chúng tôi sẽ nói chuyện lại với các nhà đầu tư rủi ro. Về điểm này, khác với giai đoạn ban đầu khi chúng tôi chỉ cần vay tín dụng để tài trợ cho việc mua các thiết bị tiên tiến, lợi ích của VC (Venture capitalist- Nhà đầu tư mạo hiểm), tôi bị thuyết phục, sẽ đồng bộ với lợi ích của chúng tôi. Khi ra công chúng, chúng tôi sẽ cần tiếp cận các thị trường vốn và mạng lưới liên lạc cần thiết để đến được các thị trường này. Lần này, các VC sẽ là công cụ.

Vì thế, khi cố thoát khỏi những tình huống khó xử riêng của bạn về việc xoay sở ở đâu để có được sự hỗ trợ tài chính cho nhu cầu của công ty để phát triển, hãy nhớ rằng cái mà bạn tìm kiếm chính là công cụ, và không nhất thiết là sự tài trợ. Khi công cụ đúng là sự hỗ trợ tài chính, hãy nhớ rằng điều mà bạn cần sau đó là đồng tiền thông minh- đồng tiền đến từ các nhà tài chính mà những lợi ích của họ cũng chính là lợi ích của chính bạn. Và hãy luôn hỏi: Họ là những điểm chỉ dẫn mà sẽ không ngừng chỉ đúng hướng cho bạn?
Người viết: Jeff Gordon
(Trung tâm Kauffman dành cho lãnh đạo doanh nghiệp)

Tìm hiểu công cụ phân tích kỹ thuật biểu đồ nến (Candlesticks)

Tìm hiểu công cụ phân tích kỹ thuật biểu đồ nến (Candlesticks)
Biểu đồ hình nến và công cụ phân tích mô hình nến Nhật Bản (Candlesticks) được sử dụng rất hiệu quả trong việc xác định thời điểm mua/ bán. Nhà đầu tư nên sử dụng công cụ này với các công cụ phân tích kỹ thuật khác để tìm hiểu động thái tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường. Hơn nữa, phương pháp này cũng thường đưa ra được những dấu hiệu cảnh báo sớm hơn các công cụ phân tích kỹ thuật khác.

Tìm hiểu phân tích cơ bản với chỉ số tài chính P/E, P/B

Tìm hiểu phân tích cơ bản với chỉ số tài chính P/E, P/B
P/E, P/B là một chỉ số được các nhà đầu tư sử dụng rất phổ biến trong phân tích tài chính, nó có ưu điểm là dễ tính và dễ hiểu, cho chúng ta biết được giá cổ phiếu đang mắc hay rẻ.

Tìm hiểu phân tích kỹ thuật qua chỉ số Stochastic Oscillator


Tìm hiểu phân tích kỹ thuật qua chỉ số Stochastic Oscillator
Ở góc độ phân tích kỹ thuật, thị trường chứng khoán được phân thành hai loại: thị trường có xu hướng (trending market) và thị trường dao động (range bound market). Đây là điều cơ bản nhất và cũng là chìa khóa để thành công trong phân tích kỹ thuật bởi thị trường sẽ chỉ ra nhóm công vụ kỹ thuật thích hợp nhất cho nhà đầu tư.

Tìm hiểu phân tích kỹ thuật với chỉ số dao động Commodity Channel Index (CCI)

Tìm hiểu phân tích kỹ thuật với chỉ số dao động Commodity Channel Index (CCI)
CCI là công cụ phân tích kỹ thuật hiện đang được các nhà đầu tư quan tâm và ứng dụng khá phổ biến trong việc đưa ra các quyết định đầu tư.

Phân tích cơ bản với hệ số nợ, hệ số thanh khoản

Phân tích cơ bản với hệ số nợ, hệ số thanh khoản
Hệ số nợ, hệ số thanh khoản phản ánh tình hình tài chính, sử dụng vốn của doanh nghiệp có hiệu quả, có hợp lý không, có đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ không.

Tìm hiểu phân tích kỹ thuật với chỉ số sức mua/bán tương đối RSI

Tìm hiểu phân tích kỹ thuật với chỉ số sức mua/bán tương đối RSI
RSI là chỉ số phổ biến và hiệu quả được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, phản ánh tương quan sức mạnh sự tăng giá và giảm giá trong một thời kỳ nhất định.

Phân tích cơ bản với hệ số hiệu quả hoạt động

Phân tích cơ bản với hệ số hiệu quả hoạt động
Các hệ số hiệu quả hoạt động là một phần quan trọng trong phân tích tài chính của một doanh nghiệp, nó cho thấy tinh hình luân chuyển hàng hóa, vốn ... trong doanh nghiệp, nó cho thấy doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu.

Tìm hiểu các chỉ số tài chính về mức sinh lợi ROA, ROE, EPS, Margin

Tìm hiểu các chỉ số tài chính về mức sinh lợi ROA, ROE, EPS, Margin
Khả năng sinh lời là thông tin trọng yếu cần phân tích khi xem xét đầu tư vào một công ty. Bởi vì doanh thu cao chưa chắc rằng nhà đầu tư sẽ nhận được cổ tức hay giá cổ phiếu tăng, trừ khi công ty có thể trả tất cả các khoản chi phí.

Phân tích kỹ thuật với đường trung bình động MACD

Phân tích kỹ thuật với đường trung bình động MACD
Biểu đồ MACD là một dạng biểu đồ khá đơn giản nhưng là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật không thể thiếu đối với dân phân tích kỹ thuật.

Phân tích kỹ thuật với dải băng Bollinger Band

Phân tích kỹ thuật với dải băng Bollinger Band
Một phương pháp xác đinh xu hướng giá của John Bollinger là một phương pháp sử dụng độ lệch chuẩn là dải băng Bollinger band.

Tìm hiểu phân tích kỹ thuật qua chỉ báo ADX

Tìm hiểu phân tích kỹ thuật qua chỉ báo ADX
ADX rất phổ biến vì nó xác định được trạng thái hiện tại của thị trường là có xu hướng hay không có xu hướng. Điều này giúp cho nhà đầu tư tránh xa những điểm yếu của các chỉ báo cũng như những cái bẫy (trap) của thị trường.