Doanh nghiệp dưới 10 người được miễn nộp thang bảng lương, định mức lao động

Doanh nghiệp dưới 10 người được miễn nộp thang bảng lương, định mức lao động
Ngày 13/09/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 121/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Bộ Luật lao động.


Theo đó, Nghị định 121/2018/NĐ-CP bổ sung Điều 8 Nghị định 49/2013/NĐ-CP về nguyên tắc xây dựng định mức lao động:

Doanh nghiệp xây dựng định mức lao động làm cơ sở để trả lương cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

Những nguyên tắc xây dựng định mức lao động tại Điều 8 Nghị định 49/2013/NĐ-CP, đó là:

- Định mức lao động được thực hiện cho từng bước công việc, từng công đoạn và toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tổ chức lao động khoa học, tổ chức sản xuất hợp lý.

- Mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc của công việc hoặc chức danh, phù hợp với cấp bậc, trình độ đào tạo của người lao động, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc thiết bị và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động.

- Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Mức lao động mới phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức. Doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động biết ít nhất 15 ngày trước khi áp dụng thử. Thời gian áp dụng thử tùy theo tính chất công việc, nhưng tối đa không quá 3 tháng và phải đánh giá việc thực hiện mức.

Trường hợp trong thời gian làm việc tiêu chuẩn, mức thực tế thực hiện tính theo sản lượng thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% so với mức được giao, hoặc mức thực tế thực hiện tính theo thời gian cao hơn 5% hoặc thấp hơn 10% so với mức được giao thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lại mức lao động.

- Mức lao động phải được định kỳ rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh mức lao động, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.

Đáng chú ý, Nghị định 121/2018/NĐ-CP đã bổ sung điểm a khoản 2 Điều 10 Chương IV Nghị định 49/2013/NĐ-CP liên quan đến thủ tục nộp thang bảng lương, định mức lao động, như sau:

"Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp".

Toàn văn Nghị định 121/2018/NĐ-CP:



Nghị định 121/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/11/2018.
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »