Thông tư 53/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 200- Chế độ kế toán doanh nghiệp



Thông tư 53/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 200- Chế độ kế toán doanh nghiệp
Ngày 21/03/2016 Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 53/2016/TT-BTC nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn về Chế độ kế toán doanh nghiệp đã và đang có hiệu lực.


Thông tư 53/2016/TT-BTC tiếp tục đề cập đến sửa đổi nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái, có những điểm đáng lưu ý sau:

1. Điểm g khoản 1 Điều 15 Thông tư số 200/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung như sau:

“g) Khi thanh lý, nhượng bán chứng khoán kinh doanh (tính theo từng loại chứng khoán), giá vốn của chứng khoán kinh doanh được xác định theo một trong các phương pháp nhập trước xuất trước hoặc bình quân gia quyền.

Doanh nghiệp phải áp dụng nhất quán phương pháp đã chọn để tính giá vốn của chứng khoán kinh doanh trong năm tài chính. Trường hợp thay đổi phương pháp tính giá vốn của chứng khoán kinh doanh, doanh nghiệp phải trình bày và thuyết minh theo quy định của chuẩn mực kế toán

2. Thay cụm từ “giá vốn bình quân gia quyền” và “giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi tính theo phương pháp bình quân gia quyền” bằng cụm từ “giá vốn tại điểm d và điểm e khoản 3 Điều 15 Thông tư số 200/2014/TT-BTC.

3. Khoản 1.3 Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1.3. Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái:

a) Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:

- Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, họp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;

- Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thanh toán:

+ Doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tể: Khi ghi nhận khoản góp vốn hoặc nhận vốn góp là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoán để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn; Khi ghi nhận nợ phải thu là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch; Khi ghi nhận nợ phải trả là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điếm giao dịch; Khi ghi nhận các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài khoản phải trả) là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.

+ Ngoài tỷ giá giao dịch thực tế nêu trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyến khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình. Tỷ giá mua bản chuyển khoản trung bình được xác định hàng ngàv hoặc hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giả bán chuyển khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại.

Việc sử dụng tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo không làm ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán.

b) Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điếm lập Bảo cáo tài chính:

- Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điếm lập Báo cáo tài chỉnh. Đối với các khoản ngoại tệ gửi ngân hàng thì tỷ giá thực tế khi đánh giá lại là tỷ giá mua của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ.

- Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả: Là tỷ giá bản ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Bảo cáo tài chính;

- Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phát sình từ các giao dịch nội bộ.

- Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giả xấp xỉ quy định tại điểm a khoản này đê hạch toán các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ, cuối kỳ ké toán doanh nghiệp sử dụng tỷ giá chuyển khoản của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch đế đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Tỷ giá chuyển khoản này có thể là tỷ giá mua hoặc bán hoặc tỷ giá mua bán chuyến khoán trung bình của ngân hàng thương mại.”

4. Thay các cụm từ “tỷ giá bình quân gia quyền đi động”, “tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền” bằng cụm từ “tỷ giá bình quân gia quyền di động hoặc tỷ giá giao dịch thực tế” tại điểm e khoản 1 Điều 12, điểm đ khoản 1 Điều 13, điểm e khoản 1 Điều 18, điểm c khoản 1 Điều 51, khoản 1.4 và điểm b, c khoản 1.5 Điều 69 Thông tư 200/2014/TT-BTC.


Một điểm đáng chú ý của Thông tư 53 là các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt.

Thông tư 53/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2016. Các doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng tỷ giá hối đoái quy định tại Điều 1 Thông tư này cho Báo cáo tài chính năm 2015.

Các quy định khác về tỷ giá tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Thông tư này.

Download Thông tư 53/2016/TT-BTC tại đây.
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »