Quy định mới về mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Quy định mới về mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Ngày 15/01/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Theo đó, hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bao gồm: Thực hiện quyền xuất khẩu; Thực hiện quyền nhập khẩu; Thực hiện quyền phân phối; Cung cấp dịch vụ giám định thương mại; Cung cấp dịch vụ logistics; Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo; Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại; Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

Được phép xuất- nhập khẩu trực tiếp

Về thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định rõ:

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền xuất khẩu, được xuất khẩu: Hàng hóa mua tại Việt Nam; hàng hóa do tổ chức kinh tế đó đặt gia công tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ra nước ngoài và khu vực hải quan riêng, trừ danh mục hàng hóa không được phép xuất khẩu.

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền nhập khẩu, được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài và khu vực hải quan riêng vào Việt Nam, nếu hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu ...

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối bán buôn, quyền phân phối bán lẻ, được bán buôn, bán lẻ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.

Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh

Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh và Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (quy định cũ thẩm quyền cấp giấy phép là UBND cấp tỉnh).

Việc lấy ý kiến Bộ công thương, Bộ quản lý ngành trước khi cấp điều chỉnh giấy phép kinh doanh được áp dụng với điểm c khoản 1 điều 5 của Nghị định và việc lấy ý kiến Bộ Công thương trước khi cấp, điều chỉnh giấy phép kinh doanh với các hoạt động quy định tại điểm b, d, đ, e, g, h và I khoản 1 điều 5 của Nghị định 09/2018/NĐ-CP.


Ngoài ra, Nghị định 09/2018/NĐ-CP mở rộng đối tượng được cấp phép kinh doanh với nhà đầu tư nước ngoài như nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước mà Việt Nam là thành viên; Nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước mà Việt Nam là thành viên nhưng không có cam kết mở cửa với hàng hóa, dịch vụ muốn kinh doanh.
...

Nghị định 09/2018/NĐ-CP có hiệu lực lực từ ngày 15/01/2018 thay thế Nghị định số 23/2007/NĐ-CP đã ban hành trước đó.

Download Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »