Quy định mới về trích lập và xử lý các khoản dự phòng từ năm 2019

Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định mới nhất về trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi năm 2019.
Ngày 08/08/2019, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 48/2019/TT-BTC hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.

Thông tư 48/2019/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 10/10/2019 và được áp dụng từ năm tài chính 2019.

Theo đó, doanh nghiệp được trích lập các khoản dự phòng tại thời điểm lập báo cáo tài chính để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ báo cáo năm để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm sau; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị hàng tồn kho, các khoản đầu tư không cao hơn giá trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

Theo Thông tư 48/2019/TT-BTC, doanh nghiệp không được trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản đầu tư ra nước ngoài.

Về dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Doanh nghiệp được trích lập hàng tồn kho được tính cho từng mặt hàng tồn kho bị giảm giá theo công thức sau:

Quy định mới về trích lập và xử lý các khoản dự phòng từ năm 2019


Trong đó:

-  Giá gốc hàng tồn kho được xác định theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

- Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho do doanh nghiệp tự xác định là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp không được trích lập bổ sung khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho;

Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp thực hiện trích thêm phần chênh lệch vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.

Về dự phòng các khoản phải thu khó đòi:

Doanh nghiệp được trích lập các khoản phải thu quá hạn thanh toán nhưng không có khả năng thu hồi căn cứ trên chứng từ gốc (Hợp đông, khế ước vay nợ, đối chiếu công nợ, bảng kê công nợ ...) với các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên.

Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm.

- 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

- 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

- 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

Xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi (doanh nghiệp nợ phá sản, giải thể, bị truy tố ...), giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.

Về dự phòng tổn thất các khoản đầu tư:

Tại thời điểm lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp được được trích lập các khoản dự phòng đối với các chứng khoán đang nắm giữ khi có bằng chứng tin cậy giá thực tế giảm sút so với giá ghi sổ. Mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được tính theo công thức sau:

Quy định mới về trích lập và xử lý các khoản dự phòng từ năm 2019

- Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp không được trích lập bổ sung khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.

- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí trong kỳ.

- Nếu số dự phòng phải trích lập kỳ này thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm chi phí trong kỳ.

- Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng riêng cho từng khoản đầu tư chứng khoán có biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá các khoản đầu tư chứng khoán làm căn cứ hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.
...

Xem & download Thông tư 48/2019/TT-BTC.
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »