Các loại thuế, phí doanh nghiệp phải nộp từ năm 2018

Doanh nghiệp cần phải nộp những loại thuế, phí nào? đó không những là những băn khoản của kế toán mà đó còn là sự quan tâm của toàn xã hội.



Việc kê khai và nộp lệ phí môn bài được thực hiện tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp nơi cá nhân, tổ chức đăng ký hoạt động kinh doanh. Biểu mẫu kê khai lệ phí môn bài ban hành kèm Nghị định 139/2016/NĐ-CP.

- Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình mới thành lập lập được cấp đăng ký thuế, mã số doanh nghiệp mã số thuế trước 06 tháng đầu năm thì mức lệ phí đóng cả năm; trong 06 tháng cuối năm mức đóng lệ phí là 50% mức lệ phí cả năm. Riêng tổ chức, cá nhân không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm dù có thành lập thời điểm nào trong năm.

- Mức lệ phí môn bài cao nhất 1 triệu đồng đối với cá nhân kinh doanh có doanh thu/năm trên 500 triệu đồng, thấp nhất 300 ngàn đối với cá nhân kinh doanh có doanh thu/năm từ dưới 300 triệu đồng. Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh có doanh thu từ dưới 100 triệu đồng/ năm; kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định; cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối ... thì không phải nộp lệ phí môn bài.

- Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh mới thành lập, thời gian kê khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh; nếu được cấp phép mà chưa hoạt động thì thời hạn là 30 ngày kể từ ngày cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh, đầu tư). 

- Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh đã hoạt động thì thời hạn nộp phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm (không phải kê khai lại lệ phí môn bài ngoại trừ có thay đổi vốn đăng ký).

Các loại thuế, phí doanh nghiệp phải nộp từ năm 2018

Theo quy định của Luật thuế hiện hành, kể từ 01/01/2016 thuế suất phổ thông áp dụng cho các doanh nghiệp thống nhất là 20%. Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.

Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm và khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động.

Một số lưu ý về kê khai thuế TNDN:

- Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

- Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.

- Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc.

- Trường hợp người nộp thuế có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.

- Đối với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty có đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc nếu đã hạch toán được doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế thì đơn vị thành viên phải kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên.

- Trường hợp đơn vị thành viên có hoạt động kinh doanh khác với hoạt động kinh doanh chung của tập đoàn, tổng công ty và hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác đó thì đơn vị thành viên khai thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên.

Một số lưu ý về kê khai thuế chuyển nhượng vốn:

1) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp được coi là một khoản thu nhập khác, doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai số thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn vào tờ khai quyết toán theo năm.

Trường hợp bán toàn bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu dưới hình thức chuyển nhượng vốn có gắn với bất động sản thì nộp thuế theo từng lần phát sinh và kê khai theo mẫu số 06/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 151/2014/TT-BTC và quyết toán năm tại nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

2) Tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) mà tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng vốn thì khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh.

Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền chuẩn y việc chuyển nhượng vốn, hoặc ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày các bên thỏa thuận chuyển nhượng vốn tại hợp đồng chuyển nhượng vốn đối với trường hợp không phải chuẩn y việc chuyển nhượng vốn.

Hồ sơ khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn:

- Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp về chuyển nhượng vốn (theo Mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC);

- Bản chụp hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt các nội dung chủ yếu: Bên chuyển nhượng; bên nhận chuyển nhượng; thời gian chuyển nhượng; nội dung chuyển nhượng; quyền và nghĩa vụ của từng bên; giá trị của hợp đồng; thời hạn, phương thức, đồng tiền thanh toán.

- Bản chụp quyết định chuẩn y việc chuyển nhượng vốn của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

- Bản chụp chứng nhận vốn góp;

- Chứng từ gốc của các khoản chi phí.

Các loại thuế, phí doanh nghiệp phải nộp từ năm 2018

Một số lưu ý về giá tính thuế: Theo quy định của Luật thuế hiện hành (Khoản 2, Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC, Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC), giá tính thuế GTGT là giá đã trừ chiết khấu thương mại.

- Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.

Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.

- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm ...

Các loại thuế, phí doanh nghiệp phải nộp từ năm 2018
Cá nhân cư trú: Người có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch. Hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; người có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam. Bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Thuế TNCN phải nộp được xác định theo biểu thuế lũy tiền từng phần (như trên). Trong đó, thu nhập chịu thuế (TNCT) là tổng thu nhập sau khi đã giảm trừ gia cảnh.

Cá nhân không cư trú: Người không đủ điều kiện cá nhân cư trú. Thuế TNCN phải nộp được xác định tổng thu nhập (tổng lương, tiền công) tại Việt Nam nhân (x) thuế suất 20%. Cá nhân không cư trú không được giảm trừ gia cảnh.

Các loại thuế, phí doanh nghiệp phải nộp từ năm 2018

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2017 thì các đối tượng tham gia bảo hiểm được quy định như sau:

- Cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN, BHTN: Là người làm việc theo hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, kể cả với người đại diện lao động dưới 15 tuổi; Cán bộ viên chức, công chức; người quản lý doanh nghiệp, điều hành hợp tác xã có hưởng lương.

- Chỉ tham gia BHXH, BHTNLĐ-BNN (áp dụng từ 01/01/2018): Là người làm việc theo hợp đồng lao động từ 01 tháng đến dưới 03 tháng; Người lao động nước ngoài có chứng chỉ, giấy phép hành nghề; Riêng lao động có hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên đóng BHYT bắt buộc.

- Chỉ tham gia quỹ hưu trí, tử tuất: Người lao động làm việc ở nước ngoài; lao động không chuyên trách, xã, phường; Người lao động đang bảo lưu đóng BHXH;

- Lao động đang học tập, công tác trong và ngoài nước có hưởng lương thuộc diện tham gia BHXH, BHYT bắt buộc; 

- Người giao kết nhiều hợp đồng lao động: Đóng BHXH, BHTN theo hợp đồng giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo hợp đồng có mức tiền lương cao nhất; Nếu đã đóng BHXH, BHTNLĐ-BNN tại một nơi thì người sử dụng lao động nơi khác chỉ đóng BHTNLĐ-BNN.

*Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm:

+ Tiền lương do đơn vị quyết định: căn cứ đóng là tiền lương ghi trên hợp đồng lao động, bao gồm: Mức lương ghi trong hợp đồng lao động; Phụ cấp lương (như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự); Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

+ Đối với tiền lương do Nhà nước quy định: Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) tính trên mức lương cơ sở; Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở.

***
Các văn bản pháp lý:

Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ tài chính.
Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ tài chính.
Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ tài chính.
Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ.
Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ tài chính.
Quyết định 595/BHXH ngày 14/04/2017, do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »