Lao động nghỉ việc trong tháng, tính đóng bảo hiểm thế nào?

Lao động nghỉ việc trong tháng, tính đóng bảo hiểm thế nào?
Người lao động khi nghỉ việc trong tháng, nếu doanh nghiệp báo giảm lao động về cơ quan bảo hiểm chậm có thể sẽ đóng bảo hiểm y tế hết tháng đó.

Người lao động nghỉ việc trong tháng (không đủ tháng) có phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTN-BNN?

Theo Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

“Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. 

3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Như vậy, nếu doanh nghiệp báo giảm lao động kịp thời về cơ quan bảo hiểm khi người lao động nghỉ việc, nếu:

- Người lao động nghỉ việc và không làm việc từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không thuộc đối tượng đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTN-BNN. Điều này cũng đúng với trường hợp người lao động nghỉ việc không lương.

- Người lao động nghỉ việc mà trong tháng có thời gian làm việc từ 16 ngày trở lên thuộc đối tượng đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTN-BNN của tháng đó.

Tuy nhiên, thực tế những doanh nghiệp có nhiều lao động việc báo giảm lao động ngay khi nghỉ việc là không khả thi do biến động lao động nhiều, phải lập danh sách báo giảm lao động theo từng đợt.

Báo giảm lao động chậm khi lao động nghỉ việc thì doanh nghiệp đóng các khoản bảo hiểm như thế nào?

Theo khoản 2.1, mục 2 Công văn số 3881/BHXH-ST ngày 07/10/2016 của BHXH Việt Nam quy định như sau:

"Khi có phát sinh tăng, giảm người tham gia BHYT, đơn vị phải kịp thời lập danh sách tăng, giảm gửi cơ quan BHXH theo mẫu quy định ... Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó".

Như vậy, trường hợp lao động nghỉ việc có thời gian không làm việc từ 14 ngày trở lên trong tháng mà doanh nghiệp lập danh sách báo giảm lao động chậm thì doanh nghiệp không phải đóng BHXH, BHTN, BHTN-BNN nhưng phải đóng số tiền BHYT của cả tháng đó và thẻ BHYT được sử dụng đến hết tháng đó.

Hiện nay, cơ quan bảo hiểm xã hội không thu hồi thẻ BHYT các trường hợp báo giảm lao động của doanh nghiệp.
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »