Hiển thị các bài đăng có nhãn Bảo hiểm-Tiền lương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bảo hiểm-Tiền lương. Hiển thị tất cả bài đăng

Một số điểm mới của Luật BHYT năm 2025

Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) được Quốc hội thông qua chiều 27/11/2024 (với 446/455 ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành), hiệu lực từ ngày 01/07/2025.

Luật BHYT mới nhất năm 2025


 Luật này có một số điểm mới nổi bật như sau:

Bệnh hiểm nghèo được chuyển thẳng lên cấp chuyên sâu

Theo đó, người tham gia BHYT được hưởng 100% mức bảo hiểm trong các tình huống sau: Khám chữa bệnh tại cơ sở đăng ký ban đầu trong cả nước; khám chữa bệnh nội trú tại cơ sở có BHYT cấp cơ bản trong toàn quốc; khám chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở có BHYT cấp cơ bản, cấp chuyên sâu trước ngày 1/1/2025 đã được cơ quan có thẩm quyền xác định là tuyến huyện.

Đặc biệt, một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám chữa bệnh cấp chuyên sâu. Luật mở rộng phạm vi quyền lợi cho người có thẻ BHYT, điều trị bệnh lác và tật khúc xạ mắt cho người dưới 18 tuổi; mở rộng phạm vi hưởng BHYT với hình thức khám, chữa bệnh từ xa, y học gia đình, khám chữa bệnh tại nhà.

Bổ sung thêm một số đối tượng được tham gia BHYT

Ngoài việc giữ nguyên các đối tượng tham gia BHYT được quy định tại luật hiện hành, Luật mới bổ sung nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản để động viên, khích lệ và có chính sách thỏa đáng với đội ngũ chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng sâu, xa. Điều chỉnh trách nhiệm và phương thức, thời hạn đóng BHYT, thời hạn thẻ có giá trị sử dụng.

Được hưởng 100% quyền lợi khi khám chữa bệnh tuyến ban đầu

Luật sửa đổi quy định chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo cấp chuyên môn của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023. Theo đó, một số trường hợp đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu ở bất kỳ đâu nhưng đến trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực, trung tâm y tế huyện cũng hưởng 100% quyền lợi.

Điều chuyển thuốc BHYT giữa các bệnh viện

Luật BHYT sửa đổi bổ sung cơ chế thanh toán thuốc, thiết bị y tế được điều chuyển giữa các cơ sở khám chữa bệnh và thanh toán chi phí dịch vụ cận lâm sàng được chuyển đến cơ sở khác trong trường hợp thiếu thuốc, thiết bị y tế. Luật cũng quy định cơ chế để quỹ BHYT thanh toán cho các trường hợp này.

Cấp BHYT điện tử từ ngày 01/01/2025

Luật bổ sung quy định về cấp BHYT điện tử, quy định kiểm toán nhà nước kiểm toán Báo cáo quyết toán chi tổ chức và hoạt động BHYT của cơ quan BHXH hằng năm để đồng bộ với Luật BHXH.

...

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.

(Ketoan.biz tổng hợp)

Nghỉ việc, có được hưởng trợ cấp thôi việc cho khoảng thời gian thử việc?

Theo Bộ luật lao động hiện hành, thì người sử dụng lao động nếu không đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thì khi người lao động nghỉ việc, doanh nghiệp phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.

Trợ cấp thôi việc là 2 tháng, được tính bằng ½ năm.

Vậy thời gian thử việc- là thời gian doanh nghiệp không đóng bảo hiểm thất nghiệp thì khi nghỉ việc, ngoài trợ cấp thất nghiệp được hưởng theo quy định pháp luật, người lao động có được doanh nghiệp tính và trả trợ cấp thôi việc khoảng thời gian này? Chúng ta cần tìm hiểu thêm các căn cứ pháp luật để làm rõ vấn đề này.

Thời gian thử việc có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Theo Điều 43 Luật việc làm năm 2013 quy định việc đóng bảo hiểm thất ngiệp như sau:

Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.”

Như vậy, khi người lao động làm việc theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên thì mới thuộc trường hợp đóng hiểm thất nghiệp. Do đó, người lao động đang làm việc theo hợp đồng thử việc (không quá 60 ngày) thì không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc pháp luật quy định thế nào?

Theo Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 thì các trường hợp sau đây sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc:

"Điều 46. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này."

Khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và khoản 10 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

"Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

...

6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

...

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.

..."

Theo đó, người lao động đã làm việc thường xuyên cho công ty từ đủ 12 tháng trở lên và thuộc các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động nêu trên thì được hưởng trợ cấp thôi việc.

Mốc thời gian tính, hưởng trợ cấp thôi việc bắt đầu từ lúc nào?

Theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó:

- Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động.

>> Quyền lợi và nghĩa vụ các bên liên quan đến hợp đồng thử việc

>> Cách tính trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp

- Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp.

- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.

Như vậy, thời gian thử việc được tính là thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động để tính trả trợ cấp thôi việc. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 6 tháng được tính bằng ½ năm.

Do đó, trường hợp lao động người lao động đã làm việc thường xuyên cho công ty từ đủ 12 tháng trở lên và chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10, Điều 34 Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động cả đối với thời gian thử việc, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là 2 tháng, được tính bằng ½ năm.

Ketoan.biz

Trợ cấp thất nghiệp: cách tính thời gian, mức hưởng và kiện được hưởng

Cách tính thời gian, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp


Quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Bạn Huỳnh Văn Niên (Thuận Thành, Bắc Ninh) hỏi: Tôi có thời gian 40 tháng làm việc trong doanh nghiệp nhưng chưa hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Sau khi chuyển sang đơn vị mới được 4 tháng thì nghỉ việc và vẫn đóng đầy đủ BH thất nghiệp. Vậy, tôi có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

- Trả lời:

Khoản 1, Điều 45 Luật Việc làm quy định: Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng BH thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Đối chiếu với quy định nêu trên và thông tin bạn cung cấp thì bạn đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 44 tháng. Tuy nhiên, bạn không cung cấp cụ thể về diễn biến quá trình đã đóng bảo hiểm thất nghiệp nên theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm trường hợp của bạn sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đủ các điều kiện sau:

- Chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định của pháp luật (trừ trường hợp hưởng lương hưu, trợ cấp mức sức lao động hàng tháng).

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động nếu làm việc theo hợp đồng lao động có từ 12 tháng trở lên hoặc trong thời gian 36 tháng nếu làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời gian từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.

- Đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng.

Cách tính thời gian, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Bạn Vũ Đức Lợi (Bình Thuận) hỏi: Tôi đã đóng BH thất nghiệp được 5 năm. Do công ty gặp khó khăn, nên chấm dứt hợp đồng lao động đối với tôi. Vậy tôi được hưởng trợ cấp thất nghiệp bao nhiêu tháng, mức hưởng như thế nào?

- Trả lời:

Khoản 2, Điều 45 Luật Việc làm năm 2013 quy định:

Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp do: Tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; bị Tòa án tuyên bố mất tích; bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

Cách tính thời gian, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Điều 50 Luật Việc làm năm 2013 quy định về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp:

1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do chủ sủ dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Điều 51 Luật Việc làm quy định về chế độ BHYT:

1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT.

2. Tổ chức BHXH đóng BHYT cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Căn cứ các quy định trên, trường hợp của bạn sẽ được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng 5 tháng trên số thời gian đóng BH thất nghiệp và được hưởng chế độ về BHYT trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Số thời gian đã tính hưởng trợ cấp thất nghiệp này sẽ không được tính cho lần sau. Việc hưởng trợ cấp thất nghiệp không bị ảnh hưởng đến thời gian đã đóng BHXH bắt buộc để tính hưởng các chế độ BHXH đối với bạn.

Theo Tapchibaohiemxahoi

Lao động nữ được "bù" lương hưu từ năm 2018

Lao động nữ được "bù" lương hưu từ năm 2018
Ngày 07/11/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 153/2018/NĐ-CP quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng.