Mức lương tối thiểu vùng: Việt Nam và Asean khác biệt thế nào?

Sau cuộc họp lần thứ ba diễn ra vào ngày 3/9, Hội đồng tiền lương quốc gia đã chốt mức tăng lương tối thiểu vùng cho năm 2016 là 12,4%, cụ thể:

Vùng I: 3.500.000 đồng, tăng 400.000 đồng so với năm 2015

Vùng II: 3.100.000 đồng, tăng 350.000 đồng so với năm 2015

Vùng III: 2.700.0000 đồng, tăng 300.000 đồng so với năm 2015

Vùng IV: 2.400.000 đồng, tăng 250.000 đồng so với năm 2015


Phương án này sẽ được trình lên Thủ tướng xem xét và phê duyệt, nếu không có gì thay đổi, sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.

Chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2016 là 12,4%

Nến mức điều chỉnh này được Thủ tướng thông qua, dự kiến mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 sẽ cao gấp đôi mức tăng trưởng GDP (dự báo) là 6,2%; lạm phát năm 2016 được dự báo là 4%.

Mặt khác, đây cũng là mức tăng thấp nhất trong 4 năm gần đây. Mức tăng lương năm 2012 là 29%; năm 2013 là 17,5%; năm 2014 là 15% và năm 2015 là 15,1%.

Năm 2015, mức lương tối thiểu vùng I là 3.500.000 VNĐ/tháng. Nếu theo lộ trình tăng lương hiện tại, đến năm 2020, mức lương tối thiểu vùng I sẽ đạt 5.100.000 VNĐ/tháng.

Mức lương tối thiểu vùng: Việt Nam và Asean khác biệt thế nào?
Mức lương tối thiểu vùng của Việt Nam từ năm 2011-2015; dự kiến đến năm 2020

Trong khi đó, theo báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), kể từ năm 2008, mức tăng năng suất lao động của Việt Nam chỉ đạt trung bình 3,3%; thấp hơn so với mức 5,2% giai đoạn 2002-2007.

Cụ thể, năng suất lao động của Việt Nam chỉ đạt 61,4% mức trung bình ASEAN; bằng 12% Singapore; 22% Malaysia và bằng 40% Thái Lan. Trong ASEAN, năng suất lao động của Việt Nam chỉ cao hơn Lào và Campuchia.

Đồng thời, kết quả nghiên cứu của ILO cũng cho biết, chỉ có gần 20% người lao động Việt Nam được đào tạo bài bản. Trong khi đó, rất nhiều công nhân Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

Các nước láng giềng đang áp dụng mức lương tối thiểu thế nào?

Theo thống kê năm 2014, trong khu vực ASEAN, mức lương tối thiểu của Lào thấp nhất (78USD/tháng); theo sau đó là Campuchia (100USD/tháng) đối với ngành dệt may và da giày. Trong khi đó, mức lương tối thiểu của Thái Lan cao hơn (237 USD/tháng).

Mức lương tối thiểu vùng của Việt Nam cách biệt không lớn (từ 90-128USD/tháng). Tương tự như thế, mức lương tối thiểu vùng của Malaysia dao động từ 244-275USD/tháng.

Ngược lại, Philipines và Indonesia có mức chênh lệch khác lớn giữa lương tối thiểu của các vùng. Tại Indonesia, lương tối thiểu ở vùng Purworejo là 74USD/tháng và lên đến 199USD/tháng ở Jakarta.

Mức lương tối thiểu vùng: Việt Nam và Asean khác biệt thế nào?
Mức lương tối thiểu vùng của các quốc gia ASEAN (Nguồn: ILO)

Mặc dù các quốc gia đều đang nỗ lực khắc phục những bất đồng trong chính sách tiền lương tối thiểu, song vẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết. Chẳng hạn, tại Campuchia, mâu thuẫn về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu giữa các ngành công nghiệp khiến bạo động xảy ra ở nhiều nhà máy, xí nghiệp…

Bên cạnh đó, việc tăng lương tối thiểu tại một số quốc gia không được điều chỉnh thường xuyên cũng gây ra nhiều bất cập. Tại Thái Lan, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu giai đoạn 2012-2013 đã nhiều lần bị trì hoãn mặc dù nền kinh tế nước này liên tục đạt mức tăng trưởng cao và năng suất lao động được cải thiện.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc tăng lương tối thiểu sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, việc này sẽ ảnh hưởng thế nào đến doanh nghiệp và doanh nghiệp cần làm gì để thích ứng với điều này?

Đương nhiên, việc tăng lương sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư thêm công nghệ và nâng cao kỹ năng cho công nhân nhằm tăng năng suất lao động, cũng như tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị.

(Theo Tri Thức Trẻ)

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »