Hiển thị các bài đăng có nhãn Trang chính. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trang chính. Hiển thị tất cả bài đăng

Hướng dẫn sử dụng eTax Mobile cho người nộp thuế là cá nhân

Hướng dẫn sử dụng eTax Mobile cho người nộp thuế là cá nhân
Cục thuế TP. Hồ Chí Minh đã chính thức triển khai ứng dụng Thuế điện tử cho thiết bị di động cho cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau đây là toàn bộ nội dung Tài liệu: “Hướng dẫn sử dụng eTax Mobile cho người nộp thuế là cá nhân” được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh:

I. Giới thiệu về eTax Mobile

1.1 ETax Mobile là gì?

- Là ứng dụng Thuế điện tử trên nền tảng thiết bị di động dành cho người nộp thuế là cá nhân sử dụng hệ điều hành IOS, Android.

1.2 Đối tượng sử dụng eTax Mobile

 - Cá nhân kinh doanh, Hộ kinh doanh (Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai); Cá nhân có thu nhập từ cho thuê tài sản;

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công; đầu tư vốn; chuyển nhượng vốn; trúng thưởng; thừa kế; quà tặng; bản quyền; nhượng quyền thương mại.
Cá nhân có nghĩa vụ tài chính về đất.
Cá nhân có nghĩa vụ về lệ phí trước bạ phương tiện.

1.3 Lợi ích việc sử dụng

+ Quản lý tài khoản: Đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế; Thay đổi thông tin đăng ký tài khoản.

+ Nộp thuế điện tử: Nộp thuế thông qua liên kết với các Ngân hàng đã kết nối với Tổng cục Thuế. Tổng cục Thuế tiếp tục triển khai mở rộng cho các Ngân hàng khác theo nhu cầu của các Ngân hàng.

+ Tra cứu: Tra cứu nghĩa vụ thuế còn phải nộp (thuế thu nhập cá nhân, nghĩa vụ tài chính về đất đai, LPTB phương tiện); Tra cứu chứng từ; Tra cứu hồ sơ: Hồ sơ khai thuế; Hồ sơ quyết toán thuế; Hồ sơ đăng ký thuế; LPTB ô tô, xe máy. Tra cứu thông báo xử lý hồ sơ; LPTB ô tô, xe máy; Tra cứu thông tin người phụ thuộc; Tra cứu thông tin NNT; Tra cứu ngân hàng ủy nhiệm thu; Tra cứu ngân hàng, tra cứu địa chỉ cơ quan thuế.

+ Các tiện ích cho NNT như: Công cụ tính thuế TNCN, Bảng giá LPTB ô tô, xe máy; Tin tức; Thiết lập cá nhân và hỗ trợ.

(Đính kèm chi tiết tại Phụ lục I công văn số 4899/TCT-DNNCN ngày 14/12/2021 của Tổng Cục Thuế).

II. Hướng dẫn cài đặt

1. Cách sử dụng eTax Mobile

Cá nhân sử dụng điện thoại thông minh có hệ điều hành IOS hoặc Android

Ứng dụng eTax mobile hỗ trợ các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành IOS phiên bản từ 9.0, Android phiên bản từ 4.1 trở lên. Để sử dụng ứng dụng, người nộp thuế tải phẩn mềm eTax Mobile tại các kho ứng dụng của Apple (cho IOS) hoặc Google (cho Android) và cài đặt lên thiết bị di động.

Để có thể tương tác với cơ quan thuế, sử dụng các tiện ích hỗ trợ trên ứng dụng eTax Mobile trên điện thoại, NNT cần thực hiện tải ứng dụng và đăng nhập tài khoản eTax Mobile cá nhân.

2. Đăng ký tài khoản giao dịch điện tử qua eTax Mobile

Sau khi cài đặt ứng dụng, người nộp thuế đăng nhập ứng dụng bằng tài khoản  giao dịch thuế điện tử đã đăng ký với cơ quan thuế.

Trường hợp chưa có tài khoản giao dịch điện tử, người nộp thuế có thể đăng ký tạo tài khoản theo một trong các cách như sau: Cách 1: NNT đăng ký trực tuyến và đến trực tiếp CQT để được phê duyệt và kích hoạt tài khoản giao dịch thuế điện tử; Cách 2: Đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử qua cổng dịch vụ công quốc gia; Cách 3: NNT đăng ký trực tiếp tại cơ quan Thuế, cụ thể:

Cách 1

Người nộp thuế (NNT) đăng ký trực tuyến và đến trực tiếp CQT để được phê duyệt và kích hoạt tài khoản giao dịch thuế điện tử (theo hướng dẫn sau )

Bước 1: NNT truy cập vào đường dẫn https://canhan.gdt.gov.vn/, NNT chọn “Đăng ký”, màn hình hiển thị thông tin đăng ký tài khoản như sau:

- Mã số thuế: NNT nhập mã số thuế dùng đế đăng ký tài khoản.

- Mã kiểm tra: Nhập chính xác mã kiểm tra hiển thị trên màn hình. Nếu nhập sai, hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo: “Mã xác thực không đúng. Vui lòng nhập lại!”

- NNT tích chọn “Cá nhân” nếu MST đã nhập là của cá nhân hoặc tích chọn và “Tổ chức” nếu MST đã nhập là của tổ chức.

- NNT nhấn “Đăng ký”.

Bước 2: NNT nhập thông tin Số điện thoại, Email, Mã xác nhận.

- Tại màn hình hiển thị thông tin đăng ký tài khoản, hệ thống tự động hiển thị các thông tin Mã số thuế, Tên cá nhân, Tỉnh/thành phố cư trú, Chứng minh thư, Cơ quan thuế quản lý và không cho phép sửa như sau:

- NNT phải thực hiện nhập đầy đủ các thông tin:

+ Số điện thoại: NNT nhập số điện thoại hợp lệ và không được để trống.
+ Email: NNT nhập địa chỉ thư điện tử email hợp lệ (VD: nguyenthinga@gmail.com), không được bỏ trống.
+ Mã xác nhận: NNT nhập chính xác mã xác nhận do CQT cấp tại thư ngỏ.

Lưu ýTrường hợp chưa được CQT cấp mã xác nhận, thông tin Mã xác nhận để trống. Trường hợp mã xác nhận đã được cấp bởi CQT, NNT bắt buộc phải nhập thông tin trường Mã xác nhận, nếu nhập sai thông tin thì hệ thống sẽ hiển thị cảnh báo: “Mã xác nhận không đúng. Vui lòng nhập lại mã xác nhận!

- Sau khi nhập đầy đủ thông tin, NNT nhấn “Tiếp tục”.

Bước 3: Hệ thống hiển thị “Tờ khai Đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử” - mẫu số 01/ĐK_TĐT như sau, NNT kiểm tra thông tin và nhấn “Hoàn thành đăng ký”.

- Trường hợp NNT có mã xác nhận của CQT: Hệ thống thông báo hoàn thành đăng ký và gửi mẫu thông báo 01/TB-TĐT vào hòm thư điện tử và gửi mật khẩu đăng nhập vào số điện thoại đăng ký của NNT.

- Trường hợp NNT chưa có mã xác nhận của CQT: Hệ thống đưa ra thông báo “Để bảo mật thông tin, đề nghị bạn đến CQT gần nhất để hoàn thành đăng ký (cần mang theo chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu)”.


+ NNT đến bộ phận Một cửa, cung cấp mã số thuế cho cán bộ thuế (CBT) đồng thời cung cấp cho CBT thông tin số điện thoại, địa chỉ email (nếu có thay đổi) để CBT xác nhận tài khoản. NNT nhận bản đăng ký mẫu 01/ĐK-TĐT do CBT in từ ứng dụng, kiểm tra lại thông tin và ký vào bản đăng ký gửi CBT.

Cách 2

Đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử qua cổng dịch vụ công quốc gia

Bước 1: NNT đăng nhập vào cổng DVCQG theo đường dẫn, sau đó vào chức năng “Thanh toán trực tuyến” > “Nộp thuế cá nhân/Trước bạ” > “Kê khai thuế cá nhân”.

Bước 2: NNT nhập thông tin “Đăng ký tài khoản cá nhân”.


- Mã số thuế: Tự động hiển thị theo MST từ Cổng DVCQG. Trường hợp thông tin MST không hiển thị thì NNT bắt buộc phải nhập thông tin MST.

- Mã kiểm tra: Nhập chính xác mã kiểm tra trên màn hình. Nếu nhập sai hệ thống hiển thị cảnh báo để NNT thực hiện lại.

- NNT tích chọn “Cá nhân” nếu MST đã nhập là của cá nhân hoặc tích chọn và “Tổ chức” nếu MST đã nhập là của tổ chức.

- NNT nhấn “Đăng ký”.

Bước 3: NNT kiểm tra và nhập thông tin tại màn hình hiển thị “Thông tin đăng ký tài khoản cá nhân”.

- Trường hợp CMT/CCCD của NNT đã đăng ký với Cổng DVCQG khác với CMT/CCCD theo thông tin MST: Hệ thống hiển thị ra cảnh báo: “Số CMTND/CCCD không khớp giữa Cổng DVCQG với thông tin của cơ quan thuế. Đề nghị NNT thực hiện thay đổi thông tin với cơ quan thuế” và không cho NNT đăng ký.

- Trường hợp CMT/CCCD của NNT đã đăng ký với Cổng DVCQG trùng khớp với CMT/CCCD theo thông tin MST: Hệ thống tự động hiển thị các thông tin Mã số thuế, Tên cá nhân, Tỉnh/thành phố cư trú, Chứng minh thư, Cơ quan thuế quản lý theo thông tin MST:


+ Đồng thời, hệ thống tự động hiển thị số điện thoại và thư điện tử Email theo thông tin Cổng DVCQG; nếu không có Email thì đề nghị NNT nhập thông tin.

- NNT nhấn “Tiếp tục”.

Bước 4: Hệ thống hiển thị “Tờ khai Đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử” - mẫu số 01/ĐK_TĐT như sau, NNT kiểm tra thông tin và nhấn “Hoàn thành đăng ký”.

- Hệ thống hiển thị thông báo “Bạn đã đăng ký tài khoản thành công”. Đồng thời, NNT nhận được tin nhắn vào số điện thoại thông tin MST và mật khẩu tài khoản như sau: “Ban da dang ky thanh cong, tai khoan: “MST”, “MK” :xxx”.



Bước 5: NNT đăng nhập vào hệ thống iCanhan, thực hiện đổi mật khẩu và thực hiện các giao dịch điện tử với cơ quan thuế.

Cách 3: NNT đăng ký trực tiếp tại cơ quan Thuế

NNT nộp Tờ khai mẫu 01/ĐK-TĐT và Giấy tờ tùy thân như Chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân tại bộ phận Một cửa, CBT kiểm tra thông tin trên tờ khai so với các giấy tờ kèm theo:

- Trường hợp thông tin (SĐT, E-mail) đầy đủ và hợp lệ, CBT thực hiện tạo và gửi thông tin tài khoản giao dịch điện tử cho NNT qua số điện thoại và địa chỉ thư điện tử mà NNT đã đăng ký.

- Trường hợp NNT khai thiếu thông tin (SĐT hoặc E-mail): CBT thực hiện tạo và cấp mã xác nhận cho NNT. NNT sử dụng mã xác nhận này để hoàn tất thủ tục đăng ký. Hệ thống yêu cầu nhập mã xác nhận mà NNT đã nhận từ CQT. NNT nhập mã xác nhận đã được CQT cấp. Hệ thống gửi thông tin tài khoản, mật khẩu về số điện thoại và địa chỉ thư điện tử mà NNT đã đăng ký.

III. Cách Đăng Ký tài khoản giao dịch nộp thuế điện tử qua eTax Mobile

Để đăng nhập vào eTax Mobile gồm các bước sau:

Bước 1: Người nộp thuế truy cập vào hệ thống eTax Mobile. Chọn chức năng Đăng ký ngay. Hệ thống hiển thị màn hình đăng ký tài khoản bao gồm các thông tin: Mã số thuế, Mã captcha.

Bước 2: Người nộp thuế nhập đầy đủ các thông tin, nhấn Tiếp tục, hệ thống hiển thị màn hình thông tin của Mã số thuế. Người nộp chọn loại giấy tờ, nhập thông tin số giấy tờ, số điện thoại, email, chọn Tiếp tục.

Bước 3: Người nộp thuế chọn Ngân hàng nơi mở tài khoản; Phương thức và Số tài khoản/Số thẻ, chọn Tiếp tục.

Bước 4: Người nộp thuế nhập thông tin Ngân hàng xong, chọn Tiếp tục. Trường hợp Ngân hàng phản hồi kết quả xác thực thành công, hệ thống hiển thị màn hình nhập mã OTP. Trường hợp Ngân hàng phản hồi kết quả xác thực không thành công, hệ thống sẽ thông báo để NNT biết để kiểm tra và sửa đổi thông tin.

Bước 5: Người nộp thuế nhập mã OTP xác thực. Hệ thống hiển thị màn hình thông báo kết quả đăng ký thành công, người nộp thuế sẽ nhận được email, tin nhắn thông báo tài khoản.

Bước 6: Trường hợp Người nộp thuế không chọn Ngân hàng, chọn Tiếp tục. Hệ thống hiển thị màn hình hoàn thành đăng ký và thông báo NNT đến Cơ quan thuế để làm thủ tục kích hoạt tài khoản.

IV. Cách nộp thuế qua eTax Mobile

Bước 1: Thực hiện chọn tài khoản Ngân hàng liên kết để nộp thuế: Vào Nộp thuế → Liên kết tài khoản, hệ thống hiển thị các Ngân hàng đã liên kết với Cơ quan thuế, người dùng nhập các thông tin sau:


Bước 2: Nộp thuế

NNT đăng nhập vào hệ thống thành công, chọn menu Nộp thuế → Nộp thuế  → Tra cứu thông tin khoản nộp à Chọn loại thuế thanh toán trong danh mục.

+ Thuế của cá nhân (Thuế TNCN từ tiền lương tiền công, thuế hộ kinh doanh, thuế phi nông nghiệp,…), sau đó nhấn Tra cứu + LPTB phương tiện(Lệ phí trước bạ phương tiện ô tô/xe máy) : LPTB phương tiện thì NSD bắt buộc phải nhập mã hồ sơ, sau đó nhấn Tra cứu
 

Bước 3: Lựa chọn Ngân hàng thanh toán

- Hệ thống hiển thị kết quả Tra cứu thông tin khoản nộp theo loại thuế thanh toán đã chọn.


Hệ thống hiển thị màn hình Thông tin chi tiết của khoản nộp, NNT có thể chọn 1 hoặc nhiều khoản thuế cần nộp và ấn nút Xác nhận số tiền thanh toán.

Hệ thống hiển thị màn hình chọn Ngân hàng, nhấn Tiếp tục, chọn Phương thức thanh toán: số tài khoản/số thẻ thanh toán, sau đó nhấn Thanh toán.

Bước 4: Nhập mã OTP để hoàn thành việc nộp thuế.

- Hệ thống hiển thị màn hình nhập mã OTP (đã được Ngân hàng gửi đến số điện thoại).

- NNT Nhập mã OTP, sau đó nhấn Hoàn thành.

- Nếu mã OTP hợp lệ. Hệ thống hiển thị màn hình thông báo Thành công.

Danh mục báo cáo thuế định kỳ áp dụng từ tháng 07/2022

Danh mục báo cáo thuế năm 2022

Ngày 15/07/2022, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1421/QĐ-BTC công bố Danh mục báo cáo định kỳ trong lĩnh vực thuế được áp dụnjg từ ngày ký, tức 15/07/2022.

Theo đó, Quyết định 1421/QĐ-BTC công bố 01 Chế độ báo cáo mới ban hành, 04 Chế độ báo cáo thay thế, bãi bỏ 03 Chế độ báo cáo trong lĩnh vực thuế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Quyết định số 1898/QĐ-BTC ngày 25/09/2021 về công bố Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính.

Cụ thể:

1. Báo cáo định kỳ mới ban hành:

STT    Tên Báo cáo Văn bản QPPL quy định chế độ báo cáo
(1) (2) (3)
BÁO CÁO CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN GỬI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Lĩnh vực thuế
1 Báo cáo tình hình sử dụng biên lai thu phí, lệ phí (Đối với biên lai điện tử) Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ

2. Báo cáo định kỳ thay thế:

STT      Tên Báo cáo định kỳ được thay thế Báo cáo định kỳ thay thếVăn bản QPPL quy định nội dung thay thế chế độ báo cáo
(1) (2) (3)(4)
BÁO CÁO CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN GỬI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Lĩnh vực thuế
1 Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơnNghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ
2 Báo cáo tình hình sử dụng biên lai thu phí, lệ phí Báo cáo tình hình sử dụng biên lai thu phí, lệ phí (Đối với biên lai giấy)Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ
3 Báo cáo tình hình sử dụng tem rượu sản xuất trong nước Bảng tổng hợp dữ liệu tem điện tử gửi cơ quan thuếThông tư số 23/2021/TT- BTC ngày 30/3/2021 của Bộ Tài chính
4 Báo cáo về việc truyền hóa đơn điện tử Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử gửi cơ quan thuếNghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ

3. Báo cáo định kỳ bãi bỏ:

STT       Tên Báo cáo Văn bản QPPL quy định việc bãi bỏ chế độ báo cáo
(1) (2) (3)
BÁO CÁO CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN GỬI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Lĩnh vực thuế
1 Báo cáo nhận in/cung cấp phần mềm tự in hóa đơn Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ
2 Báo cáo nhận in/cung cấp phần mềm tự in biên lai/cung cấp giải pháp biên lai điện tử Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ Thông tư số 78/2021/TT-BT ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính
3 Bảng kê thanh toán biên lai (Mẫu CTT 25/AC) Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ Thông tư số 78/2021/TT-BT ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính

Trong đó, đối tượng thực hiện Báo cáo tình hình sử dụng biên lai thu phí, lệ phí (đối với biên lại điện tử) là tổ chức thu phí, lệ phí. Đối với Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, đối tượng thực hiện là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ/ cá nhân kinh doanh. Báo cáo tình hình sử dụng biên lại thu phí, lệ phí (đối với biên lai giấy) đối tượng thực hiện là tổ chức thu phí, lệ phí. Các báo cáo này được thực hiện theo quý.

Bảng tổng hợp dữ liệu tem điện tử gửi cơ quan thuế đối tượng thực hiện báo cáo là các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất rượu để tiêu thụ trong nước thực hiện theo tháng. 

Riêng đối với Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử gửi cơ quan thuế, đối tượng thực hiện là người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính ngân hàng, vận tải hàng không, chứng khoán, điện và nước sạch (nếu có thông tin về mã khách hàng hoặc mã số thuế của khách hàng), xăng dầu thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế. Báo cáo được thực hiện theo quý; riêng với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng thực hiện theo ngày.

Cơ quan nhận các loại hình báo cáo trên là cục thuế, chi cục thuế nhận qua Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Quyết định 1421/QĐ-BTC có hiệu lưc từ ngày 15/07/2022, xem chi tiết Quyết định 1421/QĐ-BTC tại đây.

Ketoan.biz

Bắt đầu từ 01/07/2022, chính thức áp dụng 100% HĐĐT trên phạm vi toàn quốc

Bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử năm nào?

Đó là khẳng định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm 2022 được tổ chức chiều ngày 30/06/2022.

Hóa đơn điện tử (HĐĐT) góp phần thúc đẩy trong chuyển đổi số

Theo Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn, ngày 19/10/20202, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Điểm mới quan trọng nhất của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP là quy định về việc quản lý, sử dụng HĐĐT kể từ ngày 01/07/2022, toàn bộ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện HĐĐT. Đây là Nghị định có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chuyển đổi phương thức quản lý, sử dụng hóa đơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử và giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, cho xã hội.

Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế xác định triển khai hoá đơn điện tử là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhằm thúc đẩy trong chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, chuyển đổi số đối với cơ quan tài chính cũng như trong các cơ quan nhà nước khác. Việc triển khai hoá đơn điện tử sẽ góp phần chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, phương thức quản lý, tổ chức thực hiện của cơ quan thuế theo hướng tự động nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi, giảm chi phí, tăng năng suất hoạt động của doanh nghiệp.

Để đáp ứng đến ngày 1/7/2022 toàn bộ người nộp thuế đang sử dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP chuyển sang sử dụng HĐĐT theo quy định của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Bộ Tài chính đã phê duyệt việc tổ chức thực hiện triển khai áp dụng HĐĐT.

Hoàn thành triển khai HĐĐT trên toàn quốc

Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn khẳng định, việc triển khai HĐĐT được ngành Thuế coi là nhiệm vụ chính trị quan trọng, trọng tâm của ngành Thuế trong năm 2021 và năm 2022, để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ thận trọng, từng bước vững chắc, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế thực hiện triển khai hóa đơn tử giai đoạn 1 tại 06 tỉnh/thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ, Bình Định từ tháng 11/2021. Trên cơ sở thành công của việc triển khai HĐĐT giai đoạn 1, ngày 21/4/2022, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế tiếp tục tổ chức Lễ công bố triển khai hệ thống HĐĐT trên toàn quốc. Kể từ thời điểm bắt đầu công bố triển khai, Tổng cục Thuế, Cục Thuế đã tổ chức thực hiện các nội dung triển khai việc sử dụng ứng dụng HĐĐT tại các cơ quan Thuế để thực hiện quy trình Quản lý hoá đơn điện tử.

Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Bộ Tài chính, tinh thần quyết tâm, triển khai quyết liệt của toàn hệ thống thuế từ trung ương đến các địa phương, đến ngày 26/6/2022, cả nước đã 99,7% DN đang hoạt động, có sử dụng hóa đơn chuyển sang sử dụng HĐĐT và 64.811 hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai đã đăng ký và chuyển đổi sử dụng HĐĐT theo quy định với số lượng HĐĐT đã được phát hành là khoảng 511 triệu hóa đơn.

Đồng thời, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo Cục Thuế các tỉnh, thành phố báo cáo cấp có thẩm quyền triển khai tổ chức các chương trình “Hóa đơn may mắn” trên cơ sở dữ liệu HĐĐT.

Bài học kinh nghiệm trong triển khai HĐĐT

Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn cho biết, việc triển khai HĐĐT trên phạm vi toàn quốc với mục tiêu 01/7/2022 toàn bộ người nộp thuế đang sử dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP chuyển sang sử dụng HĐĐT theo quy định của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP đòi hỏi sự vào cuộc của các cơ quan, tổ chức, sở/ban/ngành trên toàn quốc và của cả xã hội. Với sự chỉ đạo của Ủy Ban nhân dân, Tỉnh ủy, Thành ủy và sự phối hợp của các Sở, ban, ngành trong công triển khai HĐĐT đã góp phần triển khai công HĐĐT giai đoạn 1 và sẽ hoàn thành giai đoạn 2 trên phạm vi toàn quốc theo đúng kế hoạch và mục tiêu đề ra.

Theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2022/NĐ-CP đối tượng sử dụng HĐĐT rất đa dạng với nhiều loại hình kinh tế và cách thức quản lý khác nhau. Do đó, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các Cục Thuế rà soát, phân loại, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai phù hợp để đảm bảo kế hoạch và không làm ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của người nộp thuế.

Việc triển khai HĐĐT toàn quốc với các địa bàn có tình hình kinh tế xã hội khác nhau, do đó ngành Thuế đã chủ động phối hợp với các Tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT để bố trí, phân bổ nguồn lực trong triển khai, tập huấn, tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế theo kế hoạch Tổng cục Thuế đã bàn hành, đặc biệt tại các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa,....

Việc hỗ trợ người nộp thuế kịp thời tạo tâm lý yên tâm, tin tưởng khi triển khai áp dụng hoá đơn điện tử cũng là vấn đề mà ngành Thuế đã xác định và triển khai ngay từ khi bắt đầu với việc thành lập các Trung tâm điều hành tại Tổng cục Thuế, 63 Cục Thuế và thành lập các Tổ xử lý vấn đề tại từng Chi cục Thuế nhằm nhanh chóng nắm bắt các vướng mắc, khó khăn của người nộp thuế trong triển khai đảm bảo việc triển khai không gây ảnh hưởng, cũng như sự khó khăn cho người nộp thuế.

Kế hoạch triển khai trong giai đoạn tiếp theo

Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn khẳng định, trong thời gian tới, các cơ quan thuế tiếp tục tổ chức tiếp nhận và xử lý tờ khai đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử của doanh nghiệp mới; Tiếp nhận và cấp mã cơ quan thuế cho HĐĐT của doanh nghiệp thuộc trường hợp sử dụng HĐĐT có mã; Tiếp nhận dữ liệu hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế,... đồng thời đẩy mạnh các hình thức khuyến khích sử dụng HĐĐT của người nộp thuế thông qua các hoạt động như quay số hóa đơn may mắn,...

“Việc triển khai hoá đơn điện tử đã và đang góp phần thúc đẩy trong chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, chuyển đổi số đối với cơ quan tài chính cũng như trong các cơ quan nhà nước khác. Việc triển khai hoá đơn điện tử sẽ góp phần chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, phương thức quản lý, tổ chức thực hiện của cơ quan thuế theo hướng tự động nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi, giảm chi phí, tăng năng suất hoạt động của doanh nghiệp” - Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn đặc biệt nhấn mạnh.

Theo Tổng cục thuế

Năm 2022, đóng BHXH cho người lao động nước ngoài thế nào?

Từ ngày 01/01/2022, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ phải đóng các chế độ BHXH và BHYT theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Nghị định 143/2018/NĐ-CP.

Lao động nước ngoài đóng 8% quỹ hưu trí, tử tuất.

Theo đó, kể từ ngày 01/01/2022, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động gồm 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Ngày 22/12/2021, BHXH TP. Hồ Chính Minh đã ban hành Thông báo số 4447/TB-BHXH về mức đóng BHXH đối với người nước ngoài và bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 01/01/2022 (chỉ áp dụng trên địa bàn Tp. HCM), cụ thể nhứ sau:



Như vậy, so với năm 2018-2021 thì từ ngày 01/01/2022, đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, mức đóng BHXH bỏ sung thêm quỹ hưu trí và tử tuất 14% cho người sử dụng lao động và 8% cho người lao động trên mức tiền lương hàng tháng.

Tuy nhiên, Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/07/2021 (hỗ trợ dịch Covid-19), doanh nghiệp được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (từ 01/07/2021 đến hết 30/06/2022) cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg thì người lao động nước ngoài đang tham gia BHXH ở Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng chính sách tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất.

Về việc tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất theo Nghị quyết 68/NQ-CP, do người lao động nước ngoài chỉ đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất từ ngày 01/01/2022 nên trong năm 2021 sẽ không phát sinh các trường hợp người lao động nước ngoài được tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất

Tóm lại:

Thời gian

Người sử dụng lao động

Người lao động

Tổng

BHYT

Ốm đau, thai sản

TNLĐ, BNN

Hưu trí, tử tuất

BHYT

Hưu trí, tử tuất

Từ 01/01/2022 30/06/2022:

3%

3%

0%

14% 

1,5%

8% 

29.5%

Từ ngày 01/07/2022

3%

3%

0.5%

14%

1.5%

8%

30%


Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là 0.3%

Ketoan.biz

Từ năm 2022, khai và phân bổ thuế GTGT chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh thế nào?

Cơ sở sản xuất khác tỉnh phải phân bổ thuế GTGT


Ngày 29/09/2021, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP. Thông tư 80/2021/TT-BTC áp dụng từ ngày 01/01/2022 được cho là có khá nhiều điểm mới đối với người nộp thuế.

Một vấn đề được khá nhiều doanh nghiệp, kế toán quan tâm Thông tư 80/2021/TT-BTC là tại khoản 1 Điều 12 quy định phân bổ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế: "1. Người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và phân bổ số thuế phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh.".

Liệu rằng tất cả các chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh đều phải khai thuế tại trụ sở chính, phân bổ thuế cho các tỉnh?  Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu Thông tư 80 về việc khai và phân bổ thuế GTGT đối với chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh để hiểu rõ thêm về vấn đề này.

Những trướng hợp nào phải phân bổ thuế GTGT

Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC thì các trường hợp được phân bổ thuế GTGT khi doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, như sau:

"a) Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán;

b) Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;

c) Hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành;

d) Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp), trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;

đ) Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.".

Không phải tất cả chi nhánh phụ thuộc đều phải phân bổ thuế GTGT

Theo khoản 4 Thông tư 80/2021/TT-BTC thì chi nhánh phụ thuộc có mã số thuế riêng (13 số) bán hàng được khai và nộp thuế tại cơ quan thuế của đơn vị phụ thuộc, tức thuế GTGT phát sinh tại đâu thì kê khai, nộp thuế tại đó:

"4. Đối với đơn vị phụ thuộc trực tiếp bán hàng, sử dụng hoá đơn do đơn vị phụ thuộc đăng ký hoặc do người nộp thuế đăng ký với cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc, theo dõi hạch toán đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào thì đơn vị phụ thuộc khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị phụ thuộc.".

Như vậy, chỉ hoạt động kinh doanh xổ số điến toán, chuyển nhượng bất động sản, xây dụng, thủy điện và đơn vị phụ thuộc là cơ sở sản xuất ngoại tỉnh mới thuộc diện phân bổ thuế GTGT. Những hoạt động kinh doanh khác của đon vị phụ thuôc (không có yếu tố "sản xuất") khác tỉnh với trụ sở chính nếu có tổ chức kế toán hạch toán đầy đủ, có mã số thuế riêng thì kê khai, nộp thuế GTGT tại đia phương đó (không phải phân bổ thuế).

Giải đáp thắc mắc về thuế GTGT đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh trụ sở chính

(Trích dẫn từ mục hỏi - đáp của doanh nghiệp về Thông tư 80 đăng trên website của Tổng cục thuế)

Câu hỏi: Công ty tôi hiện nay có rất nhiều địa điểm kinh doanh khác tỉnh, kinh doanh thương mại ngành nghề: buôn bán quần áo. Các địa điểm này khác tỉnh, TP với trụ sở chính, hạch toán phụ thuộc, tập trung tại trụ sở chính và sử dụng chung hóa đơn với công ty mẹ phát hành tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính. Vậy các địa điểm kinh doanh này có phải phân bổ thuế GTGT cho các cơ quan thuế địa phương quản lý địa điểm kinh doanh không?

Trả lời:  Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định về các trường hợp được phân bổ bao gồm:

a) Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán

b) Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP 

c) Hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về Hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành

d) Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cơ sở gia công, lắp ráp), trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP

đ) Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh

Căn cứ quy định nêu trên trường hợp công ty có địa điểm kinh doanh khác tỉnh, kinh doanh thương mại thuộc ngành nghề: buôn bán quần áo. Các địa điểm này khác tỉnh, tp với trụ sở chính, hạch toán phụ thuộc, tập trung tại trụ sở chính và sử dụng chung hóa đơn với công ty mẹ thì không thuộc trường hợp phân bổ thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 80/2022/TT-BTC.               

Câu hỏi: DN có chi nhánh phụ thuộc hạch toán độc lập khác tỉnh, thành phố thì trụ sở chính phải kê khai doanh số và phân bổ; vậy trụ sở chính có phải gửi bản phân bổ cho Chi cục thuế quản lý các chi nhánh không?

Trả lời: Về thuế GTGT:

Căn cứ khoản 4 Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC: "4. Đối với đơn vị phụ thuộc trực tiếp bán hàng, sử dụng hoá đơn do đơn vị phụ thuộc đăng ký hoặc do người nộp thuế đăng ký với cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc, theo dõi hạch toán đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào thì đơn vị phụ thuộc khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị phụ thuộc".

Do đó, trường hợp người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh) tại địa bàn khác tỉnh, theo dõi hạch toán đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào thì đơn vị phụ thuộc khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị phụ thuộc. Nếu đơn vị phụ thuộc (chi nhánh) khác tỉnh với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính thuộc đối tượng phân bổ thuế GTGT theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC thì doanh nghiệp khai tập trung cho cả hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị phụ thuộc này và nộp hồ sơ khai thuế, bảng phân bổ thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC.

Câu hỏi: Công ty tôi có đơn vị phụ thuộc khác tỉnh với nơi đóng trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc có phải tính thuế, khai thuế, nộp thuế GTGT riêng cho cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc không?

Trả lời: Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính thì: Người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc khác tỉnh với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính nếu đơn vị phụ thuộc trực tiếp bán hàng, sử dụng hoá đơn do đơn vị phụ thuộc đăng ký hoặc do người nộp thuế đăng ký với cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc, theo dõi hạch toán đầy đủ thuế GTGT đầu ra, đầu vào thì đơn vị phụ thuộc tính thuế, khai thuế, nộp thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị phụ thuộc.

Câu hỏi: Hoạt động cho thuê cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp có thuộc trường hợp khai phân bổ thuế GTGT không? Nếu thuộc thì số thuế GTGT khấu trừ, nộp thừa tại các địa điểm kinh doanh được xử lý như thế nào? Nếu không thuộc thì khai hồ sơ khai thuế tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo mã số thuế trụ sở hay mã số thuế chi nhánh?

Trả lời: Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn trường hợp khai thuế riêng tại cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính: "b) Khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản." Trường hợp NNT có hoạt động cho thuê cơ sở hạ tầng khu công nghiệp khác tỉnh nơi đóng trụ sở chính không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP. Vì vậy, NNT không phải kê khai riêng cho cơ quan thuế nơi có hoạt động cho thuê cơ sở hạ tầng khu công nghiệp mà kê khai chung với hoạt động SXKD khác của NNT tại trụ sở chính và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. 

Câu hỏi: Công ty chúng tôi có trụ sở chính tại Hà Nội, có cửa hàng tại Đà Nẵng, cửa hàng hạch toán phụ thuộc, công ty mẹ xuất hóa đơn. Vậy trong năm nay chúng tôi có thực hiện phân bổ thuế GTGT cho Đà Nẵng hay không?

Trả lời: 

- Tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định:

Điều 11. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế NNT thực hiện các quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 45 Luật Quản lý thuế và các quy định sau đây:

1. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây:

b) Khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

c) Khai thuế giá trị gia tăng tại nơi có nhà máy sản xuất điện".

- Tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 80/2020/TT-BTC quy định:

"Điều 13. Khai thuế, tính thuế và phân bổ thuế GTGT: 1. Các trường hợp được phân bổ:

a) Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán;

b) Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;

c) Hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về Hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành;

d) Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp), trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;

đ) Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.

Do nội dung hỏi chưa nói rõ địa điểm kinh doanh đang hoạt động sản xuất kinh doanh theo ngành nghề, lĩnh vực nào nên xin trả lời về nguyên tắc như sau: Trường hợp địa điểm kinh doanh của NNT thuộc quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh phải lập hồ sơ khai riêng và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý địa điểm kinh doanh.

Trường hợp địa điểm kinh doanh của NNT không thuộc quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh kê khai tập trung đối với hoạt động SXKD của địa điểm kinh doanh vào hồ sơ khai thuế của trụ sở chính và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Nếu địa điểm kinh doanh thuộc đối tượng phân bổ thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 80/2020/TT-BTC nêu trên thì đơn vị chủ quản lập thêm bảng phân bổ thuế theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Thông tư số 80/2020/TT-BTC.       

Câu hỏi: Công ty chúng tôi có trụ sở chính tại Hà Nội nhưng là chủ đầu tư các dự án nhà ở tại các tỉnh khác. Xin hỏi theo quy định tại điểm b, khoản 1, điều 11 Nghị định 126/2020 thì:  1. Công ty chúng tôi phải kê khai từng tờ khai thuế GTGT của từng dự án ở từng tỉnh khác Hà Nội có đúng không? 2. Đối với những dự án đang đầu tư dang dở trước năm 2022 thì thực hiện xử lý thuế GTGT được khấu trừ trên tờ khai tại trụ sở chính như nào?  3. Công ty chúng tôi bắt đầu phải kê khai riêng thuế GTGT của dự án ở tỉnh khác Hà Nội từ thời điểm nào của dự án đầu tư.

Trả lời:

1. Trường hợp DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động thuộc diện được hoàn thuế GTGT theo quy định của pháp luật về thuế GTGT: Căn cứ quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7 và điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NN-CP thì trường hợp người nộp thuế nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đang hoạt động có dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế GTGT tại địa bàn khác tỉnh/tp trực thuộc trung ương với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính thì phải lập hồ sơ khai thuế GTGT riêng cho từng dự án đầu tư và nộp hồ sơ khai thuế cho Cục Thuế nơi có dự án đầu tư.

2. Trường hợp DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động không thuộc diện được hoàn thuế GTGT theo quy định của pháp luật về thuế GTGT: Người nộp thuế khai chung đầu vào của dự án đầu tư với hoạt động SXKD của trụ sở chính và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính.

3. Trường hợp DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) đã đi vào hoạt động, có phát sinh doanh thu: Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NN-CP thì người nộp thuế phải khai thuế giá trị gia tăng riêng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản. 

Câu hỏi: DN có trụ sở tại Buôn Ma Thuột, có dự án điện mặt trời tại Đắk Nông thì khai thuế GTGT như thế nào?

Trả lời:

1. Trường hợp DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án điện mặt trời tại Đắk Nông là dự án đầu tư đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động thuộc diện được hoàn thuế: Căn cứ quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7 và điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì trường hợp người nộp thuế nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đang hoạt động có dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế GTGT tại địa bàn khác tỉnh/TP trực thuộc trung ương với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính thì phải lập hồ sơ khai thuế GTGT riêng cho từng dự án đầu tư và nộp hồ sơ khai thuế cho Cục Thuế nơi có dự án đầu tư. 2. Trường hợp DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án điện mặt trời tại Đắk Nông là dự án đầu tư đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động không thuộc diện được hoàn thuế: Người nộp thuế khai chung đầu vào của dự án đầu tư với hoạt động SXKD của trụ sở chính và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính.

3. Trường hợp DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án điện mặt trời tại Đắk Nông đã đi vào hoạt động, có phát sinh doanh thu: Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì trường hợp người nộp thuế có nhà máy sản xuất điện tại địa bàn tỉnh/TP trực thuộc trung ương khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế khai thuế GTGT riêng đối với hoạt động của nhà máy sản xuất điện và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý nơi có nhà máy. 

Câu hỏi: Công ty có hoạt động kinh doanh bất động sản đã kê khai theo MST địa điểm kinh doanh tại từng tỉnh (7 MST khác với MST tại trụ sở chính) và hiện đang có số thuế còn được khấu trừ, số thuế nộp thừa. Vậy số thuế GTGT còn được khấu trừ và nộp thừa tại mã số thuế ở các địa điểm kinh doanh xử lý như thế nào khi chuyển về khai theo MST trụ sở chính theo từng dự án (từng địa điểm)?

Trả lời:

- Tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định:

"Điều 11. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế: Người nộp thuế thực hiện các quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 45 Luật Quản lý thuế và các quy định sau đây:

1. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây:

b) Khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

- Tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 13 Thông tư số 80/2020/TT-BTC quy định:

"Điều 13. Khai thuế, tính thuế và phân bổ thuế GTGT:

1. Các trường hợp được phân bổ:

b) Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.

2. Phương pháp phân bổ:

b) Phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản: Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh của hoạt động chuyển nhượng bất động sản bằng (=) doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại từng tỉnh nhân (x) với 1%.

3. Khai thuế, nộp thuế:

b) Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản:

b.1) Người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng và nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng theo mẫu số 05/GTGT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này; nộp tiền thuế đã kê khai vào ngân sách nhà nước tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng. 

b.2) Người nộp thuế phải tổng hợp doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản vào hồ sơ khai thuế tại trụ sở chính để xác định số thuế phải nộp cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại trụ sở chính. Số thuế giá trị gia tăng đã nộp tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng được bù trừ với số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại trụ sở chính”.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp người nộp thuế có hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) thì lập hồ sơ khai thuế GTGT riêng cho hoạt động này và nộp hồ sơ khai thuế cho CQT quản lý nơi dự án. Trường hợp người nộp thuế có hoạt động chuyển nhượng bất động sản (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP) thì nộp hồ sơ khai thuế 05/GTGT và nộp tiền thuế đã kê khai vào ngân sách nhà nước tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng. Người nộp thuế phải tổng hợp doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản vào hồ sơ khai thuế tại trụ sở chính để xác định số thuế phải nộp cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại trụ sở chính. Số thuế giá trị gia tăng đã nộp tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng được bù trừ với số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại trụ sở chính (Người nộp thuế không phải kê khai chứng từ nộp tiền cho hoạt động chuyển nhượng bất động sản vào hồ sơ khai thuế tại trụ sở chính mà cơ quan thuế tự động luân chuyển chứng từ nộp tiền để bù trừ với số thuế phải nộp cho NNT).

Câu hỏi:  Trong Nghị định 126 có quy định trường hợp DN được giao nhiệm vụ quản lý hợp đồng hợp tác kinh doanh thì phải kê khai thuế riêng cho dự án. Vậy có phải thực hiện kê khai riêng cho từng dự án? Mẫu biểu kê khai như thế nào?

Trả lời:

1. Về thuế GTGT: Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-BTC, người nộp thuế được giao quản lý hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổ chức nhưng không thành lập pháp nhân riêng thì thực hiện khai thuế riêng đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh theo thỏa thuận tại hợp đồng  hợp tác kinh doanh. Căn cứ điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC, tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân, tổ chức được giao quản lý hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức nhưng không thành lập pháp nhân riêng thì đăng ký để cấp mã số thuế nộp thay riêng cho hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện khai thuế GTGT riêng theo hướng dẫn tại đ khoản 2 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-BTC.

2. Về thuế TNDN: Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN theo quy định tại điểm n khoản 3 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Câu hỏi: Trụ sở chính Công ty năm 2022 thuộc diện kê khai thuế GTGT theo tháng (năm 2021 vẫn kê khai theo quý), 01 chi nhánh khác tỉnh năm 2021 kê khai thuế GTGT theo quý (hiện tại chưa phát sinh doanh thu và chi phí ở chi nhánh này) vậy năm 2022 chi nhánh kê khai theo tháng như trụ sở chính không?

Trả lời:

- Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định:

"1. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu thuộc loại khai theo tháng, bao gồm:

a) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định này thì được lựa chọn khai theo quý".

- Căn cứ điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định: “a) Khai thuế giá trị gia tăng theo quý áp dụng đối với:

a.1) Người nộp thuế thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này nếu có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là tổng doanh thu trên các tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch. Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thì doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.

a.2) Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được lựa chọn khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý.

2. Người nộp thuế có trách nhiệm tự xác định thuộc đối tượng khai thuế theo quý để thực hiện khai thuế theo quy định.

a) Người nộp thuế đáp ứng tiêu chí khai thuế theo quý được lựa chọn khai thuế theo tháng hoặc quý ổn định trọn năm dương lịch.

b) Trường hợp người nộp thuế đang thực hiện khai thuế theo tháng nếu đủ điều kiện khai thuế theo quý và lựa chọn chuyển sang khai thuế theo quý thì gửi văn bản đề nghị quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đề nghị thay đổi kỳ tính thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 31 tháng 01 của năm bắt đầu khai thuế theo quý. Nếu sau thời hạn này người nộp thuế không gửi văn bản đến cơ quan thuế thì người nộp thuế tiếp tục thực hiện khai thuế theo tháng ổn định trọn năm dương lịch".

Như vậy, trường hợp của Công ty có chi nhánh năm 2021 đang khai thuế GTGT theo quý thì được chuyển sang khai theo tháng từ đầu năm 2022 và ổn định hết năm dương lịch.

Câu hỏi: Tờ khai 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 80 có thêm chỉ tiêu 23a và 24a. Xin hỏi chỉ tiêu này được khai như thế nào?

Trả lời: 

Tại tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có bổ sung chỉ tiêu 23a, 24a về giá trị và thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào nhập khẩu. Nếu người nộp thuế đáp ứng quy định về điều kiện liên quan đến xác định hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu theo quy định về pháp luật thuế GTGT và pháp luật hải quan thì NNT thực hiện kê khai giá trị và thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào nhập khẩu (chỉ tiêu 23a, 24a) trên tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT.

Câu hỏi: Công ty có hoạt động xây dựng trên địa bàn trong tỉnh, khi thanh toán, kho bạc thực hiện khấu từ 2% thuế GTGT. Theo Thông tư 156, biểu mẫu 01GTKT có bảng kê 01-5/GTKT để khai số thuế GTGT vãng lai đã nộp. Công ty phải thực hiện kê khai thế nào đối với số thuế vãng lai đã tạm nộp cho hoạt động xây dựng?

Trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC thì số thuế giá trị gia tăng do Kho bạc Nhà nước khấu trừ trên chứng từ thanh toán được trừ vào số thuế giá trị gia tăng phải nộp của nhà thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp chứng từ thanh toán cho các nhà thầu đã được Kho bạc Nhà nước khấu trừ thuế. Căn cứ quy định về mẫu biểu khai thuế GTGT tại Thông tư số 80/2021/TT-BTC thì nhà thầu không phải kê khai số thuế GTGT đã được KBNN khấu trừ vào hồ sơ khai thuế. CQT sẽ căn cứ vào chứng từ thanh toán của KBNN chuyển đến để bù trừ với số phải nộp trên tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT cho NNT.

Câu hỏi:  Xin hỏi nội dung chỉ tiêu [39a] trong tờ khai 01/GTGT "thuế giá trị gia tăng nhận bàn giao được khấu trừ trong kỳ" được hiểu như thế nào?

Trả lời: Theo nội dung hướng lẫn lập chỉ tiêu [39] trên Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT ban hành theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC thì chỉ tiêu [39a] để khai riêng thuế GTGT nhận bàn giao trong các trường hợp: Thuế GTGT còn được khấu trừ chưa đề nghị hoàn của dự án đầu tư chuyển cho người nộp thuế tiếp tục khấu trừ (là số thuế GTGT còn được khấu trừ, không đủ điều kiện hoàn, không hoàn mà người nộp thuế đã kê khai riêng tờ khai thuế dự án đầu tư) khi dự án đầu tư đi vào hoạt động hoặc số thuế GTGT còn được khấu trừ chưa đề nghị hoàn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị phụ thuộc khi chấm dứt hoạt động, … đảm bảo theo dõi, đối chiếu được với số thuế đã bàn giao của các đơn vị khác nhằm kiểm soát được việc kê khai tăng số thuế GTGT đầu vào của NNT.

Câu hỏi: Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, là mặt hàng không chịu thuế GTGT, có hoạt động xuất khẩu thức ăn chăn nuôi đồng thời cũng kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT. Vậy chỉ tiêu số [23] và [24] trên tờ khai 01/GTGT chúng tôi chỉ kê khai các hóa đơn liên quan đến việc khấu trừ thuế đúng không?

Trả lời: Căn cứ quy định của pháp luật về thuế GTGT thì trường hợp NNT vừa có kinh doanh mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGT mà không tách riêng được thuế GTGT mua vào phục vụ cho từng đối tượng chịu thuế và không chịu thuế thì NNT phải xác định riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ. Vì vậy, tại tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC có quy định chỉ tiêu [23] và chỉ tiêu [24] "giá trị và thuế giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ mua vào trong kỳ" để kê khai toàn bộ hoạt động mua vào trong kỳ phục vụ cho mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGT. Người nộp thuế xác định riêng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ mua vào được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT để kê khai tại chỉ tiêu [25].

Câu hỏi: Xin hỏi DN kê khai thuế GTGT tháng 1 năm 2022 theo Thông tư 80/2022/TT-BTC thì khi nhập số liệu phần mềm bắt khai:"Mã hồ sơ khai DAĐT" thì phải khai thế nào? Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, không có dự án đầu tư.

Trả lời: 

Căn cứ quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7 và điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/NĐ-CP thì: Trường hợp người nộp thuế đang hoạt động có dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng theo pháp luật về thuế GTGT thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng riêng cho từng dự án đầu tư; đồng thời phải bù trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho từng dự án đầu tư với số thuế giá trị gia tăng phải nộp (nếu có) của hoạt động, kinh doanh đang thực hiện cùng kỳ tính thuế. Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế GTGT của dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi có dự án đầu tư. Căn cứ quy định tại mẫu tờ khai thuế GTGT mẫu số 02/GTGT thì chỉ tiêu [01a] được hướng dẫn kê khai như sau: Người nộp thuế tự xác định mã hồ sơ khai dự án đầu tư đảm bảo phải duy nhất theo mã số thuế của người nộp thuế cho từng dự án đầu tư với các thông tin từ chỉ tiêu (06) đến (13). Trường hợp người nộp thuế không có dự án đầu tư hoặc có dự án đầu tư không thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng theo pháp luật về thuế GTGT thì không được kê khai thuế giá trị gia tăng vào tờ khai thuế theo mẫu tờ khai 02/GTGT (ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC) mà kê khai chung vào hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT.

Câu hỏi:  Tờ khai 01/GTGT: Công ty có chi nhánh khác tỉnh nhưng tự kê khai nộp thuế GTGT tại CQT quản lý chi nhánh thì có phải tổng hợp lên phụ lục 01-6 không?

Trả lời:

Về thuế GTGT: Phụ lục Bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp mẫu số 01-6/GTGT (ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) áp dụng với trường hợp  phân bổ của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau (trừ hoạt động sản xuất thủy điện, hoạt động kinh doanh xổ số điện toán) quy định tại Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC. Trường hợp chi nhánh của công ty kê khai thuế GTGT riêng tại cơ quan thuế quản lý chi nhánh nếu không có hoạt động kinh doanh tại địa bàn cấp tỉnh khác nơi chi nhánh có trụ sở hoặc không thuộc trường hợp phân bổ thuế GTGT theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC thì người nộp thuế không phải nộp Bảng phân bổ bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp mẫu số 01-6/GTGT.

Câu hỏi: Tờ khai thuế GTGT theo Thông tư 80 có kèm các phụ lục. Xin hỏi Phụ Lục 01-6/GTGT (CSSX) áp dụng cụ thể cho đối tượng nào?

Trả lời:

Phụ lục Bản phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp mẫu số 01-6/GTGT (CSSX) (ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) áp dụng với trường hợp phân bổ của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (trừ hoạt động sản xuất thủy điện, hoạt động kinh doanh xổ số điện toán) quy định tại Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC.

Câu hỏi: Công ty có hoạt động xây dựng khác tỉnh, TP với trụ sở chính. Tờ khai thuế GTGT theo Thông tư 80, đã nộp thuế vãng lai 2% thì kê khai vào chỉ tiêu nào trên tờ khai và phụ lục?

Trả lời: 

Căn cứ quy định tại Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn về khai thuế, nộp thuế đối với hoạt động xây dựng thì số thuế giá trị gia tăng đã nộp tại tỉnh nơi có công trình xây dựng được bù trừ với số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại trụ sở chính. Người nộp thuế không phải kê khai số thuế GTGT đã nộp vào hồ sơ khai thuế (tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT). Cơ quan thuế tự luân chuyển chứng từ nộp thuế để bù trừ với số phải nộp tại trụ sở chính cho NNT.

Ketoan.biz