Nhóm tài khoản đầu tư dài hạn, chi phí dài hạn khác theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Nhóm tài khoản đầu tư dài hạn, chi phí dài hạn khác theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Nhóm tài khoản đầu tư dài hạn, chi phí dài hạn khác (TK 228, 229, 241, 242) ban hành bởi Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 (thay thế Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006) áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa kể cả doanh nghiệp siêu nhỏ, có hiệu lực từ kể từ ngày 01/01/2017.


Tài khoản 228 - Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác


1. Nguyên tắc kế toán

1.1. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác và tình hình thu hồi các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác của doanh nghiệp.
Các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác của doanh nghiệp gồm:

a) Các khoản vốn góp liên doanh, liên kết:

- Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ vốn góp vào công ty liên doanh và công ty liên kết; tình hình thu hồi vốn đầu tư liên doanh, liên kết. Tài khoản này không phản ánh các giao dịch dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân.

- Công ty liên doanh được thành lập bởi các bên góp vốn liên doanh có quyền đồng kiểm soát các chính sách tài chính và hoạt động, là đơn vị có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập. Công ty liên doanh phải tổ chức thực hiện công tác kế toán riêng theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán, chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, các khoản nợ phải trả, doanh thu, thu nhập khác và chi phí phát sinh tại đơn vị mình. Mỗi bên góp vốn liên doanh được hưởng một phần kết quả hoạt động của công ty liên doanh theo thỏa thuận của hợp đồng liên doanh.

- Khoản đầu tư được phân loại là đầu tư vào công ty liên kết khi nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư mà không có thỏa thuận khác hoặc nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể với bên được đầu tư.

- Khi nhà đầu tư không còn quyền đồng kiểm soát thì phải ghi giảm khoản đầu tư vào công ty liên doanh; Khi không còn ảnh hưởng đáng kể hoặc tỷ lệ nắm giữ quyền biểu quyết đối với bên nhận đầu tư không đảm bảo theo tỷ lệ quy định nêu trên thì phải ghi giảm khoản đầu tư vào công ty liên kết.

- Các khoản chi phí liên quan trực tiếp tới hoạt động bán hoặc thanh lý khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được ghi nhận là chi phí tài chính trong kỳ phát sinh.

- Khi thanh lý, nhượng bán, thu hồi vốn góp liên doanh, liên kết, căn cứ vào giá trị tài sản thu hồi được kế toán ghi giảm số vốn đã góp. Phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý của khoản thu hồi được so với giá trị ghi sổ của khoản đầu tư được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ).

b) Đầu tư khác: Bao gồm các khoản đầu tư vào công cụ vốn của đơn vị khác nhưng không có quyền đồng kiểm soát, không có ảnh hưởng đáng kể đối với bên được đầu tư và các khoản đầu tư khác như vàng, bạc, kim khí quý, đá quý không được phân loại là hàng tồn kho.

1.2. Giá phí các khoản đầu tư được phản ánh theo giá gốc, bao gồm giá mua cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đầu tư (nếu có), như: Chi phí giao dịch, môi giới, tư vấn, kiểm toán, lệ phí, thuế và phí ngân hàng... Trường hợp đầu tư bằng tài sản phi tiền tệ, giá phí khoản đầu tư được ghi nhận theo giá trị hợp lý của tài sản phi tiền tệ tại thời điểm phát sinh.

1.3. Trường hợp nhà đầu tư mua lại phần vốn góp tại công ty liên doanh, liên kết: Tại ngày mua, nhà đầu tư xác định và phản ánh giá phí khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết bao gồm: Giá trị hợp lý tại ngày diễn ra trao đổi của các tài sản đem trao đổi, các khoản nợ phải trả đã phát sinh hoặc đã thừa nhận và các công cụ vốn do bên mua phát hành để đổi lấy quyền đồng kiểm soát tại công ty liên doanh và ảnh hưởng đáng kể tại công ty liên kết cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua lại phần vốn góp tại công ty liên doanh, liên kết.

1.4. Việc đầu tư có thể thực hiện dưới các hình thức:

a) Đầu tư dưới hình thức góp vốn vào đơn vị khác (do bên được đầu tư huy động vốn): Theo hình thức này, tài sản của bên góp vốn được ghi nhận vào Báo cáo tình hình tài chính của bên nhận vốn góp.

b) Đầu tư dưới hình thức mua lại phần vốn góp tại đơn vị khác (mua lại phần vốn của chủ sở hữu): Theo hình thức này, tài sản của bên mua (bên đầu tư, nhận chuyển nhượng vốn góp) được chuyển cho bên bán (bên chuyển nhượng vốn góp) mà không được ghi nhận vào Báo cáo tình hình tài chính của đơn vị phát hành công cụ vốn (bên được đầu tư).

1.5. Khi thực hiện đầu tư bằng tài sản phi tiền tệ, nhà đầu tư phải căn cứ vào hình thức đầu tư để áp dụng phương pháp kế toán một cách phù hợp, cụ thể:

a) Nếu đầu tư dưới hình thức góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ, nhà đầu tư phải đánh giá lại tài sản mang đi góp vốn trên cơ sở thỏa thuận. Phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại và giá trị đánh giá lại của tài sản mang đi góp vốn được kế toán là thu nhập khác hoặc chi phí khác.

b) Nếu đầu tư dưới hình thức mua lại phần vốn góp của đơn vị khác và thanh toán cho bên chuyển nhượng vốn bằng tài sản phi tiền tệ:

- Nếu tài sản phi tiền tệ dùng để thanh toán là hàng tồn kho, nhà đầu tư phải kế toán như giao dịch bán hàng tồn kho dưới hình thức hàng đổi hàng (ghi nhận doanh thu, giá vốn của hàng tồn kho mang đi trao đổi lấy phần vốn được mua);

- Nếu tài sản phi tiền tệ dùng để thanh toán là TSCĐ, BĐSĐT, nhà đầu tư phải kế toán như giao dịch nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT (ghi nhận doanh thu, thu nhập khác, giá vốn, chi phí khác....);

- Nếu tài sản phi tiền tệ dùng để thanh toán là các khoản đầu tư vào công cụ vốn (cổ phiếu) hoặc công cụ nợ (trái phiếu, các khoản phải thu...) của đơn vị khác, nhà đầu tư phải kế toán như giao dịch thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư (ghi nhận lãi, lỗ vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính).

1.6. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư vào đơn vị khác theo từng đối tượng. Thời điểm ghi nhận các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác là thời điểm nhà đầu tư chính thức có quyền sở hữu, cụ thể như sau:

- Chứng khoán niêm yết được ghi nhận tại thời điểm khớp lệnh (T+0);

- Chứng khoán chưa niêm yết, các khoản đầu tư dưới hình thức khác được ghi nhận tại thời điểm chính thức có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

1.7. Nhà đầu tư phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản cổ tức, lợi nhuận được chia vào Báo cáo tài chính riêng tại thời điểm được quyền nhận. Cổ tức, lợi nhuận được chia trong một số trường hợp được hạch toán như sau:

a) Cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền hoặc tài sản phi tiền tệ cho giai đoạn sau ngày đầu tư được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính theo giá trị hợp lý tại ngày được quyền nhận;

b) Cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền hoặc tài sản phi tiền tệ cho giai đoạn trước ngày đầu tư không hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính mà hạch toán giảm giá trị khoản đầu tư.

c) Trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu thì thực hiện theo nguyên tắc: chỉ theo dõi số lượng cổ phiếu được nhận trên thuyết minh Báo cáo tài chính, không ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư và doanh thu hoạt động tài chính.

1.8. Giá vốn các khoản đầu tư tài chính khi thanh lý, nhượng bán được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền tính cho các khoản đầu tư tại từng đối tượng.

1.9. Khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải xác định giá trị khoản đầu tư bị tổn thất để trích lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 228 - Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác:

Bên Nợ:

- Số vốn góp liên doanh đã góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát tăng;

- Giá gốc khoản đầu tư vào công ty liên kết tăng;

- Giá trị các khoản đầu tư khác tăng.

Bên Có:

- Số vốn góp liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát giảm do đã thu hồi, chuyển nhượng dẫn đến không còn quyền đồng kiểm soát đối với bên được đầu tư;

- Giá gốc khoản đầu tư vào công ty liên kết giảm do nhận lại vốn đầu tư hoặc thu được các khoản lợi ích ngoài lợi nhuận được chia;

- Giá gốc khoản đầu tư vào công ty liên kết giảm do bán, thanh lý toàn bộ hoặc một phần khoản đầu tư và không còn ảnh hưởng đáng kể đối với bên được đầu tư;

- Giá trị các khoản đầu tư khác giảm.

Số dư bên Nợ:

- Số vốn góp liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát hiện còn cuối kỳ;

- Giá gốc khoản đầu tư vào công ty liên kết hiện đang nắm giữ cuối kỳ;

- Giá trị khoản đầu tư khác hiện có cuối kỳ.

Tài khoản 228 - Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2281 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết: Phản ánh toàn bộ vốn góp vào công ty liên doanh, liên kết; tình hình thu hồi vốn đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.

- Tài khoản 2288 - Đầu tư khác: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại đầu tư vào công cụ vốn của đơn vị khác nhưng không có quyền kiểm soát hoặc đồng kiểm soát, không có ảnh hưởng đáng kể đối với bên được đầu tư và các khoản đầu tư khác như vàng, bạc, kim khí quý… không được phân loại là hàng tồn kho.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

3.1. Kế toán các khoản vốn góp liên doanh, liên kết

a) Khi góp vốn bằng tiền vào công ty liên doanh, liên kết, ghi:

Nợ TK 228 (2281)

        Có các TK 111, 112.

b) Các chi phí liên quan trực tiếp tới việc đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (chi phí thông tin, môi giới, giao dịch trong quá trình thực hiện đầu tư), ghi:

Nợ TK 228

       Có các TK 111, 112.

c) Trường hợp góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết bằng tài sản phi tiền tệ:

- Trường hợp giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại của tài sản đem đi góp vốn nhỏ hơn giá trị do các bên đánh giá lại, kế toán phản ánh phần chênh lệch đánh giá giảm tài sản vào chi phí khác, ghi:

Nợ TK 228

Nợ TK 214

Nợ TK 811

        Có các TK 211, 217 (góp vốn bằng TSCĐ hoặc BĐSĐT)

        Có các TK 152, 153, 155, 156 (nếu góp vốn bằng hàng tồn kho)

        Có TK 711.

- Trường hợp giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại của tài sản đem đi góp vốn lớn hơn giá trị do các bên đánh giá lại, kế toán phản ánh phần chênh lệch đánh giá giảm tài sản vào chi phí khác, ghi:

Nợ TK 228

Nợ TK 214

Nợ  TK 811

     Có các TK 211, 217

     Có TK 152, 153, 155, 156 (góp bằng hàng tồn kho).

d) Trường hợp nhà đầu tư mua lại phần vốn góp tại công ty liên doanh, liên kết:

- Nếu việc đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được thanh toán bằng tiền hoặc các phần tương đương tiền, ghi:

Nợ TK 228 (2281)

      Có các TK 111, 112, 121,…

- Nếu việc đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được thực hiện bằng cách phát hành cổ phiếu:

+ Nếu giá phát hành (theo giá trị hợp lý ) của cổ phiếu tại ngày diễn ra trao đổi lớn hơn mệnh giá cổ phiếu, ghi:

Nợ TK 228 (Giá trị hợp lý)

     Có TK 4111

     Có TK 4112 (số chênh lệch giữa giá trị hợp lý lớn hơn mệnh giá cổ phiếu).

+ Nếu giá phát hành (theo giá hợp lý) của cổ phiếu tại ngày diễn ra trao đổi nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu, ghi:

Nợ TK 228

Nợ TK 4112 (số chênh lệch giữa giá trị hợp lý nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu)

     Có TK 4111.

+ Chi phí phát hành cổ phiếu thực tế phát sinh, ghi:

Nợ TK 4112

     Có các TK 111, 112…

- Nếu việc đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được thanh toán bằng tài sản phi tiền tệ:

+ Trường hợp trao đổi bằng TSCĐ, khi đưa TSCĐ đem đi trao đổi, kế toán ghi giảm TSCĐ:

Nợ TK 811

Nợ TK 214

     Có TK 211

Đồng thời ghi tăng thu nhập khác và tăng khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết do trao đổi TSCĐ:

Nợ TK 228

      Có TK 711

      Có TK 3331 (33311).

+ Trường hợp trao đổi bằng sản phẩm, hàng hóa, khi xuất kho sản phẩm, hàng hóa đưa đi trao đổi, ghi:

Nợ TK 632

     Có TK 155, 156,…

Đồng thời phản ánh doanh thu bán hàng  và ghi tăng khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết:

Nợ TK 228

     Có TK 511

     Có TK 333 (33311).

3.2. Kế toán các khoản đầu tư khác:

a) Khi doanh nghiệp đầu tư mua cổ phiếu hoặc góp vốn dài hạn nhưng không có quyền kiểm soát, đồng kiểm soát hoặc ảnh hưởng đáng kể đối với bên được đầu tư:

- Trường hợp đầu tư bằng tiền, căn cứ vào giá gốc khoản đầu tư, ghi:

Nợ TK 228

     Có các TK 111, 112.

- Trường hợp đầu tư bằng tài sản phi tiền tệ:

+ Trường hợp góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ, căn cứ vào giá đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ, ghi:

Nợ TK 228

Nợ TK 214

Nợ TK 811

     Có các TK 152, 153, 156, 211, …

     Có TK 711 (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hóa, giá trị còn lại của TSCĐ).

+ Trường hợp mua lại phần vốn góp bằng tài sản phi tiền tệ:

(+) Trường hợp trao đổi bằng TSCĐ:

Nợ TK 811 (GTCL của tài sản đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214

     Có TK 211.

Đồng thơi ghi nhận thu nhập khác và tăng khoản đầu tư dài hạn khác do trao đổi TSCĐ:

Nợ TK 228

      Có TK 711

      Có TK 3331.

(+) Trường hợp trao đổi bằng sản phẩm, hàng hóa, khi xuất kho sản phẩm, hàng hóa đưa đi trao đổi, ghi:

Nợ TK 632

       Có TK 155, 156,…

Đồng thời phản ánh doanh thu bán hàng và ghi tăng khoản đầu tư khác:

Nợ TK 228 (2288)

       Có TK 511

       Có TK 333 (33311).

b) Kế toán cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền hoặc tài sản phi tiền tệ (ngoại trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu):

Khi nhận được thông báo về cổ tức, lợi nhuận được chia, ghi:

Nợ TK 138 (1388)

       Có TK 515 (cổ tức, lợi nhuận được chia của giai đoạn sau ngày đầu tư)

       Có TK 228 (cổ tức, lợi nhuận được chia của giai đoạn trước ngày đầu tư).

c) Thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư khác

- Trường hợp  bán, thanh lý có lãi, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131,…

        Có TK 228 (2288) (giá trị ghi sổ)

        Có TK 515 ( giá bán lớn hơn giá trị ghi sổ).

- Trường hợp bán, thanh lý bị lỗ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,….

Nợ TK 635 (giá bán nhỏ hơn giá trị ghi sổ)

          Có TK 228 (2288) (giá trị ghi sổ).

Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh

Về đầu trang

1. Nguyên tắc kế toán

1.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là thỏa thuận bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên để cùng thực hiện hoạt động kinh tế nhưng không hình thành pháp nhân độc lập. Hoạt động này có thể được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn theo thỏa thuận liên doanh hoặc kiểm soát bởi một trong số các bên tham gia.

1.2. BCC có thể được thực hiện dưới hình thức cùng nhau xây dựng tài sản hoặc hợp tác trong một số hoạt động kinh doanh. Các bên tham gia trong BCC có thể thỏa thuận chia doanh thu, chia sản phẩm hoặc chia lợi nhuận sau thuế.

1.3. Trong mọi trường hợp, khi nhận tiền, tài sản của các bên khác đóng góp cho hoạt động BCC, bên nhận phải kế toán là nợ phải trả, không được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu.

1.4. Đối với BCC theo hình thức tài sản đồng kiểm soát

a) Tài sản đồng kiểm soát bởi các bên tham gia liên doanh là tài sản được các bên tham gia liên doanh mua, xây dựng, được sử dụng cho mục đích của liên doanh và mang lại lợi ích cho các bên tham gia liên doanh theo quy định của Hợp đồng liên doanh. Các bên tham gia liên doanh được ghi nhận phần giá trị tài sản đồng kiểm soát mà mình được hưởng là tài sản trên Báo cáo tài chính của mình.

b) Mỗi bên tham gia liên doanh được nhận sản phẩm hoặc doanh thu từ việc sử dụng và khai thác tài sản đồng kiểm soát và chịu một phần chi phí phát sinh theo thỏa thuận trong hợp đồng.

c) Các bên tham gia liên doanh phải mở sổ kế toán chi tiết trên cùng hệ thống sổ kế toán của mình để ghi chép và phản ánh trong Báo cáo tài chính của mình những nội dung sau đây:

- Phần vốn góp vào tài sản đồng kiểm soát, được phân loại theo tính chất của tài sản;

- Các khoản nợ phải trả phát sinh riêng của mỗi bên tham gia góp vốn liên doanh;

- Phần nợ phải trả phát sinh chung phải gánh chịu cùng với các bên tham gia góp vốn liên doanh khác từ hoạt động của liên doanh;

- Các khoản thu nhập từ việc bán hoặc sử dụng phần sản phẩm được chia từ liên doanh cùng với phần chi phí phát sinh được phân chia từ hoạt động của liên doanh;

- Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc góp vốn liên doanh.

Đối với TSCĐ, BĐSĐT khi mang đi góp vốn vào BCC và không chuyển quyền sở hữu từ bên góp vốn thành sở hữu chung của các bên thì bên nhận tài sản theo dõi như tài sản nhận giữ hộ, không hạch toán tăng tài sản và vốn góp của chủ sở hữu; Bên góp tài sản không ghi giảm tài sản trên sổ kế toán mà chỉ theo dõi chi tiết địa điểm, vị trí, nơi đặt tài sản.

Đối với TSCĐ, BĐSĐT mang đi góp vốn có sự chuyển quyền sở hữu từ bên góp vốn thành quyền sở hữu chung, trong quá trình đang xây dựng tài sản đồng kiểm soát, bên mang tài sản đi góp phải ghi giảm tài sản trên sổ kế toán và ghi nhận giá trị tài sản vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Sau khi tài sản đồng kiểm soát hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng, căn cứ vào giá trị tài sản được chia, các bên ghi nhận tăng tài sản của mình phù hợp với mục đích sử dụng.

1.5. Đối với BCC dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát

a) Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát là hoạt động liên doanh không thành lập một cơ sở kinh doanh mới. Các bên liên doanh có nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng. Hoạt động của hợp đồng liên doanh được các bên góp vốn thực hiện cùng với các hoạt động kinh doanh thông thường khác của từng bên.

b) Hợp đồng hợp tác kinh doanh quy định các khoản chi phí phát sinh riêng cho hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát do mỗi bên liên doanh bỏ ra thì bên đó phải gánh chịu. Đối với các khoản chi phí chung (nếu có) thì căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng để phân chia cho các bên góp vốn.

c) Các bên tham gia liên doanh phải mở sổ kế toán để ghi chép và phản ánh trong Báo cáo tài chính của mình các nội dung sau đây:

- Tài sản góp vốn liên doanh và chịu sự kiểm soát của bên góp vốn liên doanh;

- Các khoản nợ phải trả phải gánh chịu;

- Doanh thu được chia từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ của liên doanh;

- Chi phí phải gánh chịu.

d) Khi bên liên doanh có phát sinh chi phí chung phải mở sổ kế toán để ghi chép, tập hợp toàn bộ các chi phí chung đó. Định kỳ căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng liên doanh về việc phân bổ các chi phí chung, kế toán lập Bảng phân bổ chi phí chung, được các bên liên doanh xác nhận, giao cho mỗi bên giữ một bản (bản chính). Bảng phân bổ chi phí chung kèm theo các chứng từ gốc hợp pháp là căn cứ để mỗi bên liên doanh kế toán chi phí chung được phân bổ từ hợp đồng.

đ) Trường hợp hợp đồng liên doanh quy định chia sản phẩm, định kỳ theo thỏa thuận trong hợp đồng liên doanh, các bên liên doanh phải lập Bảng phân chia sản phẩm cho các bên góp vốn và được các bên xác nhận số lượng, quy cách sản phẩm được chia từ hợp đồng, giao cho mỗi bên giữ một bản (bản chính). Mỗi khi thực giao sản phẩm, các bên liên doanh phải lập Phiếu giao nhận sản phẩm (hoặc phiếu xuất kho). Phiếu giao nhận sản phẩm là căn cứ để các bên liên doanh ghi sổ kế toán, theo dõi và là căn cứ thanh lý hợp đồng.

e) Trường hợp BCC phát sinh các chi phí, doanh thu chung mà các bên tham gia hợp đồng phải gánh chịu hoặc được hưởng thì các bên tham gia liên doanh phải thực hiện các quy định về kế toán như đối với trường hợp hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát.

1.6. Trường hợp BCC chia lợi nhuận sau thuế

a) BCC chia lợi nhuận sau thuế thường là BCC dưới hình thức hoạt động đồng kiểm soát hoặc do một bên kiểm soát. Trường hợp BCC chia lợi nhuận sau thuế, các bên phải cử ra một bên để kế toán toàn bộ các giao dịch của BCC, ghi nhận doanh thu, chi phí, theo dõi riêng kết quả kinh doanh của BCC và quyết toán thuế. Khi quyết định ký kết BCC theo hình thức này, các bên phải cân nhắc về rủi ro có thể phải gánh chịu do:

- Một số khoản chi phí không được tính đầy đủ là chi phí tính thuế do không có sự chuyển giao tài sản giữa các bên, ví dụ:

+ Chi phí khấu hao của một số TSCĐ sẽ không được cơ quan thuế chấp nhận do bên tham gia BCC không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên thực hiện kế toán và quyết toán thuế cho BCC;

+ Một số khoản chi phí của các bên tham gia không được cơ quan thuế chấp nhận do hóa đơn đầu vào không mang tên bên kế toán và quyết toán thuế của BCC;

+ Một số chi phí phát sinh tại bên tham gia BCC không thể chuyển cho bên kế toán và quyết toán thuế do các rào cản của pháp luật, ví dụ bên tham gia BCC có hóa đơn nộp tiền sử dụng đất nhưng pháp luật không cho phép bên phát sinh chi phí tiền sử dụng đất cho bên kế toán và quyết toán thuế thuê lại đất nên chi phí thuê đất không được tính vào chi phí của BCC.

- Rủi ro về chính sách:

+ Bên kế toán và quyết toán thuế cho BCC có thể phát sinh lỗ lũy kế, tuy nhiên riêng kết quả của hoạt động BCC thì có lãi. Trường hợp này thay vì được bù trừ số lãi từ BCC với số lỗ các hoạt động khác, doanh nghiệp vẫn phải nộp thuế TNDN đối với BCC; Nếu BCC lỗ nhưng các hoạt động khác có lãi, doanh nghiệp có thể không được bù trừ phần lỗ tương ứng với phần được chia trong BCC;

+ Đối với các bên khác nếu đưa TSCĐ vào dùng cho hoạt động của BCC thì có thể sẽ không được tính chi phí khấu hao là chi phí được trừ tại doanh nghiệp do không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (không phù hợp với doanh thu của các hoạt động khác).

b) Trường hợp BCC quy định chia lợi nhuận sau thuế, bên thực hiện kế toán và quyết toán thuế phải căn cứ vào bản chất của hợp đồng để kế toán một cách phù hợp theo nguyên tắc:

- Trường hợp BCC quy định các bên khác tham gia BCC được hưởng một khoản lợi nhuận cố định mà không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của hợp đồng thì mặc dù hình thức pháp lý của hợp đồng là BCC nhưng bản chất của hợp đồng là thuê tài sản. Trong trường hợp này, bên kế toán và quyết toán thuế thực chất là bên có quyền điều hành và chi phối hoạt động của BCC, phải áp dụng phương pháp kế toán thuê tài sản cho hợp đồng, ghi nhận khoản phải trả cho các bên khác là chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, cụ thể:

+ Ghi nhận toàn bộ doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của BCC trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của mình;

+ Ghi nhận toàn bộ Lợi nhuận sau thuế của BCC vào chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” của Báo cáo tình hình tài chính.

+ Các bên khác ghi nhận doanh thu cho thuê tài sản đối với khoản được chia từ BCC.

- Trường hợp BCC quy định các bên khác trong BCC chỉ được phân chia lợi nhuận nếu kết quả hoạt động của BCC có lãi, đồng thời phải gánh chịu lỗ, thì mặc dù hình thức pháp lý của BCC là chia lợi nhuận sau thuế nhưng bản chất của BCC là chia doanh thu, chi phí, các bên thường phải có quyền, điều kiện, khả năng để đồng kiểm soát hoạt động cũng như dòng tiền của BCC. Bên kế toán và quyết toán thuế phải áp dụng phương pháp kế toán BCC chia doanh thu để ghi nhận doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong kỳ, đồng thời cung cấp bằng chứng về việc quyết toán thuế cho các bên khác, cụ thể:

+ Ghi nhận trên Báo cáo kết quả kinh doanh phần doanh thu, chi phí và lợi nhuận tương ứng với phần được chia theo thỏa thuận của BCC; Bên quyết toán thuế cung cấp bản sao các hồ sơ, tài liệu về việc đã thực hiện nghĩa vụ với NSNN của BCC cho các bên trong BCC để phục vụ việc quyết toán thuế của các bên khác trong BCC;

+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Báo cáo tình hình tài chính chỉ bao gồm phần lợi nhuận sau thuế tương ứng của từng bên được hưởng.

+ Các bên khác được ghi nhận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phần doanh thu, chi phí tương ứng với phần mình được chia từ BCC, báo cáo cơ quan thuế về việc khoản doanh thu, chi phí này đã được thực hiện nghĩa vụ thuế làm căn cứ điều chỉnh số thuế TNDN phải nộp.

1.7. Khoản chênh lệch giữa giá trị vốn đã góp và giá trị hợp lý của tài sản nhận về được phản ánh vào thu nhập khác hoặc chi phí khác.

2. Phương pháp kế toán BCC theo hình thức tài sản đồng kiểm soát

2.1. Trường hợp các bên tham gia BCC góp tiền mua tài sản đồng kiểm soát, mỗi bên căn cứ vào số tiền thực góp để mua tài sản, ghi:

Nợ TK 211, 217

Nợ TK 133 (nếu có)

             Có các TK 111, 112, 331, 341.

2.2. Trường hợp các bên tham gia BCC tự thực hiện hoặc phối hợp với đối tác khác tiến hành đầu tư xây dựng  để có được tài sản đồng kiểm soát, căn cứ vào chi phí thực tế bỏ ra của từng bên tham gia BCC, ghi:

Nợ TK 241

Nợ TK 133 (nếu có)

            Có các TK 111, 112, 152, 153, 155, 156, 211,…

            Có các TK 331, 3411,…

2.3. Khi công trình đầu tư XDCB hoàn thành, đưa vào sử dụng , các bên phải quyết toán và phân chia giá trị tài sản đồng kiểm soát. Căn cứ vào biên bản chia tài sản đồng kiểm soát, các bên phải xác định giá trị hợp lý của từng tài sản để ghi nhận phù hợp với quy định pháp luật, ghi:

Nợ TK 211, 217 (Chi tiết phần tài sản đồng kiểm soát  theo giá trị hợp lý của từng phần tài sản được chia)

Nợ TK 138 (chi phí không được duyệt, phải thu hồi – nếu có)

Nợ TK 811 (nếu giá trị hợp lý của tài sản được chia nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng)

          Có TK 241

         Có TK 711 (nếu giá trị hợp lý của tài sản được chia lớn hơn chi phí đầu tư xây dựng).

2.4. Phương pháp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến kế toán chi phí, doanh thu mà các bên tham gia liên doanh tài sản đồng kiểm soát phải gánh chịu hoặc được hưởng khi tài sản đi vào hoạt động và BCC chuyển sang hình thức hoạt động đồng kiểm soát thực hiện như quy định đối với trường hợp hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát.

3. Phương pháp kế toán BCC theo hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát

3.1. Kế toán góp vốn và nhận vốn góp hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát

a) Tại bên nhận vốn góp

- Căn cứ biên bản góp vốn của các bên tham gia hợp đồng liên doanh đồng kiểm soát, bên nhận vốn góp ghi:

Nợ các TK 111, 112, 152, 155, 156,…

               Có TK 338.

Khi trả lại vốn góp cho các bên, kế toán ghi đảo bút toán trên.  Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản trả lại và giá trị khoản nhận góp của các bên, kế toán phản ánh thu nhập khác và chi phí khác.

- Nếu nhận vốn góp bằng TSCĐ mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu, bên nhận vốn góp chỉ theo dõi chi tiết trên hệ thống quản trị và thuyết minh như tài sản nhận giữ hộ.

b) Tại bên góp vốn

- Căn cứ vào biên bản góp vốn của các bên tham gia hợp đồng liên doanh đồng kiểm soát, bên góp vốn ghi:

Nợ TK 138

         Có TK 111, 112, 152, 155, 156…

Khi nhận lại vốn góp, kế toán ghi đảo bút toán trên. Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản nhận về và giá trị khoản vốn góp, kế toán phản ánh thu nhập khác hoặc chi phí khác.

- Nếu nhận vốn góp bằng TSCĐ mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu, bên góp vốn không ghi giảm TSCĐ mà phải theo dõi chi tiết trên hệ thống quản trị và thuyết minh về địa điểm đặt tài sản.

3.2. Kế toán chi phí phát sinh riêng  tại mỗi bên liên doanh

- Căn cứ vào hóa đơn, chứng từ liên quan, tập hợp chi phí phát sinh riêng mà bên liên doanh phải gánh chịu khi tham gia hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát, ghi:

Nợ các TK 154, 642 (chi tiết hợp đồng liên doanh)

Nợ TK 133 (nếu có)

      Có các TK 111, 112, 331,…

3.3. Kế toán chi phí phát sinh chung do mỗi bên tham gia liên doanh gánh chịu:

a) Kế toán tại bên tham gia liên doanh có phát sinh chi phí chung:

- Khi phát sinh chi phí chung  do mỗi bên liên doanh phải gánh chịu, căn cứ vào hóa đơn, chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 154, 642 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)

Nợ TK 133 (nếu có)

          Có các TK 111, 112, 331,…

- Nếu hợp đồng liên doanh  quy định phải phân chia chi phí chung, cuối kỳ căn cứ vào quy định của hợp đồng, kế toán lập Bảng phân bổ chi phí chung cho các bên góp vốn liên doanh và sau khi được các bên liên doanh chấp nhận, căn cứ vào chi phí được phân bổ cho các bên góp vốn li​ên doanh khác, ghi:

Nợ TK 138

          Có TK 133 (nếu chia thuế đầu vào)

          Có TK 3331 (nếu thuế đầu vào của chi phí chung đã khấu trừ hết, phải ghi tăng số thuế đầu ra phải nộp)

           Có TK 154, 642.

b) Kế toán tại bên liên doanh không hạch toán chi phí chung cho hợp đồng liên doanh :

Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí chung của hợp đồng liên doanh đã được các bên góp vốn liên doanh chấp nhận (do bên tham gia liên doanh có phát sinh chi phí chung thông báo), ghi:

Nợ các TK 154, 642 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)

Nợ các TK 133 (nếu có)

        Có TK 338 (chi tiết cho bên tham gia liên doanh có phát sinh chi phí chung).

3.4. Kế toán trong trường hợp hợp đồng chia sản phẩm:

- Khi nhận sản phẩm được chia từ hợp đồng liên doanh nhập kho, căn cứ vào phiếu giao nhận sản phẩm từ hợp đồng, phiếu nhập kho và các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 152 (nếu sản phẩm được chia chưa phải là thành phẩm cuối cùng)

Nợ TK 155 ( nếu sản phẩm được chia là thành phẩm)

Nợ TK 157 (nếu gửi sản phẩm được chia đem đi bán ngay không qua kho)

       Có TK 154 (gồm chi phí phát sinh riêng và chi phí chung mà mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu) (chi tiết cho hợp đồng liên doanh).

-  Khi nhận sản phẩm được chia từ hợp đồng và đưa vào sử dụng ngay cho sản xuất sản phẩm khác, kế toán chỉ theo dõi chi tiết đối với chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

-  Trường hợp hợp đồng liên doanh quy định không chia sản phẩm mà giao cho một bên bán ra ngoài, sau khi phát hành hóa đơn cho bên mua sản phẩm, bên bán kết chuyển chi phí riêng  và chi phí chung mà mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu vào giá vốn hàng bán, ghi:

Nợ TK 632

        Có TK 154 (gồm chi phí phát sinh riêng và chi phí chung mà mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu (chi tiết hợp đồng liên doanh).

4. Phương pháp kế toán BCC chia lợi nhuận sau thuế

4.1. Trường hợp các bên được chia một khoản cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của BCC  (Bên kế toán và quyết toán thuế kiểm soát BCC),:

a) Tại bên thực hiện kế toán và quyết toán thuế cho BCC

- Trường hợp nhận tiền, vật tư, hàng hóa của các bên góp vốn, ghi:

Nợ các TK 112, 152, 156,…

          Có TK 338.

- Khi phát sinh các khoản doanh thu, chi phí cho BCC, kế toán nhận toàn bộ doanh thu, chi phí như đối với các giao dịch của chính mình theo quy định của pháp luật.

- Khi xác định số tiền phải trả định kỳ cho các bên khác theo hợp đồng, ghi:

Nợ TK 154, 642

             Có TK 338.

- Trả lại cho các bên số tiền, vật tư đã nhận góp vốn, ghi:

Nợ TK 338

         Có TK 112, 152, 156,…

Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản trả lại và giá trị khoản vốn nhận góp của các bên, kế toán phản ánh thu nhập khác hoặc chi phí khác.

b) Tại bên không thực hiện kế toán và không quyết toán thuế cho BCC:

- Khi góp vốn vào BCC, ghi:

Nợ TK 138

         Có các TK 112, 152, 156…

- Khi nhận được thông báo về số lãi được chia từ BCC, ghi:

Nợ TK 138

        Có TK 511.

- Khi nhận lại vốn góp, ghi:

Nợ các TK 112, 152, 156,…

         Có TK 138.

Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản nhận về và giá trị khoản vốn góp, kế toán phản ánh thu nhập khác hoặc chi phí khác.

4.2. Trường hợp các bên được chia lợi nhuận phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của BCC (các bên có quyền đồng kiểm soát BCC):

a) Tại bên kế toán và quyết toán thuế

a1) Việc ghi nhận vốn góp và trả lại vốn góp cho các bên thực hiện tương tự điểm 4.1 nêu trên.

a2) Khi ghi nhận doanh thu của BCC, kế toán ghi nhận toàn bộ doanh thu phát sinh trên sổ kế toán tài khoản 511 để làm căn cứ đối chiếu, giải trình và xác định doanh thu tính thuế cho BCC:

- Ghi nhận doanh thu của BCC, ghi:

Nợ các TK 112, 131

        Có TK 511

        Có  TK 3331.

Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh danh, chỉ khoản doanh thu tương ứng với phần được hưởng mới được trình bày trong chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.

- Định kỳ, kế toán ghi giảm doanh thu của BCC tương ứng với phần các bên được hưởng, ghi:

Nợ TK 511

Nợ  TK 3331 (nếu chia cả thuế GTGT)

        Có TK 338.

a3) Khi ghi nhận chi phí của BCC, kế toán ghi nhận toàn bộ chi phí trên sổ kế toán các tài khoản chi phí liên quan để làm căn cứ đối chiếu,  xác định chi phí tính thuế của BCC:

- Khi phát sinh chi phí của BCC, ghi:

Nợ các TK 154, 642….

        Có các TK 112, 331, 154, 155,..

Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ các khoản chi phí tương ứng với phần phải gánh chịu mới được trình bày trong các chỉ tiêu về chi phí.

- Định kỳ, kế toán ghi giảm chi phí BCC tương ứng với phần của các bên khác phải gánh chịu, ghi:

Nợ TK 138

        Có các TK 154, 642.

- Khi xác định số thuế TNDN phải nộp cho BCC, bên quyết toán thuế thông báo cho các bên khác về nghĩa vụ đối với số thuế phải nộp của  từng bên, ghi:

Nợ TK 821 (số phải nộp cho bên quyết toán thuế)

Nợ TK 138  (số nộp hộ các bên khác trong BCC)

        Có TK 3334 (tổng số thuế TNDN phải nộp).

- Sau khi đối chiếu chi phí phát sinh chung mỗi bên phải gánh chịu và doanh thu chia cho các bên theo hợp đồng, kế toán bù trừ khoản phải thu khác và phải trả khác (chi tiết cho từng bên tham gia BCC), ghi:

Nợ TK 338

           Có TK 138.

b) Tại bên không kế toán và không quyết toán thuế

- Khi góp vốn vào BCC, ghi:

Nợ TK 138

          Có các TK 112, 152, 156,….

- Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí của hợp đồng liên doanh  đã được các bên góp vốn liên doanh chấp nhận (do bên kế toán và quyết toán thuế thông báo), ghi:

Nợ các TK 154, 642 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)

Nợ TK 133

         Có TK 338.

- Căn cứ số thuế TNDN phải nộp tương ứng với từng bên tham gia  BCC được bên quyết toán thuế thông báo, ghi:

Nợ TK 821

           Có TK 338.

- Căn cứ vào bảng phân bổ doanh thu đã được các bên tham gia  liên doanh xác nhận và chứng từ có liên quan do bên bán sản phẩm cung cấp, lập hóa đơn cho bên bán sản phẩm theo số doanh thu mà mình được hưởng, ghi:

Nợ TK 138 (bao gồm cả thuế GTGT nếu chia cả thuế GTGT đầu ra, chi tiết cho đối tác tham gia liên doanh bán sản phẩm)

        Có TK 511 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh và theo số tiền được chia)

        Có TK 3331 ( nếu chia thuế GTGT đầu ra).

- Sau khi đối chiếu chi phí phát sinh chung mỗi bên phải gánh chịu và doanh thu chia cho các bên theo hợp đồng, kế toán bù trừ khoản phải thu khác và phải trả khác (chi tiết cho từng bên tham gia BCC), ghi;

Nợ TK 338

       Có TK 138.

- Khi bên đối tác tham gia liên doanh thanh toán tiền bán sản phẩm, căn cứ vào số tiền thực nhận, ghi:

Nợ các  TK 111, 112 (số tiền do đối tác trong hợp đồng chuyển trả)

       Có TK 138 (chi tiết từng bên bán sản phẩm ).

- Khi nhận  lại vốn góp, ghi:

Nợ các TK 112, 152, 156,…

        Có TK 138.

Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản nhận về và giá trị khoản vốn góp, kế toán phản ánh thu nhập khác hoặc chi phí khác.

Tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản

Về đầu trang

1. Nguyên tắc kế toán

1.1. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản dự phòng tổn thất tài sản, gồm:

a) Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh: Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra do giảm giá các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ vì mục đích kinh doanh.

b) Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác: Là khoản dự phòng tổn thất do doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư bị lỗ dẫn đến nhà đầu tư có khả năng mất vốn hoặc khoản dự phòng do suy giảm giá trị các khoản đầu tư.

- Đối với khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, nhà đầu tư chỉ trích lập dự phòng khi công ty liên doanh, liên kết bị lỗ dẫn đến nhà đầu tư có khả năng mất vốn theo quy định hiện hành.

- Đối với khoản đầu tư mà nhà đầu tư nắm giữ lâu dài (không phân loại là chứng khoán kinh doanh) và nhà đầu tư không nắm quyền kiểm soát, không có ảnh hưởng đáng kể đối với bên được đầu tư, việc lập dự phòng được thực hiện như sau:

+ Đối với khoản đầu tư vào cổ phiếu niêm yết hoặc giá trị hợp lý khoản đầu tư được xác định tin cậy, việc lập dự phòng dựa trên giá trị thị trường của cổ phiếu (tương tự như dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh);

+ Đối với khoản đầu tư không xác định được giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo, việc lập dự phòng được thực hiện căn cứ vào khoản lỗ của bên được đầu tư (dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác).

c) Dự phòng phải thu khó đòi: Là khoản dự phòng phần giá trị các khoản nợ phải thu và các khoản có tính chất tương tự các khoản phải thu mà khó có khả năng thu hồi.

d) Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Là khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho.

1.2. Nguyên tắc kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh

a) Doanh nghiệp được trích lập dự phòng đối với phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra khi có bằng chứng chắc chắn cho thấy giá trị thị trường của các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ vì mục đích kinh doanh bị giảm so với giá trị ghi sổ.

b) Điều kiện, căn cứ và mức trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng thực hiện theo các quy định của pháp luật.

c) Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh được thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính:

- Nếu số dự phòng phải lập năm nay cao hơn số dư dự phòng đang ghi trên sổ kế toán thì doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí tài chính trong kỳ.

- Nếu số dự phòng phải lập năm nay thấp hơn số dư dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì doanh nghiệp hoàn nhập số chênh lệch đó và ghi giảm chi phí tài chính.

1.3. Nguyên tắc kế toán dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác

a) Đối với đơn vị được đầu tư là công ty mẹ, căn cứ để nhà đầu tư trích lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác là BCTC hợp nhất của công ty mẹ đó. Đối với các đơn vị được đầu tư là doanh nghiệp độc lập không có công ty con, căn cứ để nhà đầu tư trích lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác là Báo cáo tài chính của bên được đầu tư đó.

b) Việc trích lập và hoàn nhập khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác được thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính cho từng khoản đầu tư theo nguyên tắc:

- Nếu số dự phòng phải lập năm nay cao hơn số dư dự phòng đang ghi trên sổ kế toán thì doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí tài chính trong kỳ.

- Nếu số dự phòng phải lập năm nay thấp hơn số dư dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì doanh nghiệp hoàn nhập số chênh lệch đó và ghi giảm chi phí tài chính.

c) Giá trị tổn thất các khoản đầu tư vào đơn vị khác sau khi bù trừ với số dự phòng đã trích lập được phản ánh vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo.

1.4. Nguyên tắc kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi:

a) Khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp xác định các khoản nợ phải thu khó đòi và các khoản khác có bản chất tương tự các khoản phải thu mà có khả năng không đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi.

b) Doanh nghiệp trích lập dự phòng phải thu khó đòi khi:

- Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được, kể cả trường hợp không có biên bản đối chiếu công nợ hoặc đối tượng nợ không ký xác nhận công nợ hoặc bỏ trốn, mất tích. Việc xác định thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi phải trích lập dự phòng được căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo hợp đồng mua, bán ban đầu, không tính đến việc gia hạn nợ giữa các bên.

- Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng đối tượng nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.

c) Điều kiện, căn cứ trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi: Thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

d) Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính.

- Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.

e) Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, doanh nghiệp đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhưng vẫn không thu được nợ và xác định đối tượng nợ thực sự không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp xóa những khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán. Việc xóa các khoản nợ phải thu khó đòi phải thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp. Số nợ này được theo dõi trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp và trình bày trong thuyết minh Báo cáo tài chính. Nếu sau khi đã xóa nợ, doanh nghiệp lại đòi được nợ đã xử lý thì số nợ thu được sẽ hạch toán vào tài khoản 711 "Thu nhập khác".

g) Đối với khoản tổn thất về nợ phải thu nếu đã được trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi thì doanh nghiệp sử dụng số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập để bù đắp, trường hợp số dự phòng đã trích lập không đủ bù đắp tổn thất thì số tổn thất còn lại được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

1.5. Nguyên tắc kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

a) Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi có những bằng chứng tin cậy về sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho. Dự phòng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng tồn kho và nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá.

b) Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm lập Báo cáo tài chính. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện theo quy định hiện hành.

c) Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.

d) Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc bán chúng.

đ) Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng loại vật tư, hàng hóa, từng loại dịch vụ cung cấp dở dang, xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập:

- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán.

- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán.

e) Đối với khoản tổn thất hàng tồn kho nếu đã được trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho thì doanh nghiệp sử dụng số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập để bù đắp, trường hợp số dự phòng đã trích lập không đủ bù đắp tổn thất thì số tổn thất còn lại được tính vào giá vốn hàng bán.

g) Doanh nghiệp không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho đầu tư xây dựng cơ bản, dùng cho sản xuất sản phẩm nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được bán với giá bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản

Bên Nợ:

- Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng tổn thất tài sản phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết;

- Bù đắp phần giá trị tổn thất của tài sản từ số dự phòng đã trích lập.

Bên Có:

Trích lập các khoản dự phòng tổn thất tài sản tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

Số dư bên Có: Số dự phòng tổn thất tài sản hiện có cuối kỳ.

Tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản có 4 tài khoản cấp 2

Tài khoản 2291 - Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh.

Tài khoản 2292 - Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng do doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư bị lỗ dẫn đến nhà đầu tư có khả năng mất vốn hoặc khoản dự phòng do suy giảm giá trị các khoản đầu tư.

Tài khoản 2293 - Dự phòng phải thu khó đòi: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu và các khoản có bản chất tương tự các khoản phải thu mà có khả năng không thu hồi được.

Tài khoản 2294 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

3.1. Phương pháp kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh

a) Khi lập BCTC, căn cứ vào biến động giá trị thị trường của từng mã, loại chứng khoán kinh doanh, nếu số dự phòng phải trích lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 635

        Có TK 229 (2291).

b) Khi lập BCTC, căn cứ vào biến động giá trị thị trường của từng mã, loại chứng khoán kinh doanh, nếu số dự phòng phải trích lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng phải trích lập kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 (2291)

       Có TK 635.

3.2. Phương pháp kế toán dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác

a) Khi lập BCTC, nếu số dự phòng phải trích lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 635

      Có TK 229 (2292).

b) Khi lập BCTC, nếu số dự phòng phải trích lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập từ kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 (2292)

       Có TK 635.

c) Khi tổn thất thực sự xảy ra, các khoản đầu tư không còn khả năng thu hồi hoặc giá trị thu hồi thấp hơn giá trị gốc ban đầu, doanh nghiệp có quyết định dùng khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác đã trích lập để bù đắp tổn thất, ghi:

Nợ các TK 111, 112….(nếu có)

Nợ TK 229 (2292) (số đã lập dự phòng )

Nợ TK 635 (số chưa lập dự phòng)

         Có TK 228  (giá gốc khoản đầu tư bị tổn thất).

3.3. Phương pháp kế toán dự phòng phải thu khó đòi

a) Khi lập BCTC, căn cứ vào các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở các kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 642

       Có TK 229 (2293).

b) Khi lập BCTC, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 (2293)

        Có TK 642.

c) Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được, kế toán thực hiện  xóa nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào quyết định xóa nợ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331, 334,…(phần tổ chức cá nhân phải bồi thường)

Nợ TK 229 (2293) (phần đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 (phần được tính vào chi phí)

      Có TK 131, 138, 128,….

d) Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xóa nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Nợ  các TK 111, 112,…

       Có TK 711.

đ) Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thỏa thuận, tùy từng trường hợp thực tế, kế toán ghi nhận như sau:

- Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Theo giá  bán thỏa thuận)

Nợ các TK 642 (số tổn thất từ việc bán nợ)

        Có các TK 131, 138, 128,…

-   Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ thì số tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

Nợ TK 229 (2293) (Số đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 (số tổn thất từ việc bán nợ)

          Có các TK 131, 138, 128,…

3.4. Phương pháp kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

a) Khi lập BCTC, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước , kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 632

          Có TK 229 (2294).

b) Khi lập BCTC, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ  TK 229 (2294)

        Có TK 632.

c) Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:

Nợ TK 229 (số được bù đắp bằng dự phòng)

Nợ TK 632 (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng)

        Có các TK 152, 153, 155, 156.

Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Về đầu trang

1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này phản ánh chi phí thực hiện các dự án đầu tư XDCB (bao gồm chi phí mua sắm mới TSCĐ, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình) và tình hình quyết toán dự án đầu tư XDCB ở các doanh nghiệp có tiến hành công tác mua sắm TSCĐ, đầu tư XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ.

Công tác đầu tư XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ của doanh nghiệp có thể được thực hiện theo phương thức giao thầu hoặc tự làm. Ở các doanh nghiệp tiến hành đầu tư XDCB theo phương thức tự làm thì tài khoản này phản ánh cả chi phí phát sinh trong quá trình xây lắp, sửa chữa.

b) Chi phí thực hiện các dự án đầu tư XDCB là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình được xác định theo quy định hiện hành, đồng thời phải phù hợp những yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ và được thực hiện theo quy chế về quản lý đầu tư XDCB. Chi phí đầu tư XDCB, bao gồm:

- Chi phí xây dựng;

- Chi phí thiết bị;

- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

- Chi phí quản lý dự án;

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;

- Chi phí khác.

Tài khoản 241 được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình và ở mỗi hạng mục công trình phải được hạch toán chi tiết từng nội dung chi phí đầu tư XDCB và được theo dõi lũy kế kể từ khi khởi công đến khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

c) Khi đầu tư XDCB các chi phí xây lắp, chi phí thiết bị thường tính trực tiếp cho từng công trình; Các chi phí quản lý dự án và chi phí khác thường được chi chung. Chủ đầu tư phải tiến hành tính toán, phân bổ chi phí quản lý dự án và chi phí khác cho từng công trình theo nguyên tắc:

- Nếu xác định được riêng các chi phí quản lý dự án và chi phí khác liên quan trực tiếp đến từng công trình thì tính trực tiếp cho công trình đó;

- Các chi phí quản lý dự án và chi phí chung có liên quan đến nhiều công trình mà không tính trực tiếp được cho từng công trình thì đơn vị được quyền phân bổ theo những tiêu thức phù hợp nhất với từng công trình.

d) Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, duy trì cho TSCĐ hoạt động bình thường được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Đối với các TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật phải sửa chữa, bảo trì, duy tu định kỳ mà không làm tăng giá trị tài sản, doanh nghiệp được trích lập dự phòng phải trả và tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh để có nguồn trang trải hoặc được phân bổ dần theo quy định khi việc sửa chữa, bảo trì phát sinh.

đ) Chủ đầu tư xây dựng bất động sản sử dụng tài khoản này để tập hợp chi phí xây dựng TSCĐ hoặc bất động sản đầu tư. Trường hợp bất động sản xây dựng sử dụng cho nhiều mục đích (làm văn phòng, cho thuê hoặc để bán, ví dụ như tòa nhà chung cư hỗn hợp) thì kế toán vẫn tập hợp chi phí phát sinh liên quan trực tiếp tới việc đầu tư xây dựng trên TK 241. Khi công trình, dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, kế toán căn cứ cách thức sử dụng tài sản trong thực tế để kết chuyển chi phí đầu tư xây dựng phù hợp với bản chất của từng loại tài sản.

e) Đối với hoạt động XDCB dở dang mà phải thanh toán cho nhà thầu bằng ngoại tệ: Chi phí XDCB dở dang được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm công trình XDCB hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng. Trường hợp doanh nghiệp ứng trước cho nhà thầu bằng ngoại tệ thì chi phí XDCB dở dang tương ứng với số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, chi phí XDCB dở dang tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm công trình XDCB hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng.

g) Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ quá trình đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn trước hoạt động hoặc khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động (kể cả việc đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng) đều được tính ngay vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ) tại thời điểm phát sinh.

h) Trường hợp dự án đầu tư bị hủy bỏ, doanh nghiệp phải tiến hành thanh lý và thu hồi các chi phí đã phát sinh của dự án. Phần chênh lệch giữa chi phí đầu tư thực tế phát sinh và số thu từ việc thanh lý được ghi nhận vào chi phí khác hoặc xác định trách nhiệm bồi thường của tổ chức, cá nhân để thu hồi.

i) Các chi phí khác phát sinh như chi phí lãi vay được vốn hóa, chi phí đấu thầu (sau khi bù trừ với số tiền thu từ việc bán hồ sơ thầu), chi phí tháo dỡ hoàn trả mặt bằng (sau khi bù trừ với số phế liệu có thể thu hồi) được hạch toán vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

k) Trường hợp hoạt động sản xuất thử không tạo ra sản phẩm thì toàn bộ chi phí chạy thử được hạch toán vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang; Trường hợp hoạt động sản xuất thử tạo ra sản phẩm sản xuất thử thì toàn bộ chi phí chạy thử có tải để sản xuất ra sản phẩm sản xuất thử được tập hợp trên TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, phần chênh lệch giữa chi phí sản xuất thử với số thu từ việc bán sản phẩm sản xuất thử được hạch toán vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2411 - Mua sắm TSCĐ: Phản ánh chi phí mua sắm TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí mua sắm TSCĐ trong trường hợp phải qua lắp đặt, chạy thử trước khi đưa vào sử dụng (kể cả mua TSCĐ mới hoặc đã qua sử dụng). Nếu mua sắm TSCĐ về phải đầu tư, trang bị thêm mới sử dụng được thì mọi chi phí mua sắm, lắp đặt và trang bị thêm cũng được phản ánh vào tài khoản này.

- Tài khoản 2412 - Xây dựng cơ bản: Phản ánh chi phí đầu tư XDCB và tình hình quyết toán vốn đầu tư XDCB. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình (theo từng đối tượng tài sản hình thành qua đầu tư) và ở mỗi đối tượng tài sản phải theo dõi chi tiết từng nội dung chi phí đầu tư XDCB.

- Tài khoản 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ: Phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Trường hợp sửa chữa thường xuyên TSCĐ thì không hạch toán vào tài khoản này mà tính thẳng vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Bên Nợ:

- Chi phí đầu tư XDCB, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh (TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình);

- Chi phí mua sắm bất động sản đầu tư (trường hợp cần có giai đoạn đầu tư xây dựng);

- Chi phí đầu tư XDCB bất động sản đầu tư;

- Chi phí cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn TSCĐ, BĐSĐT.

Bên Có:

- Giá trị TSCĐ hình thành qua đầu tư XDCB, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng;

- Giá trị bất động sản đầu tư hình thành qua đầu tư XDCB đã hoàn thành;

- Giá trị công trình bị loại bỏ và các khoản chi phí duyệt bỏ khác kết chuyển khi quyết toán được duyệt;

- Kết chuyển chi phí cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn TSCĐ, BĐSĐT phát sinh sau ghi nhận ban đầu vào các tài khoản có liên quan khi quyết toán được duyệt.

Số dư Nợ:

- Chi phí dự án đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ, BĐSĐT dở dang;

- Giá trị công trình xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ, BĐSĐTT đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng hoặc quyết toán chưa được duyệt;

- Giá trị bất động sản đầu tư đang đầu tư xây dựng dở dang.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

3.1. Kế toán chi phí đầu tư XDCB

3.1.1. Trường hợp ứng trước tiền cho nhà thầu

a) Trường hợp ứng trước bằng đồng tiền ghi sổ kế toán:

- Ghi nhận số tiền ứng trước cho nhà thầu bằng đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:

Nợ TK 331

        Có TK 112.

-    Khi nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành, kế toán ghi nhận chi phí XDCB dở dang đối với số tiền ứng trước, ghi:

Nợ TK 241

         Có TK 331.

b) Trường hợp ứng trước bằng ngoại tệ:

-  Ghi nhận số tiền ứng trước cho nhà thầu bằng ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi:

+ Trường hợp bên Có TK tiền sử dụng tỷ giá ghi sổ:

Nợ TK 331

Nợ TK 635 (nếu phát sinh lỗ tỷ giá)

      Có các TK 111, 112 (1112, 1122) (Tỷ giá ghi sổ)

      Có TK 515 (nếu phát sinh lãi tỷ giá)

+ Trường hợp bên Có TK tiền sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế:

Nợ TK 331

        Có các TK 111, 112 (1112, 1122).

Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ được ghi nhận ngay tại thời điểm ứng trước tiền cho nhà thầu hoặc ghi nhận định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý doanh nghiệp.

(+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ TK 635 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước)

        Có các TK 111, 112 (1112, 1122)

(+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (1112, 1122) (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước)

          Có các TK 515.

- Khi nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành, chi phí XDCB dở dang tương ứng với số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, chi phí XDCB dở dang tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm công trình XDCB hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 241

        Có TK 331.

3.1.2. Nhận khối lượng XDCB, khối lượng sữa chữa TSCĐ hoàn thành do bên nhận thầu bàn giao, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, căn cứ hợp đồng giao thầu, biên bản nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành và hóa đơn, ghi:

Nợ TK 241 (2412, 2413)

Nợ TK 133 (1332) (nếu có)

       Có TK 331.

- Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang bao gồm cả thuế GTGT.

3.1.3. Khi mua thiết bị đầu tư XDCB, nếu thuế GTGT  đầu vào được khấu trừ, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho, ghi:

Nợ TK 152

Nợ TK 133 (1332)

        Có TK 331.

Trường hợp chuyển thẳng thiết bị không cần lắp đến địa điểm thi công giao cho bên nhận thầu, ghi:

Nợ TK 241

Nợ TK 133 (1332)

        Có TK 331

         Có TK 151.

3.1.4. Trả tiền cho người nhận thầu, người cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ có liên quan đến đầu tư XDCB, ghi:

Nợ TK 331

       Có các TK 111, 112,…

3.1.5. Xuất thiết bị đầu tư XDCB giao cho bên nhận thầu:

a) Đối với thiết bị không cần lắp, ghi:

Nợ TK 241

       Có TK 152.

b) Đối với thiết bị cần lắp:

- Khi xuất thiết bị giao cho bên nhận thầu, kế toán chỉ theo dõi chi tiết thiết bị đưa đi lắp.

- Khi có khối lượng lắp đặt hoàn thành của bên B bàn giao, được nghiệm thu và chấp hành thanh toán, thì giá trị thiết bị đưa đi lắp mới được tính vào chi phí đầu tư XDCB, ghi:

Nợ TK 241 (2412)

       Có TK 152.

3.1.6. Khi phát sinh các chi phí khác, như chi phí lãi vay được vốn hóa, chi phí đấu thầu ( sau khi bù trừ với số tiền thu từ việc bán hồ sơ thầu), chi phí tháo dỡ hoàn trả mặt bằng (sau khi bù trừ với số phế liệu có thể thu hồi)…ghi:

Nợ TK 241 (2412)

Nợ TK 133 (1332) (nếu có)

        Có các TK 111, 112, 331, 335,…

Số tiền bán hồ sơ thầu sau khi bù trừ chi phí đấu thầu, nếu còn thừa được kế toán giảm chi phí đầu tư xây dựng (ghi vào bên có TK 2412)

3.1.7. Đối với chi phí chạy thử và số thu từ việc bán sản phẩm sản xuất thực hiện như sau:

a) Đối với hoạt động chạy thử không sản xuất ra sản phẩm thử, ghi:

Nợ TK 241

      Có các TK liên quan.

b) Đối với hoạt động sản xuất thử tạo ra sản phẩm sản xuất thử:

- Khi phát sinh chi phí chạy thử có tải để sản xuất ra sản phẩm thử, kế toán tập hợp toàn bộ chi phí, ghi:

Nợ TK 154

          Có các TK liên quan.

- Khi nhập kho sản phẩm sản xuất thử, ghi:

Nợ  TK 155

       Có TK 154.

- Khi xuất bán sản phẩm sản xuất thử:

Nợ các TK 111, 112, 131

      Có TK 154 (bán ngay không qua nhập kho)

     Có TK 155

     Có TK 3331 (nếu có).

- Kết chuyển phần chênh lệch giữa chi phí sản xuất thử và số thu từ việc bán sản phẩm sản xuất thử:

+ Trường hợp chi phí sản xuất thử lớn hơn số thu từ việc bán sản phẩm sản xuất thử, kế toán kết chuyển phần chênh lệch để ghi tăng chi phí đầu tư XDCB dở dang, ghi:

Nợ TK 241

       Có TK 154.

+ Trường hợp chi phí sản xuất thử nhỏ hơn số thu từ việc bán sản phẩm sản xuất thử, kế toán kết chuyển phần chênh lệch để ghi giảm chi phí đầu tư XDCB dở dang, ghi:

Nợ TK 154

           Có TK 241.

3.1.8. Khi công trình hoàn thành, việc nghiệm thu tổng thể đã được thực hiện xong, tài sản được bàn giao và đưa vào sử dụng: Nếu quyết toán được duyệt ngay thì căn cứ vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư được duyệt để ghi sổ. Nếu quyết toán chưa được phê duyệt thì ghi tăng giá trị của tài sản hình thành qua đầu tư theo giá tạm tính (giá tạm tính là chi phí thực tế đã bỏ ra để có được tài sản, căn cứ vào TK 241 để xác định giá tạm tính). Cả 2 trường hợp đều ghi như sau:

Nợ TK 211, 217

Nợ TK 155 (sau khi hoàn thành có một phần BĐS dùng để bán mà trước đây chưa hạch toán riêng được trên tài khoản 154).

       Có TK 241  ( giá được duyệt hoặc giá tạm tính).

Trường hợp công trình đã hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục bàn giao tài sản để đưa vào sử dụng, đang chờ lập hoặc duyệt quyết toán thì kế toán phải mở sổ chi tiết tài khoản 241 “XDCB dở dang” theo dõi riêng công trình hoàn thành chờ bàn giao và duyệt quyết toán.

3.1.9. Khi quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành được duyệt  thì kế toán điều chỉnh lại giá tạm tính theo giá trị tài sản được duyệt, ghi:

- Nếu giá trị tài sản hình thành qua đầu tư XDCB được duyệt có giá trị thấp hơn giá tạm tính:

Nợ TK 138 (chi phí duyệt bỏ phải thu hồi)

          Có các TK 211, 217, 155.

- Nếu giá trị tài sản hình thành qua đầu tư XDCB được duyệt có giá trị cao hơn giá tạm tính:

Nợ các TK 211, 217, 155

         Có các TK liên quan.

- Nếu TSCĐ hình thành bằng quỹ phúc lợi và dùng vào mục đích phúc lợi, khi chủ đầu tư duyệt quyết toán vốn đầu tư, kế toán ghi tăng quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ:

Nợ TK 3532

           Có TK 3533.

3.1.10. Trường hợp dự án đầu tư bị hủy bỏ hoặc thu hồi, kế toán thanh lý dự án và thu hồi chi phí đầu tư. Phần chênh lệch giữa chi phí đầu tư và số thu từ việc thanh lý được phản ánh vào chi phí khác hoặc xác định trách nhiệm bồi thường của tổ chức, cá nhân, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (số thu từ việc thanh lý dự án)

Nợ TK 138 (số tổ chức, cá nhân phải bồi thường)

Nợ TK 811 (số được tính vào chi phí)

         Có TK 241.

3.2. Kế toán sữa chữa lớn TSCĐ, BĐSĐT:

Công tác sữa chữa lớn  TSCĐ, BĐSĐT của doanh nghiệp cũng có thể tiến hành theo phương thức tự làm hoặc giao thầu.

a) Khi chi phí sữa chữa lớn TSCĐ, BĐSĐT phát sinh được tập hợp vào bên Nợ TK 241 (2413) và được chi tiết cho từng công trình, công việc sữa chữa TSCĐ. Căn cứ chứng từ phát sinh chi phí để hạch toán:

- Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 241 (2413)

Nợ TK 133 (1332)

        Có các TK 111, 112, 152, 214,…

- Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì chi phí sữa chữa TSCĐ bao gồm cả thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 241 (2413)

       Có các TK 111, 112, 152, 214, 334,…

b) Khi công trình sữa chữa hoàn thành, nếu không đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ, BĐSĐT, ghi:

Nợ TK 242 (nếu chi phí sữa chữa lớn TSCĐ được phân bổ dần)

Nợ TK 352 (nếu trích trước chi phí sữa chữa định kỳ)

        Có TK 241 (2413).

Trường hợp sữa chữa cải tạo, nâng cấp thỏa mãn điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ, BĐSĐT ghi:

Nợ TK 211, 217

        Có TK 241 (2413).

Tài khoản 242 - Chi phí trả trước

Về đầu trang

1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều kỳ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí SXKD của các kỳ kế toán sau.

b) Các nội dung được phản ánh là chi phí trả trước, gồm:

- Chi phí trả trước về thuê cơ sở hạ tầng, thuê hoạt động TSCĐ (quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác) phục vụ cho sản xuất, kinh doanh nhiều kỳ kế toán.

- Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động có giá trị lớn được phân bổ theo quy định của pháp luật hiện hành;

- Chi phí mua bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản,...) và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều kỳ kế toán;

- Công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán;

- Lãi tiền vay trả trước cho nhiều kỳ kế toán;

- Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phân bổ theo quy định của pháp luật hiện hành;

- Chi phí nghiên cứu và chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu được phân bổ dần theo quy định của pháp luật hiện hành;

- Các khoản chi phí trả trước khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ kế toán.

c) Việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD từng kỳ kế toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý.

d) Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước theo từng kỳ hạn trả trước đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ kế toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí.

đ) Đối với các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ, trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ chắc chắn nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và phải đánh giá lại theo tỷ giá chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm báo cáo.

Việc xác định tỷ giá chuyển khoản trung bình và xử lý chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại chi phí trả trước là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại Điều 52 Thông tư này.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 242 - Chi phí trả trước

Bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước phát sinh trong kỳ.

Bên Có: Các khoản chi phí trả trước đã tính vào chi phí SXKD trong kỳ.

Số dư bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước chưa tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

a) Khi phát sinh các khoản chi phí trả trước phải phân bổ dần vào chi phí SXKD của nhiều kỳ.
Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí di chuyển địa điểm kinh doanh ghi:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

        Có các TK 111, 112, 153, 331, 334, 338,…

Định kỳ tiến hành phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD, ghi:

Nợ các TK 154, 635, 642

       Có TK 242 – Chi phí trả trước.

b) Khi trả trước tiền thuê TSCĐ, thuê cơ sở hạ tầng theo phương thức thuê hoạt động và phục vụ hoạt động kinh doanh cho nhiều kỳ, ghi:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

       Có các TK 111, 112,…

– Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, chi phí trả trước bao gồm cả thuế GTGT.

c) Đối với công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nhiều kỳ, khi xuất dùng, cho thuê, ghi:

– Khi xuất dùng hoặc cho thuê:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước

       Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

– Định kỳ tiến hành phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê đã xuất kho theo tiêu thức hợp lý:

Nợ các TK 154, 642,…

      Có TK 242 – Chi phí trả trước

d) Trường hợp mua TSCĐ và bất động sản đầu tư theo phương thức trả chậm, trả góp.

– Khi mua TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình hoặc mua bất động sản đầu tư theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho SXKD, hoặc để nắm giữ chờ tăng giá hoặc cho thuê hoạt động:

Nợ các TK 2111, 2113, 217 (nguyên giá – ghi theo giá mua trả tiền ngay)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa Tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ (-) Thuế GTGT (nếu có))

      Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).

– Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, kế toán ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

      Có các TK 111, 112 (số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).

– Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

      Có TK 242 – Chi phí trả trước.

đ) Trường hợp chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh lớn, doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ, phải phân bổ chi phí vào nhiều kỳ kế toán, khi công việc sửa chữa hoàn thành:

- Kết chuyển chi phí sửa chữa TSCĐ vào tài khoản chi phí trả trước, kế toán ghi:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước.

       Có TK 241 – XDCB dở dang (2413).

- Định kỳ, tính và phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, ghi:

Nợ các TK 154, 642,…

      Có TK 242 – Chi phí trả trước.

e) Trường hợp doanh nghiệp trả trước lãi tiền vay cho bên cho vay:

– Khi trả trước lãi tiền vay, ghi:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước

      Có các TK 111, 112.

– Định kỳ, khi phân bổ lãi tiền vay theo số phải trả từng kỳ vào chi phí tài chính hoặc vốn hoá tính vào giá trị tài sản dở dang, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (chi phí đi vay ghi vào chi phí SXKD trong kỳ)

Nợ TK 241 – XDCB dở dang (nếu chi phí đi vay được vốn hoá vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang)

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (nếu chi phí đi vay được vốn hoá vào giá trị tài sản sản xuất dở dang)

       Có TK 242 – Chi phí trả trước.

g) Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết lỗ chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động phải kết chuyển toàn bộ số lỗ lũy kế đang theo dõi trên tài khoản 242 sang tài khoản 635 – Chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Về đầu trang

       Có TK 242 – Chi phí trả trước.

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »