Thấy gì sau gần một tháng áp dụng thuế khoán mới?

>> Lưu ý thuế khoán đối với cá nhân kinh doanh từ 01/01/2015

Thấy gì sau gần một tháng áp dụng thuế khoán mới?
Sau gần một tháng áp dụng mức thuế khoán mới đối với hộ kinh doanh, cá nhân knh doanh  theo Luật số 71/2014/QH13 hiệu lực từ tháng 01/01/2015. Dư luận rất quan tâm và có những ý kiến phản hồi khác nhau từ chính những người trong cuộc.

1. Đơn giản hóa thủ tục, khắc phục một số bất cập về thuế

Không thể phủ nhận Luật thuế mới đã có những thay đổi “thoáng” hơn không những cho người nộp thuế mà cơ quan quan thuế cũng đỡ vấp vả hơn trong việc quản lý thuế. 

Chẳng hạn trước đây việc ấn định thuế khoán dựa trên doanh số, chi phí, các khoản trừ (doanh thu – chi phí) … rẩt khó xác định khi cá nhân kinh doanh không có sổ sách, chứng từ. Nên việc xác định thuế khoán của cán bộ thuế mang nặng cảm tính, dễ phát sinh tiêu cực khi có sự thỏa hiệp giữa người nộp thuế với cán bộ thuế.

Tất cả cá nhân kinh doanh đều phải nộp thuế theo hình thức khoán căn cứ trên tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh. Chỉ thu với mức 0,5%, 1% hay 2% trên doanh số thay vì như trước đây tính thuế TNCN theo mức lũy tiến tăng dần theo mức 5% - 10% và cao nhất đến 35%.

2. Thuế khoán mới: Người dân có lợi ?

Không hẳn như thế, do Luật thuế mới bỏ mức giảm trừ gia cảnh, do cách tính mới, người nộp thuế có mức thu nhập ở mức trung bình có thể nộp thuế cao hơn so với trước đây, cụ thể:

- Người nộp thuế có doanh thu từ 8,4-30 triệu đồng/tháng, phải nộp thuế từ 5-18 triệu đồng/năm. Trong khi trước đây, ở mức doanh thu này, người nộp thuế không phải nộp thuế do đã được giảm trừ gia cảnh bản thân (9 triệu đồng/tháng).

- Ở mức doanh thu từ 30 triệu đồng/tháng: doanh thu càng thấp thì sự chênh lệch thuế càng cao. Cụ thể, doanh thu 30,5 triệu/tháng thì trước đây chỉ nộp thuế 90.000 đồng/năm; còn theo cách tính thuế mới thì số thuế phải nộp lên đến 18,3 triệu đồng/năm, tăng hơn 20.000%!

Trong khi đó, cá nhân kinh doanh có doanh thu trên 2014 triệu đồng/tháng thì thuế phải nộp có chiều hướng giảm (!). Cụ thể, doanh thu 250 triệu đồng/tháng thì theo cách tính trước, thuế phải nộp gần 170 triệu đồng/năm nhưng thuế mới giảm hẳn, còn 150 triệu đồng/năm.

3. Người trong cuộc nói gì ?

Phản hồi từ người nộp thuế:

Một người dân cho thuê nhà tại Tp.HCM bức xúc: tôi có khoảng 20 phòng trọ cho công nhân thuê, giá 800.000 đồng/phòng/tháng. Hai năm 2013, 2014 tôi có làm cam kết không tăng giá phòng nên được miễn thuế GTGT và thuế TNCN. Năm 2015, Luật thuế không cho miễn giảm, lại tính thuế khoán không cho trừ gia cảnh. Luật mới chỉ nói “cho thuê tài sản” 5%, “dịch vụ” thì 2% mà không nói rõ hộ như tôi đóng 2% hay 5%?.

Bà Ba, chủ một tiệm phở lâu năm tại quận 1, TP HCM cũng khá bức xúc: Một tô phở giá 30.000 đồng nhưng nó "cõng" trên lưng tiền thuê nhà, tiền thuê 4-5 người, tiền đầu tư bàn, ghế, tiền thịt bò, bánh phở, rau… Tính kiểu này, chưa thu được vốn đã phải đóng thuế. Bán 10 tô phở một ngày đã phải đóng thuế thì chỉ có nước dẹp tiệm ...

Cơ quan chức năng nói gì?

Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn- Thứ trưởng Bộ tài chính được Báo SGGP dẫn lời nói: Chính sách thuế ban hành không vì số thu (Vì số thu từ hộ kinh doanh cá thể chỉ chiếm 1,8% số thu ngân sách Nhà nước), cách tính thuế trực tiếp trên doanh số của hộ kinh doanh cá thể là hoàn toàn đúng với thực tiễn, đúng với xu hướng phát triển, đúng với thông lệ quốc tế.

Ông Tuấn khẳng định "trong Nghị quyết của Quốc hội hay trong Nghị quyết giao nhiệm vụ thu thuế, có nguyên tắc rõ ràng là hộ trước đây không thu thì nay tiếp tục không thu. Đối với những hộ đang nộp thuế khoán thì vẫn khoán theo năm. Nếu có tăng thuế khoán cũng không được tăng cao hơn chỉ số giá và tăng trưởng kinh tế...".

Trong khi đó, báo Thanh Niên được dẫn lời bà Nguyễn Thị Hạnh, Vụ trưởng Vụ Thuế thu nhập cá nhân (Tổng cục Thuế) cho rằng, Luật thuế sửa đổi năm 2015 chỉ nhằm mục tiêu đơn giản thủ tục hành chính cho người dân. Do đó, ngành thuế đảm bảo sẽ không xảy ra việc hộ kinh doanh phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động kinh doanh của hộ bị lỗ do thuế tăng cao.

Theo bà Hạnh, hoạt động kinh doanh bất động sản bao gồm mua, bán, cho thuê và điều hành bất động sản. Với nhóm ngành dịch vụ lưu trú áp dụng thuế suất 2%, đối với cho thuê nhà theo hình thức kinh doanh bất động sản thì áp dụng thuế suất 5%. Dự kiến thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn cụ thể vấn đề này.
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »