Tìm hiểu phân tích kỹ thuật qua chỉ số Stochastic Oscillator


Tìm hiểu phân tích kỹ thuật qua chỉ số Stochastic Oscillator
Ở góc độ phân tích kỹ thuật, thị trường chứng khoán được phân thành hai loại: thị trường có xu hướng (trending market) và thị trường dao động (range bound market). Đây là điều cơ bản nhất và cũng là chìa khóa để thành công trong phân tích kỹ thuật bởi thị trường sẽ chỉ ra nhóm công vụ kỹ thuật thích hợp nhất cho nhà đầu tư.

Cùng với hai dạng thị trường là hai nhóm công cụ phân tích kỹ thuật: Nhóm chỉ số dao động (oscillators) và nóm có xu hướng (trend indicators). Các chỉ số thuộc nhóm dao động được tạo ra chủ yếu để dự báo khả năng đảo chiều.

Nói cách khác, nhóm chỉ số dao động sẽ cho nhà đầu tư biết khi nào xu hướng hiện hữu của thị trường thực sự "đuối" và có khả năng quay đầu. Nhóm các chỉ số xu hướng thì được dùng để phân tích khả năng tiếp diễn hay đảo chiều của xu hướng đang diễn ra.

Một xu hướng hoặc sẽ tiếp diễn hoặc sẽ đảo chiều. Do đó, chỉ một trong hai nhóm chỉ số kỹ thuật trở nên hiệu quả trong giai đoạn nhất định. Cụ thể, khi thị trường đã tăng mạnh mẽ trong thời gian dài, các chỉ số dao động sẽ giúp nhà đầu tư dự đoán thời điểm đảo chiều và chốt lời ở mức giá tốt nhất trong khi các chỉ số xu hướng lại vẫn cho dấu hiệu tăng nên không nói lên điều gì rõ ràng.

>> Tìm hiểu phân tích kỹ thuật với chỉ số dao động Commodity Channel Index (CCI)
>> Tìm hiểu phân tích kỹ thuật với chỉ số sức mua/bán tương đối RSI
>> Phân tích kỹ thuật với đường trung bình động MACD
>> Phân tích kỹ thuật với dải băng Bollinger Band
>> Tìm hiểu phân tích kỹ thuật qua chỉ báo ADX

Trong tình hình thị trường hiện nay, việc xác định điểm mua vào/ bán ra rất được nhà đầu tư quan tâm do thị trường khó có khả năng tăng mạnh trong nhiều phiên liên tiếp. Ra, vào đúng lúc phải dựa trên quan sát tâm lý thị trường cũng như phân tích kỹ thuật. Stochastic là công cụ kỹ thuật khá hiệu quả hỗ trợ nhà đầu tư đưa ra các quyết định trên.

Stochastic Oscillator, được George Lane giới thiệu vào những năm 1950, cơ bản dựa trên so sánh giá đóng cửa hiện tại với biên độ giá cao nhất- thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Stochastic gồm có 0 loại: slow, past và full. Do full Stochastic không được sử dụng phổ biến nên chúng tôi không đi vào chi tiết trong bài viết này.

Stochastic gồm hai đường là %K và %D. Fast Stochastic gồm "%K fast" và "% D% fast". Stochastic Oscillator gồm "%K slow" và "%D slow". %D được tính bằng cách lấy trung bình động ngắn hạn của %K. Quan sát các biểu đồ kỹ thuật, nhà đầu tư sẽ nhận thấy đi kèm với %K, %D là hai từ "slow" và "fast", thể hiện độ nhạy với thay đổi giá của hai đường nói trên.

Quy trình tính tính toán của Stochastic khá phức tạp so với các chỉ số khác cùng loại. Nói một cách tổng quát, %K fast sẽ được tính đầu tiên bằng công thức dưới đây với n là số ngày giao dịch. Sau khi có được %K fast, nhà đầu tư có thể lần lượt tính %D fast và slow stochastic bằng công thức trung bình động (moving average).

Tìm hiểu phân tích kỹ thuật qua chỉ số Stochastic Oscillator


%K và %D sẽ dao động trong khoảng 0 đến 100. Dựa trên lý thuyết mà nói, khi Stochastic đạt trên 80, thị đã đi vào vùng mua quá (overbought).

Ngược lại, thị trường sẽ rơi vào tình trạng bán quá (oversold) khi Stochastic xuống dưới mốc 20. Trên thực tế, giá vẫn có thể tiếp tục duy trì xu hướng dù Stochastic đã đi vào vùng mua quá hay bán quá.

Tìm hiểu phân tích kỹ thuật qua chỉ số Stochastic Oscillator


Với thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư nên chọn sử dụng "%K slow" của slow Stochastic. Fast Stochastic có khả năng đưa ra những tín hiệu sớm hơn và cũng vì vậy mà rủi ro sai lệch cũng sẽ cao hơn. Thêm vào đó, thay vì chốt lời khi Stochastic đi vào vùng mua quá, nhà đầu tư có thể chờ đến khi đường %K quay đầu đi xuống khỏi vùng này. Tương tự, nhà đầu tư sẽ mua vào khi Stochastic dưới vùng bán quá đi lên khỏi mốc 20. Nếu nhà đầu tư tìm kiếm yếu tố khẳng định các tín hiệu trên thì có thể quan sát sự giao nhau của hai đường %K slow và %D slow.

Tìm hiểu phân tích kỹ thuật qua chỉ số Stochastic Oscillator

Ngoài ra, một số quan điểm cho rằng khi Stochastic giảm từ vùng mua quá xuống nhưng đột ngột qua đầu thì nhà đầu tư nên xem xét mua vào. Áp dụng cho xu hướng tăng, nhà đầu tư có thể chốt lời nếu Stochastic đột ngột giảm sao khi tăng mạnh từ dưới vùng bán quá (hình 1). Nhà đầu tư cũng nên lưu ý yếu tố T+2 trước khi tham gia hoặc thoát ra thị trường đang tăng/ giảm mạnh. Stochastic đảo chiều đột ngột nhưng liệu giá đóng cửa T+3 có cao hơn giá mua vào hiện tại?

Phân tích kỹ thuật là quá trình tổng hợp dữ liệu lịch sử để dự báo các khả năng trong tương lai mà chưa có yếu tố con người. Vì vậy, nhà đầu tư cần kết hợp các tín hiệu kỹ thuật với sự am hiểu thị trường để đưa ra quyết định chính xác nhất.
(Đặng Minh Nhựt)
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »