Hiển thị các bài đăng có nhãn Tài khoản DNNVV. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tài khoản DNNVV. Hiển thị tất cả bài đăng

Nhóm tài khoản thu nhập khác, chi phí khác áp dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhóm tài khoản thu nhập khác, chi phí khác áp dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nhóm tài khoản thu nhập và chi phí khác (TK 711, 811, 821) ban hành bởi Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 (thay thế Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006) áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa kể cả doanh nghiệp siêu nhỏ, có hiệu lực từ kể từ ngày 01/01/2017.


Tài khoản 711 - Thu nhập khác


1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, gồm:
br /> - Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;

- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC cao hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát;

- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết và đầu tư khác;

- Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn (thuế xuất khẩu được hoàn, thuế GTGT, TTĐB, BVMT phải nộp nhưng sau đó được giảm);

- Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;

- Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất (ví dụ thu tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh và các khoản có tính chất tương tự);

- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ;

- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;

- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có);

- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp;

- Giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại nhà sản xuất;

- Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.

b) Khi có khả năng chắc chắn thu được các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng, kế toán phải xét bản chất của khoản tiền phạt để kế toán phù hợp với từng trường hợp cụ thể theo nguyên tắc:

- Đối với bên bán: Tất cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng thu được từ bên mua nằm ngoài giá trị hợp đồng được ghi nhận là thu nhập khác.

- Đối với bên mua:

+ Các khoản tiền phạt về bản chất là khoản giảm giá hàng mua, làm giảm khoản thanh toán cho người bán được hạch toán giảm giá trị tài sản hoặc khoản thanh toán (không hạch toán vào thu nhập khác) trừ khi tài sản có liên quan đã được thanh lý, nhượng bán.

Ví dụ khi nhà thầu thi công chậm tiến độ, chủ đầu tư được phạt nhà thầu theo đó được quyền thu hồi lại một phần số tiền đã thanh toán cho nhà thầu thì số tiền thu hồi lại được ghi giảm giá trị tài sản xây dựng. Tuy nhiên nếu khoản tiền phạt thu được sau khi tài sản đã được thanh lý, nhượng bán thì khoản tiền phạt được ghi vào thu nhập khác.

+ Các khoản tiền phạt khác được ghi nhận là thu nhập khác trong kỳ phát sinh, ví dụ: Người mua được quyền từ chối nhận hàng và được phạt người bán nếu giao hàng không đúng thời hạn quy định trong hợp đồng thì khoản tiền phạt phải thu được ghi nhận là thu nhập khác khi chắc chắn thu được. Trường hợp người mua vẫn nhận hàng và số tiền phạt được giảm trừ vào số tiền phải thanh toán thì giá trị hàng mua được ghi nhận theo số thực phải thanh toán, kế toán không ghi nhận khoản tiền phạt vào thu nhập khác.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 711 - Thu nhập khác

Bên Nợ:

- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.

Tài khoản 711 - Thu nhập khác không có số dư cuối kỳ.

3. Kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

3.1 Kế toán thu nhập khác phát sinh từ nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

– Phản ánh số thu nhập về thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

    Có TK 711 – Thu nhập khác (số thu nhập chưa có thuế GTGT)

    Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).

– Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

    Có các TK 111, 112, 141, 331,... (tổng giá thanh toán).

– Đồng thời ghi giảm nguyên giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)

    Có TK 211 – TSCĐ (nguyên giá).

3.2. Kế toán thu nhập khác phát sinh khi đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết hoặc góp vốn đầu tư vào đơn vị khác:

– Khi đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, đầu tư dài hạn khác dưới hình thức góp vốn bằng vật tư, hàng hóa, căn cứ vào giá đánh giá lại vật tư, hàng hoá được thỏa thuận giữa nhà đầu tư và bên nhận đầu tư, trường hợp giá đánh giá lại của vật tư, hàng hoá lớn hơn giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá, ghi:

Nợ TK 228 – Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (giá đánh giá lại)

Có các TK 152, 153, 155, 156 (giá trị ghi sổ)

    Có TK 711 – Thu nhập khác (chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hóa).

– Khi đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, đầu tư dài hạn khác dưới hình thức góp vốn bằng TSCĐ, căn cứ vào giá trị đánh giá lại TSCĐ được thỏa thuận giữa nhà đầu tư và bên nhận đầu tư, trường hợp giá đánh giá lại của TSCĐ lớn hơn giá trị còn lại cua TSCĐ, ghi:

Nợ TK 228 – Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (giá trị đánh giá lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn luỹ kế)

Có TK 211 – TSCĐ (nguyên giá)

Có TK 711 – Thu nhập khác (chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại của TSCĐ lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ).

3.3. Khi hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình không phải bảo hành hoặc sổ dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp không sử dụng hết phái hoàn nhập, ghi:

Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả

    Có TK 711 – Thu nhập khác.

3.4. Phản ánh các khoản thu tiền phạt

– Trường hợp các khoản tiền phạt được ghi giảm giá trị tài sản, ghi:

Nợ các TK liên quan

    Có các TK 151, 152, 153, 154, 156, 241, 211...

– Trường hợp các khoản tiền phạt được ghi nhận vào thu nhập khác, ghi:

Nợ các TK liên quan

    Có TK 711 – Thu nhập khác.

3.5. Phản ánh các khoản được bên thứ ba bồi thường (như tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh...), ghi:

Nợ các TK 111, 112

    Có TK 711 – Thu nhập khác.

– Các khoản chi phí liên quan đến xử lý các thiệt hại đối với những trường hợp đã mua bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

    Có các TK 111, 112, 152, ...

3.6. Hạch toán các khoản phải thu khó đòi đã xử lý xóa số, nay thu lại được tiền:

– Nếu có khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể thu nợ được phải xử lý xóa sổ, căn cứ vào biên bản xử lý xóa nợ, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (nếu đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (nếu chưa lập dự phòng)

    Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

Khi truy thu được khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ, ghi:

Nợ các TK 111, 112

    Có TK 711 – Thu nhập khác.

3.7. Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ, quyết định xoá nợ và tính vào thu nhập khác, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

    Có TK 711 – Thu nhập khác.

3.8. Kế toán các khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được hoàn, được giảm:

– Khi nhận được quyết định của cơ quan có thẩm quyền về số thuế được hoàn, được giảm, ghi:

Nợ các TK 3331, 3332, 3333, 33381

    Có TK 711 – Thu nhập khác.

– Khi NSNN trả lại bằng tiền, ghi:

Nợ các TK 111, 112

    Có các TK 3331, 3332, 3333, 33381.

3.9. Trường hợp doanh nghiệp được tài trợ, biếu, tặng vật tư, hàng hoá, TSCĐ ..., ghi:

Nợ các TK 152, 156, 211, ...

    Có TK 711 – Thu nhập khác.

3.10. Trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, nếu được phép tiến hành xác định lại giá trị doanh nghiệp tại thời điểm chuyển đổi, đối với các tài sản được đánh giá tăng, ghi:

Nợ các TK liên quan

    Có TK 711- Thu nhập khác.

3.11. Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động thương mại được nhận hàng hóa (không phải trả tiền) từ nhà sản xuất, nhà phân phối để quảng cáo, khuyến mại cho khách hàng mua hàng của nhà sản xuất, nhà phân phối. Khi hết chương trình khuyến mại, nếu không phải trả lại nhà sản xuất số hàng khuyến mại chưa sử dụng hết, kế toán ghi nhận thu nhập khác là giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại, ghi:

Nợ TK 156 – Hàng hoá (giá trị tương đương của sản phẩm cùng loại)

    Có TK 711 – Thu nhập khác.

3.12. Cuối kỳ kế toán, tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp của số thu nhập khác, ghi:

Nợ TK 711- Thu nhập khác

    Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.

3.13. Cuối kỳ, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh", ghi:

Nợ TK 711 – Thu nhập khác

    Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

Tài khoản 811 - Chi phí khác

Về đầu trang

1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm:

- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý). Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ;

- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát;

- Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ;

- Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có);

- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết và đầu tư khác;

- Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt vi phạm hành chính;

- Các khoản chi phí khác.

b) Các khoản chi phí không được coi là chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế TNDN nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 811 - Chi phí khác

Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh.

Bên Có: Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

a) Hạch toán nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ

- Ghi nhận thu nhập khác do nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131,…

         Có TK 711

         Có TK 3331 (33311) (nếu có).

- Ghi giảm TSCĐ dùng vào SXKD đã nhượng bán, thanh lý, ghi:

Nợ TK 214

Nợ TK 811

         Có TK 211.

- Ghi  nhận các chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ TK 811

Nợ TK 133 (1331)

       Có các TK 111, 112, 141,…

- Ghi nhận khoản thu từ bán hồ sơ thầu liên quan đến hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 138,…

     Có TK 811.

b) Khi phá dỡ TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214

Nợ TK 811

       Có TK 211.

c) Kế toán chi phí khác phát sinh khi đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và đầu tư khác: Thực hiện theo quy định của TK 228

d) Trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, nếu được phép tiến hành xác định lại giá trị doanh nghiệp tại thời điểm chuyển đổi, đối với tài sản được đánh giá giảm, ghi:

Nợ TK 811

        Có các TK liên quan.

đ) Hạch toán các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt vi phạm hành chính, ghi:

Nợ TK 811

        Có các TK 111, 112

        Có TK 333 (3339)

        Có TK 338.

e) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, ghi:

Nợ TK 911

      Có TK 811.

Tài khoản 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Về đầu trang

1. Nguyên tắc kế toán

a) Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

- Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi nhận vào tài khoản này là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

- Hàng quý, kế toán căn cứ vào chứng từ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp.

- Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm phát hiện sai sót.

- Đối với các sai sót trọng yếu, kế toán điều chỉnh hồi tố.

- Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định lợi nhuận sau thuế trong kỳ kế toán.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Bên Nợ:

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm;

- Thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện tại.

Bên Có:

- Số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận trong năm;

- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện tại;

- Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.

Tài khoản 821 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” không có số dư cuối kỳ.

 3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

a) Hàng quý, khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp vào ngân sách Nhà nước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:

Nợ TK 8211

    Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3334

    Có TK 111, 112,…

b) Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế hoặc số thuế do cơ quan thuế thông báo phải nộp:

+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp  còn phải nộp, ghi:

Nợ TK 8211

     Có TK 3334

+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

     Có TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

c) Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót.

+ Trường hợp sai sót không trọng yếu của các năm trước dẫn đến phải nộp bổ sung thuế TNDN của các năm trước thì doanh nghiệp điều chỉnh tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện tại, ghi:

Nợ TK 8211

     Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Trường hợp sai sót không trọng yếu của các năm trước dẫn đến được ghi giảm số thuế TNDN phải nộp thì doanh nghiệp điều chỉnh giảm chi phí thuế TNDN của năm hiện tại, ghi:

Nợ TK 3334

      Có TK 821.

d) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập , ghi:

+ Nếu TK 821 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 911

     Có TK 821.

+ Nếu TK 821 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 8211
Về đầu trang

     Có TK 911.

Nhóm tài khoản nợ phải trả ngắn hạn áp dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhóm tài khoản nợ phải trả ngắn hạn áp dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nhóm tài khoản nợ phải trả ngắn hạn (TK 331, 333, 334, 335, 336, 338) ban hành bởi Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 (thay thế Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006) áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa kể cả doanh nghiệp siêu nhỏ, có hiệu lực từ kể từ ngày 01/01/2017.


Nguyên tắc kế toán nợ phải trả

1. Các khoản nợ phải trả được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải trả, đối tượng phải trả, loại nguyên tệ phải trả và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.

2. Việc phân loại các khoản phải trả là phải trả người bán, phải trả nội bộ, phải trả khác được thực hiện theo nguyên tắc:

a) Phải trả người bán gồm các khoản phải trả mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản. Khoản phải trả này gồm cả các khoản phải trả khi nhập khẩu thông qua người nhận ủy thác (trong giao dịch nhập khẩu ủy thác);

b) Phải trả nội bộ gồm các khoản phải trả giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc hạch toán phụ thuộc;

c) Phải trả khác gồm các khoản phải trả không có tính thương mại, không liên quan đến giao dịch mua, bán, cung cấp hàng hóa dịch vụ:

- Các khoản phải trả liên quan đến chi phí tài chính, như: khoản phải trả về lãi vay, cổ tức và lợi nhuận phải trả, chi phí hoạt động đầu tư tài chính phải trả;

- Các khoản phải trả do bên thứ ba chi hộ; Các khoản tiền bên nhận ủy thác nhận của các bên liên quan để thanh toán theo chỉ định trong giao dịch ủy thác xuất nhập khẩu;

- Các khoản phải trả không mang tính thương mại như phải trả do mượn tài sản phi tiền tệ, phải trả về tiền phạt, bồi thường, tài sản thừa chờ xử lý, phải trả về các khoản BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ…

3. Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải trả để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn.

4. Đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ, doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải trả theo từng loại nguyên tệ, từng đối tượng thanh toán và thực hiện theo nguyên tắc:

- Khi phát sinh các khoản nợ phải trả (bên Có các Tài khoản phải trả), kế toán phải quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh.

Riêng trường hợp ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ thì khi ghi nhận giá trị tài sản mua về hoặc chi phí phát sinh, bên Có Tài khoản 331 tương ứng với số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh tại thời điểm ứng trước.

- Khi thanh toán nợ phải trả (bên Nợ các Tài khoản phải trả), doanh nghiệp được lựa chọn tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền cho từng đối tượng phải trả hoặc tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả nợ.

Riêng trường hợp ứng trước tiền cho người bán thì bên Nợ Tài khoản 331 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước.

- Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Nợ các tài khoản phải trả, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được ghi nhận ngay tại thời điểm phát sinh giao dịch hoặc ghi nhận định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

- Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải trả là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch.

Việc xác định tỷ giá chuyển khoản trung bình và xử lý chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại khoản nợ phải trả là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại Điều 52 Thông tư này.

Tài khoản 331 - Phải trả người bán

Về đầu trang

1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người bán TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua trả tiền ngay.

b) Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.

c) Bên giao nhập khẩu ủy thác ghi nhận trên tài khoản này số tiền phải trả người bán về hàng nhập khẩu thông qua bên nhận nhập khẩu ủy thác như khoản phải trả người bán thông thường.

d) Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán.

đ) Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành mạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của người bán, người cung cấp nếu chưa được phản ánh trong hóa đơn mua hàng.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 331 - Phải trả cho người bán

Bên Nợ:

- Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp;

- Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao;

- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng;

- Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán;

- Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán;

- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính lớn hơn giá thực tế của số vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, khi có hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức;

- Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá ghi sổ kế toán).

Bên Có:

- Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp;

- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, khi có hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức;

- Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá ghi sổ kế toán).

Số dư bên Có: Số tiền còn phải trả cho người bán hàng, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp.

Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ: Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. Khi lập Báo cáo tình hình tài chính, phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

3.1.Mua vật tư, hàng hóa chưa trả tiền người bán về nhập kho trong trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hoặc khi mua TSCĐ:

a) Trường hợp mua trong nội địa, ghi:

- Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 157, 211 (giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 (1331, 1332)

         Có TK 331.

- Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ bao gồm cả thuế GTGT.

b) Trường hợp nhập khẩu, ghi:

- Phản ánh giá trị hàng nhập khẩu bao gồm cả thuế TTĐB, thuế NK, thuế BVMT (nếu có) và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 157, 211

       Có TK 331

       Có TK 3332 (nếu có)

        Có TK 3333 (chi tiết thuế nhập khẩu, nếu có)

       Có TK 33381

       Có TK 3331 (33312) (Thuế GTGT của hàng nhập khẩu không được khấu trừ).

- Nếu thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 (1331, 1332)

         Có TK 3331 (33312).

3.2. Mua vật tư, hàng hóa chưa trả tiền người bán về nhập kho trong trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

a) Trường hợp mua trong nội địa:

- Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 611 (giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133

       Có TK 331.

- Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị vật tư, hàng hóa bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán).

b) Trường hợp nhập khẩu, ghi:

- Phản ánh giá trị hàng nhập khẩu bao gồm cả thuế TTĐB, thuế NK, thuế BVMT (nếu có) và thuế GTGT không được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 611

        Có TK 331

        Có TK 3331 (33312)

        Có TK 3332 (nếu có)

        Có TK 3333 (chi tiết thuế nhập khẩu, nếu có)

        Có TK 33381.

- Nếu thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 (1331)

        Có TK 3331 (33312).

3.3. Trường hợp đơn vị có thực hiện đầu tư XDCB theo phương thức giao thầu, khi nhận khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao của bên nhận thầu xây lắp, căn cứ hợp đồng giao thầu và biên bản bàn giao khối lượng xây lắp, hóa đơn khối lượng xây lắp hoàn thành:

- Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 241 (giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133

        Có TK 331 (tổng giá thanh toán).

- Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị đầu tư XDCB bao gồm cả thuế GTGT .

3.4. Khi ứng trước tiền hoặc thanh toán số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp, ghi:

Nợ TK 331

          Có TK 111, 112, 341,…

3.5. Trường hợp ứng tiền cho người bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng ngoại tệ:

- Ghi nhận số tiền ứng trước cho người bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi:

+ Trường hợp bên Có TK tiền sử dụng tỷ giá ghi sổ:

Nợ TK 331 (tỷ giá giao dịch thực tế)

Nợ TK 635 (nếu phát sinh lỗ tỷ giá)

        Có các TK 111, 112 (1112, 1122) (tỷ giá ghi sổ)

        Có TK 515 (nếu phát sinh lãi tỷ giá).

+ Trường hợp bên Có TK tiền sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế:

Nợ TK 331

        Có các TK 111, 112 (1112, 1122).

Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ được ghi nhận ngay tại thời điểm ứng trước tiền cho người bán hoặc ghi nhận định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

(+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ TK 635 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước)

        Có các TK 111, 112 (1112, 1122), 331.

(+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (1112, 1122), 331 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước)

         Có TK 515.

- Khi nhận hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ , nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành thì giá trị tài sản mua, chi phí XDCB dở dang, nợ phải trả người bán tương ứng  với số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, phần giá trị tương ứng với số còn phải trả được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận tài sản, ghi:

Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 211, 241,…

         Có TK 331.

3.6. Trường hợp các khoản nợ phải trả cho người bán không tìm ra được chủ nợ hoặc chủ nợ không đòi và được xử lý ghi tăng thu nhập khác của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 331

        Có TK 711.

3.7. Đối với nhà thầu chính, khi xác định giá trị khối lượng xây lắp phải trả cho nhà thầu phụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết, căn cứ vào hóa đơn, phiếu giá công trình, biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành và hợp đồng giao thầu phụ, ghi:

Nợ TK 632

Nợ TK 133 (1331)

          Có TK 331.

3.8. Trường hợp doanh nghiệp nhận bán hàng đại lý, bán đúng giá, hưởng hoa hồng.

- Khi nhận hàng bán đại lý, doanh nghiệp chủ động theo dõi và ghi chép thông tin về hàng nhận bán đại lý trong phần thuyết minh BCTC.

- Khi bán hàng nhận đại lý, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131

       Có TK 331 (giá giao bán đại lý + thuế).

Đồng thời doanh nghiệp theo dõi và ghi chép thông tin về hàng nhận bán đại lý đã xuất bán trong phần thuyết minh BCTC.

- Khi xác định hoa hồng đại lý được hưởng, tính vào doanh thu hoa hồng về bán hàng đại lý, ghi:

Nợ TK 331

      Có TK 511

      Có TK 3331 (nếu có).

- Khi thanh toán tiền cho bên giao hàng đại lý, ghi:

Nợ TK 331 (giá bán trừ (-) hoa hồng đại lý)

      Có các TK 111, 112.

Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Về đầu trang

1. Nguyên tắc kế toán

1.1. Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm.

1.2. Doanh nghiệp chủ động tính, xác định và kê khai số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp cho Nhà nước theo luật định; Kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp, đã nộp, được khấu trừ, được hoàn...

1.3. Các khoản thuế gián thu như thuế GTGT (kể cả theo phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế gián thu khác về bản chất là khoản thu hộ bên thứ ba. Vì vậy các khoản thuế gián thu được loại trừ ra khỏi số liệu về doanh thu gộp trên Báo cáo tài chính hoặc các báo cáo khác.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn việc ghi nhận doanh thu và số thuế gián thu phải nộp trên sổ kế toán bằng một trong 2 phương pháp:

- Tách và ghi nhận riêng số thuế gián thu phải nộp (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp) ngay tại thời điểm ghi nhận doanh thu. Theo phương pháp này doanh thu ghi trên sổ kế toán không bao gồm số thuế gián thu phải nộp, phù hợp với số liệu về doanh thu gộp trên Báo cáo tài chính và phản ánh đúng bản chất giao dịch;

- Ghi nhận số thuế gián thu phải nộp bằng cách ghi giảm số doanh thu đã ghi chép trên sổ kế toán. Theo phương pháp này, định kỳ mới ghi giảm doanh thu đối với số thuế gián thu phải nộp, số liệu về doanh thu trên sổ kế toán có sự khác biệt so với doanh thu gộp trên Báo cáo tài chính.

Trong mọi trường hợp, chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và chỉ tiêu “Các khoản giảm trừ doanh thu” của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đều không bao gồm các khoản thuế gián thu phải nộp.

1.4. Các doanh nghiệp nhập khẩu hoặc mua nội địa hàng hóa, TSCĐ thuộc diện chịu thuế NK, TTĐB, BVMT được ghi nhận số thuế phải nộp vào giá gốc hàng mua. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hộ nhưng không có quyền sở hữu hàng hóa, ví dụ giao dịch tạm nhập - tái xuất hộ bên thứ ba thì số thuế NK, TTĐB, BVMT phải nộp không được ghi nhận vào giá trị hàng hóa mà được ghi nhận là khoản phải thu khác.

Số thuế tài nguyên phải nộp NSNN được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền thuê đất, thuế nhà đất phải nộp được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Thuế GTGT, TTĐB, BVMT của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ, cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo không thu tiền được hạch toán vào chi phí bán hàng hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp tùy theo từng trường hợp cụ thể.

1.5. Đối với các khoản thuế được hoàn, được giảm, kế toán phải phân biệt rõ số thuế được hoàn, được giảm là số thuế đã nộp ở khâu mua hay phải nộp ở khâu bán và thực hiện theo nguyên tắc:

- Thuế NK, TTĐB, BVMT đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, nếu được hoàn ghi giảm giá vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán) hoặc giảm giá trị hàng tồn kho (nếu xuất trả lại do vay, mượn…);

- Thuế NK, TTĐB, BVMT đã nộp khi nhập khẩu TSCĐ, nếu được hoàn ghi giảm chi phí khác (nếu bán TSCĐ) hoặc giảm nguyên giá TSCĐ (nếu xuất trả lại);

- Thuế NK, TTĐB, BVMT đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, TSCĐ nhưng đơn vị không có quyền sở hữu, khi được hoàn ghi giảm khoản phải thu khác.

- Thuế XK, TTĐB, BVMT phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được hoàn, được giảm thì kế toán ghi nhận vào thu nhập khác.

- Thuế GTGT đầu vào được hoàn ghi giảm số thuế GTGT được khấu trừ. Số thuế GTGT phải nộp được giảm ghi nhận vào thu nhập khác.

1.6. Nghĩa vụ đối với NSNN trong giao dịch ủy thác xuất - nhập khẩu:

- Trong giao dịch ủy thác xuất nhập khẩu (hoặc các giao dịch tương tự), nghĩa vụ đối với NSNN được xác định là của bên giao ủy thác;

- Bên nhận ủy thác được xác định là bên cung cấp dịch vụ cho bên giao ủy thác trong việc chuẩn bị hồ sơ, kê khai, thanh quyết toán với NSNN (người nộp thuế hộ cho bên giao ủy thác).

- TK 333 chỉ sử dụng tại bên giao ủy thác, không sử dụng tại bên nhận ủy thác. Bên nhận ủy thác với vai trò trung gian chỉ phản ánh số thuế phải nộp vào NSNN là khoản chi hộ, trả hộ trên TK 3388 và phản ánh quyền được nhận lại số tiền đã chi hộ, trả hộ cho bên giao ủy thác trên TK 138. Căn cứ để phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN của bên giao ủy thác như sau:

+ Khi nhận được thông báo về số thuế phải nộp, bên nhận ủy thác bàn giao lại cho bên giao ủy thác toàn bộ hồ sơ, tài liệu, thông báo của cơ quan có thẩm quyền về số thuế phải nộp làm căn cứ ghi nhận số thuế phải nộp trên TK 333.

+ Căn cứ chứng từ nộp tiền vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm số phải nộp NSNN.

1.7. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Bên Nợ:

- Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ;

- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác đã nộp vào Ngân sách Nhà nước;

- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp;

- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá.

Bên Có:

- Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp;

- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Số dư bên Có:

Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

TK 333 có thể có số dư bên Nợ: Số dư bên Nợ (nếu có) của TK 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.

Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, có 9 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp: Phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 33311 - Thuế giá trị gia tăng đầu ra: Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.

+ Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Dùng để phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

- Tài khoản 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước

- Tài khoản 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu: Phản ánh số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

- Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp: Phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

- Tài khoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân: Phản ánh số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

- Tài khoản 3336 - Thuế tài nguyên: Phản ánh số thuế tài nguyên phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

- Tài khoản 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất: Phản ánh số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

- Tài khoản 3338 - Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước về thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác, như: Thuế môn bài, thuế nhà thầu nước ngoài...

TK 3338 có 2 tài khoản cấp 3:

+ TK 33381: Thuế bảo vệ môi trường: Phản ánh số thuế bảo vệ môi trường phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN;

+ TK 33382: Các loại thuế khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp, còn phải nộp các loại thuế khác. Doanh nghiệp được chủ động mở các TK cấp 4 chi tiết cho từng loại thuế phù hợp với yêu cầu quản lý.

- Tài khoản 3339 - Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp về các khoản phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác cho Nhà nước ngoài các khoản đã phản ánh vào các tài khoản từ 3331 đến 3338. Tài khoản này còn phản ánh các khoản Nhà nước trợ cấp cho doanh nghiệp (nếu có) như các khoản trợ cấp, trợ giá.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

3.1. Thuế GTGT phải nộp (3331)

3.1.1. Kế toán thuế GTGT đầu ra (33311)

a) Kế toán thuế GTGT đầu ra phải nộp theo phương pháp khấu trừ:

Khi xuất hóa đơn GTGT cho khách hàng, kế toán phản ánh doanh thu, thu nhập theo giá bán chưa có thuế GTGT, thuế GTGT phải nộp được tách riêng tại thời điểm xuất hóa đơn, ghi:

Nợ các TK 111, 112,  131

        Có các TK 511, 515, 711

        Có TK 3331 (33311).

b) Kế toán thuế GTGT đầu ra phải nộp theo phương pháp trực tiếp

Kế toán được lựa chọn một trong 2 phương pháp ghi sổ sau:

- Phương pháp 1: Tách riêng ngay số thuế GTGT phải nộp khi xuất hóa đơn, thực hiện như điểm a nêu trên;

- Phương pháp 2: Ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế GTGT phải nộp, định kỳ khi xác định số thuế GTGT phải nộp, kế toán  ghi giảm doanh thu, thu nhập tương ứng:

Nợ các TK 511, 515, 711

       Có TK 3331 (33311).

c) Khi nộp thuế GTGT vào ngân sách nhà nước, ghi:

Nợ TK 3331

     Có TK 111, 112.

3.1.2. Kế toán thuế GTGT của hàng nhập khẩu (TK 33312)

a) Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải thanh toán và giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ nhập khẩu (chưa bao gồm thuế GTGT hàng nhập khẩu), ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156,  211, 611,…

      Có TK 333 (3333)

      Có các TK 111, 112, 331.

b) Phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu:

- Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133   

       Có TK 3331 (33312).

- Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp không được khấu trừ phải tính vào giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611,…

       Có các TK 3331 (33312).

c) Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)

- Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu từ bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác ghi nhận số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133

         Có TK 3331 (33312).

- Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 3331 (33312)

         Có TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)

         Có TK 3388 (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu cho bên nhận ủy thác)

         Có TK 1388 (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu).

- Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:

Nợ TK 1388 (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)

Nợ TK 3388 (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)

        Có các TK 111, 112.

3.1.3. Kế toán thuế GTGT được khấu trừ

- Định kỳ, kế toán tính , xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra phải nộp trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3331 (33311)

        Có TK 133.

- Trường hợp tại thời điểm giao dịch phát sinh chưa xác định được thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ có được khấu trừ hay không, kế toán ghi nhận toàn bộ số thuế GTGT đầu vào trên TK 133. Định kỳ, khi xác định số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ với thuế GTGT đầu ra, kế toán phản ánh vào chi phí có liên quan, ghi:

Nợ TK 632 (thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của hàng tồn kho đã bán)

Nợ TK 642 (thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp)

       Có TK 133.

3.1.4. Kế toán thuế GTGT phải nộp được giảm

Trường hợp doanh nghiệp được giảm số thuế GTGT phải nộp, kế toán ghi nhận số thuế GTGT được giảm vào thu nhập khác, ghi:

Nợ TK 33311 (nếu được trừ vào số thuế phải nộp)

Nợ các TK 111, 112 (nếu số được giảm được nhận lại bằng tiền)

       Có TK 711.

3.1.5. Kế toán thuế GTGT đầu vào được hoàn

Trường hợp doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT, ghi:

Nợ các TK 111, 112

        Có TK 133.       

3.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TK 3332)

a) Kế toán thuế TTDB phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ:

- Trường hợp tách ngay được thuế TTDB phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131

       Có TK 511

       Có TK 3332.

- Trường hợp không tách ngay được thuế TTĐB phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế TTĐB. Định kỳ khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, kế toán ghi giảm doanh thu, ghi:

Nợ TK 511

       Có TK 3332.

b) Khi nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, kế toán căn cứ vào hóa đơn mua hàng nhập khẩu  và thông báo nộp thuế của cơ quan có thẩm quyền, xác định số thuế TTĐB phải nộp của hàng nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 152, 156, 211, 611,...

       Có TK 3332.

Đối với hàng tạm nhập – tái xuất không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, ví dụ như hàng quá cảnh được tái xuất ngay tại kho ngoại quan, khi nộp thuế TTĐB của hàng nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 1388

         Có TK 3332.

c) Khi nộp tiền thuế TTĐB vào ngân sách nhà nước, ghi:

Nợ TK 3332

         Có các TK 111, 112.

d) Kế toán thuế TTĐB được hoàn, được giảm:

- Thuế TTĐB  của vật tư, hàng hóa đã nộp ở khâu nhập khẩu được hoàn, được giảm, ghi:

Nợ TK 3332

         Có TK 632 (nếu hàng đã xuất bán)

         Có TK 152, 153, 156 (nếu xuất hàng trả lại).

- Thuế TTĐB của TSCĐ đã nộp ở khâu nhập khẩu được hoàn, được giảm, ghi:

Nợ TK 3332

         Có TK 211 (nếu xuất trả lại TSCĐ)

         Có TK 811 (nếu đã bán TSCĐ).

- Thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, khi được hoàn, được giảm, ghi:

Nợ TK 3332

         Có TK 1388.

đ) Kế toán thuế TTĐB phải nộp khi bán hàng hóa, TSCĐ, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn: Khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền về số thuế ở khâu bán được giảm, được hoàn, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (nếu được giảm, được hoàn bằng tiền)

Nợ TK 3332 (nếu được trừ vào số thuế còn phải nộp)

         Có TK 711.

e) Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB đã tiêu dùng nội bộ, cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, ghi:

Nợ TK 642

         Có TK 154, 155

         Có TK 3332.

g) Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)

- Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế TTĐB từ bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác ghi nhận số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, ghi:

Nợ các TK 152, 156, 211, 611,…

        Có TK 3332.

- Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế tiêu thụ đặc biệt, ghi:

Nợ TK 3332

         Có các TK 111, 112

         Có TK 3388 (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế TTĐB cho bên nhận ủy thác)

         Có TK 1388 (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế TTĐB).

- Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế TTĐB phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:

Nợ TK 1388 (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)

Nợ TK 3388 (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)

         Có TK 111, 112.

3.3. Thuế xuất khẩu

a) Kế toán thuế xuất khẩu phải nộp khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ:

- Trường hợp tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế xuất khẩu, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

          Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

          Có TK 3333 - Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế XK).

- Trường hợp không tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế xuất khẩu. Định kỳ khi xác định số thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán ghi giảm doanh thu, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

           Có TK 3333 - Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế XK).

b) Khi nộp tiền thuế xuất khẩu vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)

        Có các TK 111, 112,...

c) Thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm (nếu có), ghi:

Nợ các TK 111, 112, 3333

         Có TK 711 - Thu nhập khác.

d) Trường hợp xuất khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)

- Khi bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế xuất khẩu, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và số thuế xuất khẩu phải nộp như trường hợp xuất khẩu thông thường quy định tại điểm a mục này.

- Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế xuất khẩu, ghi:

Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)

            Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)

            Có TK 3388 - Phải trả khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế xuất khẩu cho bên nhận ủy thác)

            Có TK 1388- Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế xuất khẩu).

- Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:

Nợ TK 1388 - Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)

Nợ TK 3388 - Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)

            Có các TK 111, 112.

3.4. Thuế nhập khẩu (TK 3333)

a) Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ, kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải trả, hoặc đã thanh toán cho người bán và giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu (giá có thuế nhập khẩu), ghi:

Nợ các TK 152, 156, 211, 611,... (giá có thuế nhập khẩu)

        Có TK 3333 (chi tiết thuế nhập khẩu)

        Có các TK 111, 112, 331,...

Đối với hàng tạm nhập – tái xuất không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, ví dụ như hàng quá cảnh được tái xuất ngay tại kho ngoại quan, khi xác định số thuế nhập khẩu phải nộp NSNN, ghi:

Nợ TK 1388

          Có TK 3333 (chi tiết thuế nhập khẩu).

b) Khi nộp thuế nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3333 (chi tiết thuế nhập khẩu)

           Có các TK 111, 112,...

c) Kế toán hoàn thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu

- Thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn khi tái xuất hàng hóa, ghi:

Nợ TK 3333 (chi tiết thuế nhập khẩu)

           Có TK 632  (nếu xuất hàng để bán)

           Có các TK 152, 153, 156 (nếu xuất hàng trả lại).

- Thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn, được giảm, ghi:

Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

          Có TK 211 (nếu xuất trả lại TSCĐ)

          Có TK 811 (nếu bán TSCĐ).

- Thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, được hoàn khi tái xuất (ví dụ thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu hàng phục vụ gia công, chế biến), ghi:

Nợ TK 3333 (chi tiết thuế nhập khẩu)

          Có TK 1388

- Khi nhận được tiền từ NSNN, ghi:

Nợ TK 112

           Có TK 3333 (chi tiết thuế nhập khẩu).

d) Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)

- Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu từ bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác ghi nhận số thuế nhập khẩu phải nộp, ghi:

Nợ các TK 152, 156, 211, 611,... (giá có thuế nhập khẩu)

           Có TK 3333 (chi tiết thuế nhập khẩu).

- Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

         Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)

         Có TK 3388(nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế nhập khẩu cho bên nhận ủy thác)

          Có TK 138 (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế nhập khẩu).

- Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:

Nợ TK 138  (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)

Nợ TK 3388 (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)

          Có các TK 111, 112.

3.5. Thuế TNDN (TK 3334).

a) Căn cứ số thuế TNDN tạm phải nộp vào ngân sách nhà nước hàng quý theo quy định, ghi:

Nợ TK 821

       Có TK 3334.

b) Khi nộp tiền thuế TNDN vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3334

        Có các TK 111, 112.

c) Cuối năm, khi xác định số thuế TNDN phải nộp của năm tài chính:

- Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 3334

         Có TK 821.

- Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn số thuế TNDN tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:

Nợ TK 821

          Có TK 3334

3.6. Thuế TNCN (TK 3335).

- Khi xác định số thuế TNCN phải nộp khấu trừ tại nguồn tính trên TNCT của công nhân viên và người lao động khác, ghi:

Nợ TK 334

          Có TK 333 (3335).

- Khi chi trả thu nhập cho cá nhân bên ngoài, doanh nghiệp phải xác định số thuế TNCN phải nộp (nếu có) theo quy định của pháp luật về thuế:

+ Khấu trừ thuế TNCN khi chi trả tiền thù lao, dịch vụ thuê ngoài…., ghi:

Nợ các TK 154, 631, 642 hoặc

Nợ TK 353 (3531)

          Có TK 333 ( 3335)

          Có TK 111, 112.

+ Khấu trừ thuế TNCN khi chi trả khoản nợ phải trả cho các cá nhân bên ngoài có thu nhập, ghi:

Nợ TK 331

       Có TK 333

        Có TK 111, 112.

+ Khi nộp thuế TNCN vào NSNN thay người có thu nhập, ghi:

Nợ TK 333

       Có TK 111, 112.

3.7. Thuế tài nguyên (TK 3336)

- Xác định số thuế tài nguyên phải nộp, ghi:

Nợ TK 154

       Có TK 3336.

- Khi thực nộp thuế tài nguyên vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3336

      Có TK 111, 112.

3.8. Thuế nhà đất, tiền thuê đất (TK 3337)

- Xác định số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 642 (6422)

        Có TK 3337.

- Khi nộp tiền thuế nhà đất, tiền thuê đất vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3337

         Có TK 111, 112.

3.9. Thuế bảo vệ môi trường

a) Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế bảo vệ môi trường và các khoản thuế gián thu khác, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131(tổng giá thanh toán)

       Có TK 511

       Có TK 3331 (33311)

       Có TK 33381.

Trường hợp không xác định được ngay số thuế phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, doanh thu được ghi nhận bao gồm cả thuế nhưng định kỳ khi xác định số thuế phải nộp thì phải ghi giảm doanh thu:

Nợ TK 511

       Có TK 333 (chi tiết từng loại thuế).

b) Khi nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế BVMT, kế toán căn cứ vào hóa đơn mua hàng nhập khẩu và thông báo nộp thuế về số thuế bảo vệ môi trường phải nộp, xác định số thuế BVMT phải nộp của hàng nhập khẩu để ghi nhận vào giá gốc hàng mua, ghi:

Nợ các TK 152,  156, 211, 611,….

         Có TK 33381.

- Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế BVMT để tiêu dùng nội bộ, cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, ghi:

Nợ TK 642

          Có TK 152, 154, 155

          Có TK 33381.

3.10. Các loại thuế khác (33382), phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (3339)

- Khi xác định số lệ phí trước bạ tính trên giá trị tài sản mua về (khi đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng), ghi:

Nợ TK 211

        Có TK 333 (3339).

- Khi thực nộp các loại thuế khác (như thuế nhà thầu), phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác, ghi:

Nợ TK 333 (33382, 3339)

        Có TK 111, 112.

Tài khoản 334 - Phải trả người lao động

Về đầu trang

1. Nguyên tắc kế toán

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 334 - Phải trả người lao động

Bên Nợ:

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động;

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.

Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động;

Số dư bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động.

Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ tài khoản 334 (nếu có) phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

a) Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động, ghi:

Nợ TK 154, 241, 631, 642

            Có TK 334.

b) Tiền thưởng trả cho người lao động:

- Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, ghi:

Nợ TK 353 (3531)

            Có TK 334.

- Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, ghi:

Nợ TK 334

           Có TK 3335 (nếu có)

           Có các TK 111, 112,...

c) Tính tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn,...) phải trả cho người lao động, ghi:

Nợ TK 338 (3383)

          Có TK 334.

d) Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho người lao động, ghi:

Nợ các TK 154, 642

Nợ TK 335  (nếu trích trước tiền lương nghỉ phép)

            Có TK 334 - Phải trả người lao động.

đ) Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của người lao động và thu nhập của người lao động của doanh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi hết, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, tiền thu bồi thường về tài sản thiếu theo quyết định xử lý.... ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

      Có TK 141 - Tạm ứng

      Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

      Có TK 138 - Phải thu khác.

e) Tính tiền thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp phải nộp Nhà nước, ghi:

Nợ TK 334

       Có TK 333 (3335).

g) Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 334

           Có các TK 111, 112,...

h) Thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 334

           Có TK 3335 (nếu có)

           Có các TK 111, 112,...

i) Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp bằng sản phẩm, hàng hoá, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng không bao gồm thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 334

          Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

          Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).

k) Xác định và thanh toán các khoản khác phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp như tiền ăn ca, tiền nhà, tiền điện thoại, học phí, thẻ hội viên...:

- Khi xác định được số phải trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp, ghi:

Nợ các TK 154 (631), 642, 241

           Có TK 334.

- Khi chi trả tiền lương và các khoản khác cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 334

          Có các TK 111, 112,...

Tài khoản 335 - Chi phí phải trả

Về đầu trang

1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đã nhận được từ người bán trong kỳ báo cáo nhưng thực tế chưa chi trả do chưa có hóa đơn hoặc chưa đủ hồ sơ, tài liệu kế toán, được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo.

Tài khoản này còn phản ánh cả các khoản phải trả cho người lao động trong kỳ như phải trả về tiền lương nghỉ phép và các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo phải trích trước, như:

- Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ mà doanh nghiệp có thể xây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất. Kế toán tiến hành tính trước và hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ những chi phí sẽ phải chi trong thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh.

- Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau.

b) Kế toán phải phân biệt các khoản chi phí phải trả (hay còn được gọi là chi phí trích trước hoặc chi phí dồn tích) với các khoản dự phòng phải trả được phản ánh trên tài khoản 352 để ghi nhận và trình bày Báo cáo tài chính phù hợp với bản chất của từng khoản mục, cụ thể:

- Các khoản dự phòng phải trả là nghĩa vụ nợ hiện tại nhưng thường chưa xác định được thời gian thanh toán cụ thể; Các khoản chi phí phải trả là nghĩa vụ nợ hiện tại chắc chắn về thời gian phải thanh toán;

- Các khoản dự phòng phải trả thường được ước tính và có thể chưa xác định được chắc chắn số sẽ phải trả (ví dụ khoản chi phí dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng); Các khoản chi phí phải trả xác định được chắc chắn số sẽ phải trả;

- Trên Báo cáo tài chính, các khoản dự phòng phải trả được trình bày tách biệt với các khoản phải trả thương mại và phải trả khác trong khi chi phí phải trả là một phần của các khoản phải trả thương mại hoặc phải trả khác.

- Việc hạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ. Các khoản phải trả chưa phát sinh do chưa nhận hàng hóa, dịch vụ nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này để đảm bảo khi phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh được phản ánh là dự phòng phải trả.

c) Các khoản trích trước không được phản ánh vào tài khoản 335 mà được phản ánh là dự phòng phải trả, như:

- Chi phí sửa chữa lớn của những TSCĐ đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, doanh nghiệp được phép trích trước chi phí sửa chữa cho năm báo cáo hoặc một số năm tiếp theo;

- Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng;

- Các khoản dự phòng phải trả khác (quy định trong TK 352).

d) Về nguyên tắc, các khoản chi phí phải trả phải được quyết toán với số chi phí thực tế phát sinh. Số chênh lệch giữa số trích trước và chi phí thực tế phải được hoàn nhập.

đ) Việc vốn hóa lãi vay trong một số trường hợp cụ thể như sau:

- Đối với khoản vay riêng phục vụ việc xây dựng TSCĐ, BĐSĐT, lãi vay được vốn hóa kể cả khi thời gian xây dựng dưới 12 tháng;

- Nhà thầu không vốn hóa lãi vay khi đi vay để phục vụ việc thi công, xây dựng công trình, tài sản cho khách hàng, kể cả trường hợp đối với khoản vay riêng, ví dụ: Nhà thầu xây lắp vay tiền để thi công xây dựng công trình cho khách hàng, công ty đóng tàu theo hợp đồng cho chủ tàu...

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 335 - Chi phí phải trả

Bên Nợ:

- Các khoản chi trả thực tế phát sinh đã được tính vào chi phí phải trả;

- Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi giảm chi phí.

Bên Có: Chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh.

Số dư bên Có: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

a) Trích trước vào chi phí về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:

Nợ TK 154 (DN hạch toán HTK theo phương pháp KKTX)

Nợ TK 631 (DN hạch toán hạch toán HTK theo phương pháp KKĐK)

        Có TK 335.

b) Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất, ghi:

Nợ TK 154 (631) (nếu số phải trả lớn hơn số trích trước)

Nợ TK 335 (số đã trích trước)

        Có TK 334 (tổng số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả)

        Có TK 154 (631) (nếu số phải trả nhỏ hơn số trích trước).

c) Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh số chi sửa chữa TSCĐ phát sinh trong kỳ mà nhà thầu đã thực hiện nhưng chưa nghiệm thu, chưa xuất hóa đơn, ghi:

Nợ các TK 241, 154 (631), 642

       Có TK 335.

d) Khi công việc sửa chữa TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, nếu số trích trước cao hơn chi phí thực tế phát sinh, ghi:

Nợ TK 335 (số đã trích trước lớn hơn chi phí phát sinh)

       Có các TK 241, 154(631), 642.

đ) Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh những chi phí dự tính phải chi trong thời gian ngừng việc theo thời vụ, hoặc ngừng việc theo kế hoạch, ghi:

Nợ TK 154 (631)

        Có TK 335.

e) Chi phí thực tế phát sinh liên quan đến các khoản chi phí trích trước, ghi:

Nợ các TK 154 (631) (nếu số phát sinh lớn hơn số trích trước)

Nợ TK 335  (số đã trích trước)

Nợ TK 133  (nếu có)

            Có các TK 111, 112, 152, 153, 331, 334

            Có các TK 154 (631) (nếu số phát sinh nhỏ hơn số trích trước).

g) Trường hợp lãi vay trả sau, cuối kỳ tính lãi tiền vay phải trả trong kỳ, ghi:

Nợ TK 635  (lãi tiền vay vào chi phí tài chính)

Nợ các TK 154 (631)  (lãi vay tính vào chi phí SXKD dở dang)

Nợ TK 241 (lãi tiền vay được vốn hóa)

              Có TK 335.

Tài khoản 336 - Phải trả nội bộ

Về đầu trang

1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả giữa doanh nghiệp (đơn vị cấp trên) với các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc có tổ chức công tác kế toán (đơn vị cấp dưới); Giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc của cùng một doanh nghiệp với nhau.

Trong doanh nghiệp, việc phân loại các đơn vị cấp dưới trực thuộc cho mục đích kế toán được căn cứ vào bản chất của đơn vị (hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc, có tư cách pháp nhân hay không, có người đại diện trước pháp luật hay không) mà không phụ thuộc vào tên gọi của đơn vị đó (chi nhánh, xí nghiệp, tổ, đội...).

b) Các khoản phải trả nội bộ phản ánh trên tài khoản 336 "Phải trả nội bộ" bao gồm khoản phải trả về vốn kinh doanh và các khoản đơn vị hạch toán phụ thuộc phải nộp doanh nghiệp, phải trả đơn vị hạch toán phụ thuộc khác; Các khoản doanh nghiệp phải cấp cho đơn vị hạch toán phụ thuộc. Các khoản phải trả, phải nộp có thể là quan hệ nhận tài sản, vốn, thanh toán vãng lai, chi hộ trả hộ, ...;

c) Tùy theo việc phân cấp quản lý và đặc điểm hoạt động, doanh nghiệp quyết định đơn vị hạch toán phụ thuộc ghi nhận khoản vốn kinh doanh được doanh nghiệp cấp vào TK 3361 - Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh hoặc TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

d) Tài khoản 336 "Phải trả nội bộ" được hạch toán chi tiết cho từng đơn vị nội bộ có quan hệ thanh toán, trong đó được theo dõi theo từng khoản phải nộp, phải trả.

đ) Cuối kỳ, kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu tài khoản 136, tài khoản 336 giữa các đơn vị nội bộ theo từng nội dung thanh toán để lập biên bản thanh toán bù trừ với từng đơn vị làm căn cứ hạch toán bù trừ trên 2 tài khoản này. Khi đối chiếu, nếu có chênh lệch, phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 336 - Phải trả nội bộ

Bên Nợ:

- Số tiền đã trả cho đơn vị hạch toán phụ thuộc;

- Số tiền đơn vị hạch toán phụ thuộc đã nộp doanh nghiệp;

- Số tiền đã trả các khoản mà các đơn vị nội bộ chi hộ, hoặc thu hộ đơn vị nội bộ;

- Bù trừ các khoản phải thu với các khoản phải trả của cùng một đơn vị có quan hệ thanh toán.

Bên Có:

- Số vốn kinh doanh của đơn vị hạch toán phụ thuộc được doanh nghiệp cấp;

- Số tiền đơn vị hạch toán phụ thuộc phải nộp doanh nghiệp;

- Số tiền phải trả cho đơn vị hạch toán phụ thuộc;

- Số tiền phải trả cho các đơn vị khác trong nội bộ về các khoản đã được đơn vị khác chi hộ và các khoản thu hộ đơn vị khác.

Số dư bên Có: Số tiền còn phải trả, phải nộp cho doanh nghiệp và các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp.

Tài khoản 336 - Phải trả nội bộ, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 3361 - Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh: Tài khoản này chỉ mở ở đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc để phản ánh số vốn kinh doanh được đơn vị cấp trên giao.

- Tài khoản 3368 - Phải trả nội bộ khác: Phản ánh tất cả các khoản phải trả khác giữa các đơn vị nội bộ trong cùng một doanh nghiệp.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

3.1. Tại đơn vị hạch toán phụ thuộc

a) Khi đơn vị hạch toán phụ thuộc như chi nhánh, cửa hàng,… nhận vốn được cấp bởi doanh nghiệp, đơn vị cấp trên, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 152, 155, 156, 211, 217.....

              Có TK 336 (3361).

b) Số tiền phải trả cho các đơn vị nội bộ khác về các khoản đã được chi hộ, trả hộ, hoặc khi nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ từ các đơn vị nội bộ chuyển đến, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 331, 642,...

Nợ TK 133

            Có TK 336.

c) Khi thu tiền hộ hoặc vay các đơn vị nội bộ khác, ghi:

Nợ các TK 111,112,...

             Có TK 336.

d) Khi trả tiền cho doanh nghiệp và các đơn vị nội bộ về các khoản phải trả, phải nộp, chi hộ, thu hộ, ghi:

Nợ TK 336 (3361)

            Có các TK 111,112.

đ) Khi có quyết định điều chuyển tài sản cho các đơn vị khác trong nội bộ và có quyết định giảm vốn kinh doanh, ghi:

Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ (3361)

Nợ TK 214  (nếu điều chuyển TSCĐ, BĐSĐT)

           Có các TK 152, 155, 156, 211, 217.....

e) Bù trừ giữa các khoản phải thu và phải trả phát sinh từ giao dịch với các đơn vị nội bộ, ghi:

Nợ TK 336

           Có TK 136.

g) Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc không được phân cấp kế toán đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (TK 421), định kỳ đơn vị hạch toán phụ thuộc kết chuyển các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí trực tiếp qua TK 336 – Phải trả nội bộ hoặc qua TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh, ghi:

- Kết chuyển doanh thu, thu nhập, ghi:

Nợ các TK 511, 515, 711

         Có TK 911 (nếu đơn vị hạch toán phụ thuộc theo dõi kết quả kinh doanh không theo dõi kết quả kinh doanh).

- Kết chuyển các khoản chi phí, ghi:

Nợ TK 336 (nếu đơn vị hạch toán phụ thuộc không được phân cấp theo dõi kết quả kinh doanh)

Nợ TK 911 (nếu đơn vị hạch toán trong kỳ)

         Có TK 336 (nếu đơn vị hạch toán phụ thuộc được phân cấp theo dõi kết quả kinh doanh riêng)

         Có các TK 632, 635, 642, 811.

- Định kỳ, đơn vị hạch toán phụ thuộc được phân cấp theo dõi kết quả kinh doanh trong kỳ kết chuyển kết quả kinh doanh (lãi  hoặc  lỗ)  lên đơn vị cấp trên, ghi:

+ Kết chuyển lãi:

Nợ TK 911

          Có TK 336

+ Kết chuyển lỗ:

Nợ TK 336

           Có TK 911 (xác định kết quả kinh doanh).

h) Trường hợp được phân cấp hạch toán đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, định kỳ đơn vị hạch toán phụ thuộc kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cho đơn vị cấp trên, ghi:

- Kết chuyển lãi, ghi:

Nợ TK 421

             Có TK 336.

- Kết chuyển lỗ, ghi:

Nợ TK 336

             Có TK 421.

3.2. Hạch toán tại doanh nghiệp có đơn vị hạch toán phụ thuộc (đơn vị cấp trên)

a) Số quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi phải cấp cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc, ghi:

Nợ TK 353

           Có TK 336.

b) Các khoản phải trả cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc, ghi:

Nợ TK 152, 153, 211, 331, 642

          Có TK 336.

c) Khi thanh toán các khoản phải trả cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc, ghi:

Nợ TK 336

          Có các TK 111, 112, ...

d) Bù trừ các khoản phải thu, phải trả nội bộ, ghi:

Nợ TK 336

         Có TK 136.

Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác

Về đầu trang

1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác thuộc nhóm TK 33 (từ TK 331 đến TK 336). Tài khoản này cũng được dùng để hạch toán doanh thu nhận trước về các dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng.

b) Nội dung và phạm vi phản ánh của tài khoản này gồm các nghiệp vụ chủ yếu sau:

- Giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền; Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết định của cấp có thẩm quyền ghi trong biên bản xử lý, nếu đã xác định được nguyên nhân;

- Số tiền trích và thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và kinh phí công đoàn;

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương của công nhân viên theo quyết định của tòa án;

- Các khoản lợi nhuận, cổ tức phải trả cho các chủ sở hữu;

- Vật tư, hàng hóa vay, mượn, các khoản nhận vốn góp hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) không hình thành pháp nhân mới;

- Các khoản thu hộ bên thứ ba phải trả lại, các khoản tiền bên nhận ủy thác nhận từ bên giao ủy thác để nộp các loại thuế xuất, nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu và để thanh toán hộ cho bên giao ủy thác;

- Số tiền thu trước của khách hàng trong nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản, cơ sở hạ tầng, khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ (gọi là doanh thu nhận trước); Các khoản doanh thu, thu nhập chưa thực hiện.

- Khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả ngay.

- Các khoản nhận cầm cố, ký cược, ký quỹ của tổ chức, cá nhân khác.

- Các khoản phải trả, phải nộp khác như phải trả để mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ và các khoản hỗ trợ khác (ngoài lương) cho người lao động...

c) Kế toán nhận ký quỹ, ký cược phải theo dõi chi tiết từng khoản tiền nhận ký quỹ, ký cược của từng khách hàng theo kỳ hạn và theo từng loại nguyên tệ (nếu có). Các khoản nhận ký cược, ký quỹ phải trả có kỳ hạn còn lại không quá 12 tháng được trình bày là nợ ngắn hạn, các khoản có kỳ hạn trên 12 tháng được trình bày là nợ dài hạn.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác

Bên Nợ:

- Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý;

- Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị;

- Số BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn;

- Doanh thu chưa thực hiện tính cho từng kỳ kế toán; trả lại tiền nhận trước cho khách hàng khi không tiếp tục thực hiện việc cho thuê tài sản;

- Số phân bổ khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay (lãi trả chậm) vào doanh thu hoạt động tài chính;

- Hoàn trả tiền nhận ký cược, ký quỹ;

- Các khoản đã trả và đã nộp khác;

- Đánh giá lại các khoản phải trả, phải nộp khác là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá ghi sổ kế toán).

Bên Có:

- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý (chưa xác định rõ nguyên nhân); Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết định ghi trong biên bản xử lý do xác định ngay được nguyên nhân;

- Trích BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc khấu trừ vào lương của công nhân viên;

- Các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền nhà, điện, nước ở tập thể;

- Số BHXH đã chi trả công nhân viên khi được cơ quan BHXH thanh toán;

- Doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ;

- Số chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả ngay;

- Vật tư, hàng hóa vay, mượn, các khoản nhận vốn góp hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) không thành lập pháp nhân;

- Các khoản thu hộ đơn vị khác phải trả lại;

- Số tiền nhận cầm cố, ký cược, ký quỹ phát sinh trong kỳ;

- Các khoản phải trả khác;

- Đánh giá lại các khoản phải trả, phải nộp khác là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá ghi sổ kế toán).

Số dư bên Có:

- BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc kinh phí công đoàn được để lại cho đơn vị chưa chi hết;

- Giá trị tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết;

- Doanh thu chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ kế toán;

- Các khoản còn phải trả, còn phải nộp khác;

- Số tiền nhận ký cược, ký quỹ chưa trả.

Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ: Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hội đã chi trả công nhân viên chưa được thanh toán và kinh phí công đoàn vượt chi chưa được cấp bù.

Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác, có 8 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết: Phản ánh giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền. Trường hợp giá trị tài sản thừa đã xác định được nguyên nhân và có biên bản xử lý thì được ghi ngay vào các tài khoản liên quan, không hạch toán qua tài khoản 338 (3381).

- Tài khoản 3382 - Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị.

- Tài khoản 3383 - Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội ở đơn vị.

- Tài khoản 3384 - Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm y tế ở đơn vị.

- Tài khoản 3385 - Bảo hiểm thất nghiệp: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm thất nghiệp ở đơn vị.

- Tài khoản 3386 - Nhận ký quỹ, ký cược: Phản ánh số tiền nhận ký quỹ, ký cược của các đơn vị, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp.

- Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Doanh thu chưa thực hiện gồm doanh thu nhận trước như: Số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản; Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn; các khoản doanh thu chưa thực hiện khác như: Khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay, khoản doanh thu tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ. Không hạch toán vào tài khoản này các khoản:

+ Tiền nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;

+ Doanh thu chưa thu được tiền của hoạt động cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ nhiều kỳ (doanh thu nhận trước chỉ được ghi nhận khi đã thực thu được tiền, không được ghi doanh thu chưa thực hiện đối ứng với TK 131 - Phải thu của khách hàng).

- Tài khoản 3388 - Phải trả, phải nộp khác: Phản ánh các khoản phải trả khác của đơn vị ngoài nội dung các khoản phải trả đã phản ánh trên các tài khoản khác từ TK 3381 đến TK 3387.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

3.1. Tr­ường hợp phát hiện tài sản thừa ch­ưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ giải quyết:

a) Kế toán phản ánh giá trị tài sản thừa theo giá trị hợp lý tại thời điểm phát hiện để ghi sổ kế toán, ghi:

Nợ các TK 111 (số tiền mặt thực tế thừa quỹ)

Nợ các 152, 153, 156, 211 (Theo giá trị hợp lý)

          Có TK 338 (3381).

b) Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền về số tài sản thừa, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý ghi vào các tài khoản liên quan, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381)

        Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu; hoặc

        Có TK 338  (3388);

        Có TK 642

        Có TK 711.

3.2. Kế toán BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

- Khi trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, ghi:

Nợ các TK 154 (631), 241, 642 (số tính vào chi phí SXKD)

Nợ TK 334 (số trừ vào lương người lao động)

       Có TK 338  (3382, 3383, 3384, 3385, 3388).

- Khi nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, ghi:

Nợ TK 338  (3382, 3383, 3384, 3385, 3388).

       Có các TK 111, 112,...

- BHXH phải trả cho công nhân viên khi nghỉ ốm đau, thai sản..., ghi:

Nợ TK 338  (3383)

       Có TK 334.

- Chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị, ghi:

Nợ TK 338  (3382)

      Có các TK 111, 112,...

3.3. Khi vay, mượn vật tư, hàng hóa, nhận góp vốn hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) không hình thành pháp nhân, ghi

Nợ các TK 152, 153, 156...

         Có TK 338.

3.4. Hạch toán doanh thu chưa thực hiện về cho thuê TSCĐ, BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động, doanh thu của kỳ kế toán được xác định bằng tổng số tiền cho thuê hoạt động TSCĐ, BĐS đầu tư đã thu chia cho số kỳ thu tiền trước cho thuê hoạt động TSCĐ, BĐS đầu tư (trừ trường hợp được ghi nhận doanh thu một lần đối với toàn bộ số tiền nhận trước):

- Khi nhận tiền của khách hàng trả tr­ước về cho thuê TSCĐ, BĐS đầu tư trong nhiều năm, kế toán phản ánh doanh thu chưa thực hiện theo giá ch­ưa có thuế GTGT, ghi:

Nợ các TK 111, 112,... (tổng số tiền nhận trư­ớc)

      Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (giá ch­ưa có thuế GTGT)

      Có TK 3331 (33311).

- Khi tính và ghi nhận doanh thu của từng kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

       Có TK 511.

- Tr­ường hợp hợp đồng cho thuê tài sản không đ­ược thực hiện phải trả lại tiền cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 3387 (giá cho thuê ch­ưa có thuế GTGT)

Nợ TK 3331 (số tiền trả lại cho ng­ười đi thuê về thuế GTGT của hoạt động cho thuê TSCĐ không thực hiện được)

      Có các TK 111, 112,...(số tiền trả lại).

3.5. Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp:

- Khi bán hàng trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của kỳ kế toán theo giá bán trả tiền ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay ghi vào tài khoản 3387 "Doanh thu chưa thực hiện", ghi:

Nợ các TK 111, 112,131,...

      Có TK 511 (theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT)

      Có TK 3387 (phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT)

      Có TK 333  (3331).

- Hàng kỳ, tính, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3387

      Có TK 515.

- Khi thực thu tiền bán hàng trả chậm, trả góp trong đó gồm cả phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

       Có TK 131.

- Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán:

+ Nếu bán sản phẩm, hàng hoá, ghi:

Nợ TK 632 (giá trị còn lại của BĐSĐT)

       Có các TK 154, 155, 156, 157,...

+ Nếu thanh lý, bán BĐS đầu tư, ghi:

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (giá trị còn lại của BĐS đầu tư)

Nợ TK 214  (2147) (số hao mòn luỹ kế - nếu có)

      Có TK 217.

3.6. Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết khoản lãi chênh lệch tỷ giá của giai đoạn trước hoạt động (đang phản ánh trên tài khoản 3387 – Doanh thu chưa thực hiện) phải kết chuyển toàn bộ số lãi chênh lệch tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3387

     Có TK 515.

3.7. Kế toán các nghiệp vụ ở bên nhận uỷ thác nhập khẩu

a) Khi nhận của doanh nghiệp giao uỷ thác nhập khẩu tiền để mua hàng nhập khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ các TK 111, 112,....

      Có TK 338 (3388).

b) Khi chuyển tiền để ký quỹ mở LC (nếu thanh toán bằng thư tín dụng), căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 138 (1386)

      Có các TK 111, 112.

c) Khi nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hóa cho bên giao ủy thác, kế toán theo dõi hàng nhận ủy thác nhập khẩu trên hệ thống quản trị của mình và thuyết minh trên Báo cáo tài chính về số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất của hàng nhập khẩu ủy thác, thời hạn nhập khẩu, đối tượng thanh toán..., không ghi nhận giá trị hàng nhận ủy thác nhập khẩu trên Báo cáo tình hình tài chính.

d) Kế toán các nghiệp vụ thanh toán ủy thác nhập khẩu tại doanh nghiệp nhận ủy thác nhập khẩu:

- Khi chuyển khoản ký quỹ mở L/C trả cho người bán ở nước ngoài như một phần của khoản thanh toán hàng nhập khẩu ủy thác, ghi:

Nợ 138 - Phải thu khác

      Có TK 1386.

- Khi thanh toán cho người bán ở nước ngoài về số tiền phải trả cho hàng nhập khẩu ủy thác, ghi:

Nợ TK 1388  (nếu bên giao ủy thác chưa ứng tiền mua hàng nhập khẩu)

Nợ TK 3388 (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)

       Có các TK 111, 112.

- Thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, Thuế TTĐB phải nộp hộ cho doanh nghiệp uỷ thác nhập khẩu: Trong giao dịch xuất - nhập khẩu ủy thác (phải có hợp đồng xuất-nhập khẩu ủy thác), bên nhận ủy thác được xác định là người đại diện bên giao ủy thác để thực hiện các nghĩa vụ với NSNN (người nộp thuế hộ cho bên giao ủy thác), nghĩa vụ nộp thuế được xác định là của bên giao ủy thác. Trường hợp này, bên nhận ủy thác chỉ phản ánh số tiền thuế đã nộp vào NSNN là khoản chi hộ, trả hộ cho bên giao ủy thác. Khi nộp tiền vào NSNN, ghi:

Nợ TK 1388 (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)

Nợ TK 3388 (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)

        Có các TK 111, 112.

đ) Đối với phí uỷ thác nhập khẩu và thuế GTGT tính trên phí uỷ thác nhập khẩu, căn cứ vào Hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh doanh thu phí uỷ thác nhập khẩu, ghi:

Nợ các TK 131, 111, 112,... (tổng giá thanh toán)

        Có TK 511

       Có TK 3331.

e) Các khoản chi hộ khác cho doanh nghiệp uỷ thác nhập khẩu liên quan đến hoạt động nhận uỷ thác nhập khẩu (phí ngân hàng, phí giám định hải quan, chi thuê kho, thuê bãi chi bốc xếp, vận chuyển hàng...), căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 138 (chi tiết từng doanh nghiệp ủy thác NK)

        Có TK 111, 112,...

g) Bù trừ các khoản phải thu và phải trả khác khi kết thúc giao dịch, ghi:

Nợ TK 3388

        Có TK 1388.

3.8. Kế toán các nghiệp vụ ở bên nhận uỷ thác xuất khẩu

a) Khi nhận ủy thác xuất khẩu vật tư, thiết bị, hàng hóa cho bên giao ủy thác, kế toán theo dõi hàng nhận để xuất khẩu trên hệ thống quản trị của mình và thuyết minh trên Báo cáo tài chính về số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất của hàng nhận xuất khẩu ủy thác, thời hạn xuất khẩu, đối tượng thanh toán..., không ghi nhận giá trị hàng nhận ủy thác xuất khẩu trên Báo cáo tình hình tài chính. Thuế xuất khẩu phải nộp (nếu có) thực hiện theo quy định của TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

b) Các khoản chi hộ bên giao ủy thác xuất khẩu, ghi:

Nợ TK 138 (1388)

       Có các TK 111, 112.

c) Khi nhận được tiền hàng của người mua ở nước ngoài, kế toán phản ánh là khoản phải trả cho bên giao ủy thác, ghi:

Nợ TK 112

      Có TK 338 (3388).

d) Bù trừ các khoản phải thu phải trả khác, ghi:

Nợ TK 3388

       Có TK 1388.

3.9. Xác định số lợi nhuận, cổ tức phải trả cho các chủ sở hữu, ghi:

- Khi xác định số phải trả, ghi:

Nợ TK 421

       Có TK 338 (3388).

- Khi trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu, ghi:

Nợ TK 338 (3388)

       Có các TK 111, 112 (số tiền trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu)

       Có TK 3335 (nếu khấu trừ tại nguồn số thuế TNCN của chủ sở hữu).

3.10. Khi nhận tiền ký quỹ, ký cược của đơn vị, cá nhân bên ngoài, ghi:

Nợ các TK 111, 112

        Có TK 3386 (chi tiết của từng khách hàng).

3.11. Khi hoàn trả tiền ký quỹ, ký cược cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 3386

        Có TK 111, 112.

3.12. Trường hợp hoàn trả tiền ký quỹ, ký cược bằng ngoại tệ, ghi:

- Trường hợp bên Có TK tiền và bên Nợ TK 3386 áp dụng tỷ giá ghi sổ, ghi:

Nợ TK 3386 (tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền cho từng đối tượng)

Nợ TK 635 (lỗ tỷ giá)

             Có các TK 111, 112 (tỷ giá ghi sổ)

              Có  TK 515 (lãi tỷ giá).

- Trường hợp bên Có TK tiền và bên Nợ TK 3386 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế, ghi:

Nợ TK 3386

       Có các TK 111, 112.

+ Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện đồng thời khi trả tiền ký quỹ, ký cược hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp:

(+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ TK 635

           Có các TK 1112, 1122, 3386.

(+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ các TK 1112, 1122, 3386

          Có TK 515.

3.13. Trường hợp đơn vị ký quỹ, ký cược vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết với doanh nghiệp, bị phạt theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế:

+ Khi nhận được khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết: Nếu khấu trừ vào tiền nhận ký quỹ, ký cược, ghi:

Nợ TK 3386

          Có TK 711.

+ Khi thực hiện khoản ký quỹ, ký cược còn lại, ghi:

Nợ TK 3386 (đã khấu trừ tiền phạt)

         Có các TK 111, 112.

3.14. Khi lập BCTC, kế toán đánh giá lại số dư các khoản phải trả, phải nộp khác là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch:

- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 413

         Có TK 338.

- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 338
Về đầu trang

         Có TK 413.