Kế toán cần phải làm những gì đối với doanh nghiệp mới thành lập?

Kế toán cần phải làm những gì đối với doanh nghiệp mới thành lập?
Khi nhận được Giấy phép đăng ký doanh nghiệp, song song với việc tổ chức bộ máy kế toán, kế toán cần nhanh chóng thông báo, đăng ký các thủ tục cần thiết với các cơ quan như thuế, bảo hiểm ... tránh các khoản phạt không đáng có.

1. Kê khai và nộp thuế môn bài


- Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình mới thành lập lập được cấp đăng ký thuế, mã số doanh nghiệp mã số thuế trước 06 tháng đầu năm thì mức lệ phí đóng cả năm; trong 06 tháng cuối năm mức đóng lệ phí là 50% mức lệ phí cả năm. Riêng tổ chức, cá nhân không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm dù có thành lập thời điểm nào trong năm.

- Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh có doanh thu từ dưới 100 triệu đồng/ năm; kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định; cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối ... thì không phải nộp lệ phí môn bài.

- Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh mới thành lập, thời gian kê khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh; nếu được cấp phép mà chưa hoạt động thì thời hạn là 30 ngày kể từ ngày cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh, đầu tư). 

- Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh đã hoạt động thì thời hạn nộp phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm (không phải kê khai lại lệ phí môn bài ngoại trừ có thay đổi vốn đăng ký).

Việc kê khai và nộp lệ phí môn bài được thực hiện tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp nơi cá nhân, tổ chức đăng ký hoạt động kinh doanh. Biểu mẫu kê khai lệ phí môn bài ban hành kèm Nghị định 139/2016/NĐ-CP.

Số TT
Vốn đăng ký
(Vốn điều lệ/ vốn đầu tư)
Mức lệ phí/năm
(đồng)
1
Trên       10.000.000.000 đồng
3.000.000
2
Từ dưới  10.000.000.000 đồng
2.000.000
3
Chi nhánh, VPDD, địa điểm kinh doanh …
1.000.000
* Bài viết đã cập nhật Nghị định 139/2016/NĐ-CP

2. Đăng ký phương pháp tính thuế:


Theo Thông tư số 219/2013/TT-BTC, doanh nghiệp mới thành lập phải nộp mẫu 06/GTGT đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đầu tiên phát sinh (trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận dấu công ty).

Nếu đến thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đầu đầu tiên doanh nghiệp không nộp mẫu 06/GTGT thì doanh nghiệp thuộc trường hợp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp.

>> Xem chi tiết cách nộp mẫu 06/GTGT.

Cập nhật: Bỏ mẫu 06/GTGT từ năm tính thuế 2018.


3. Đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định, hình thức kế toán:


Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn trích khấu hao TSCĐ, tại Điều 13, Khoản 3, các doanh nghiệp sẽ phải nộp mẫu đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ trước khi thực hiện về cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải gởi công văn đăng ký với cơ quan thuế về hình thức kế toán, ghi sổ kế toán, chế độ kế toán ...

Đây chính là bước khai, nộp hồ sơ đăng ký thuế ban đầu về cơ quan thuế quản lý trực tiếp (thời hạn 30 ngày kể từ ngày ghi trên Giấy phép kinh doanh), hồ sơ bao gồm:

- Công văn đăng kí hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp (chuẩn bị 02 bản).

- Công văn đăng kí chế độ kế toán áp dụng (chuẩn bị 02 bản).

- Đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (chuẩn bị 02 bản).

- Giấy ủy quyền (chuẩn bị 01 bản), Quyết định bổ nhiệm kế toán, Quyết định bổ nhiệm giám đốc.


4. Đăng ký, thông báo phát hành hóa đơn:


Doanh nghiệp mới thành lập mà đủ điều kiện đăng ký thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và đã được cơ quan thuế chấp nhận (đã gởi mẫu 06/GTGT) thì tiến hành đặt in hóa đơn GTGT để sử dụng. 

Doanh nghiệp phải gởi thông báo phát hành hóa đơn (Mẫu TB01/AC kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTC) gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất năm (05) ngày trước khi doanh nghiệp bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành.

Lưu ý: Thông báo phát hành hóa đơn và hoá đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại doanh nghiệp trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn; Doanh nghiệp mới thành lập nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì phải mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng.

5. Khai trình sử dụng lao động, đăng ký thang bảng lương ban đầu:


Doanh nghiệp mới thành lập phải nộp Bản khai trình sử dụng lao động về Phòng Lao động quận (nơi đặt trụ sở) chậm nhất 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động (kèm bản sao giấy đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu) để đăng ký Khai trình sử dụng lao động.

Xây dựng thang bảng lương, hồ sơ gởi về Phòng lao động-Thương & xã hội Quận (nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở).



6. Đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp:


Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2017 thì các đối tượng tham gia bảo hiểm được quy định như sau:

- Cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN, BHTN: Là người làm việc theo hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, kể cả với người đại diện lao động dưới 15 tuổi; Cán bộ viên chức, công chức; người quản lý doanh nghiệp, điều hành hợp tác xã có hưởng lương.

- Chỉ tham gia BHXH, BHTNLĐ-BNN (áp dụng từ 01/01/2018): Là người làm việc theo hợp đồng lao động từ 01 tháng đến dưới 03 tháng; Người lao động nước ngoài có chứng chỉ, giấy phép hành nghề; Riêng lao động có hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên đóng BHYT bắt buộc.

- Chỉ tham gia quỹ hưu trí, tử tuất: Người lao động làm việc ở nước ngoài; lao động không chuyên trách, xã, phường; Người lao động đang bảo lưu đóng BHXH;

- Lao động đang học tập, công tác trong và ngoài nước có hưởng lương thuộc diện tham gia BHXH, BHYT bắt buộc; 

- Người giao kết nhiều hợp đồng lao động: Đóng BHXH, BHTN theo hợp đồng giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo hợp đồng có mức tiền lương cao nhất; Nếu đã đóng BHXH, BHTNLĐ-BNN tại một nơi thì người sử dụng lao động nơi khác chỉ đóng BHTNLĐ-BNN.

Xem thêm:



7. Chuyển bị hồ sơ báo cáo thuế.


Doanh nghiệp mới thành lập nộp hồ sơ khai báo thuế theo quý, chậm nhất 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý.

Đầu tiên các bạn lên website của Tổng cục thuế (http://www.gdt.gov.vn) để tải phần mềm khai báo thuế phiên bản mới nhất về cài đặt vào máy tính để sử dụng. Đây là bộ khai báo thuế có gần như hầu hét các biểu mẫu khai báo thuế cần thiết.

Các biểu mẫu thường được khai báo thuế quý gồm: Tờ khai thuế GTGT (mẫu 01/GTGT), Tờ khai thuế TNCN (nếu có thì khai theo mẫu 02/KK-TNCN), Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (mẫu BC26/AC) ...

Lưu ý: 

Các thông tin về giám đốc, kế toán trưởng, tài khoản ngân hàng ... doanh nghiệp không cần phải thông báo với cơ quan thuế (vì đã kê khai trong mẫu đăng ký thành lập doanh nghiệp).

Nếu có thay đổi thông tin đăng ký thuế như thay đổi giám đốc, kế toán trưởng, tài khoản ngân hàng ... thì doanh nghiệp lập theo mẫu Phụ lục II-1 (Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT) và nộp cho Sở kế hoạch đầu tư, không phải nộp (mẫu 08-MST) cơ quan thuế quản lý trực tiếp như trước đây.
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »