Tìm hiểu phân tích kỹ thuật với chỉ số sức mua/bán tương đối RSI

Tìm hiểu phân tích kỹ thuật với chỉ số sức mua/bán tương đối RSI
RSI là chỉ số phổ biến và hiệu quả được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, phản ánh tương quan sức mạnh sự tăng giá và giảm giá trong một thời kỳ nhất định.

1. Khái niệm về RSI

RSI (Relative Strength Index) phản ánh mối quan hệ giữa sức tăng giá và sức giảm giá của một cổ phiếu trong một thời kỳ xác định bằng cách lấy tỷ số giá trung bình của các phiên tăng và giá trung bình các phiên giảm trong thời kỳ đó.

RSI được tác giả J. Welles Wilder giới thiệu từ năm 1978 và trở thành cung vụ hỗ trợ đắc lực cho giới phân tích kỹ thuật.

Gọi n là số các phiên trong thời kỳ xác định cần tính RSI.

Gọi giá trung bình các phiên tăng trong n phiên là AIn = Tổng giá các phiên tăng / n

Gọi giá trung bình các phiên giảm trong n phiên là Adn = Tổng giá các phiên giảm / n

Chỉ số sức bền tương đối được tính bằng công thức:

RSI = 100 – 100 / (1 + RS)

Trong đó RS = AIn / Adn là tỷ số giá trung bình các phiên tăng và giá trung bình các phiên giảm.

* Số phiên (giá trị của n) sử dụng để tính trung bình giá các phiên tăng và giá các phiên giảm càng lớn thì RSI càng chính xác theo ý nghĩa của công thức là phản ánh tương quan sức tăng và sức giảm của giá, nên lấy 14 phiên để tính RSI.

2. Ý nghĩa

RSI xác định tương quan sức mạnh giữa phe mua và phe bán bằng cách phản ánh tỷ số tăng giá và tỷ số tăng giá vào giá trị của RSI, giá trị này nằm trong khoảng 0 đến 100.

Tìm hiểu phân tích kỹ thuật với chỉ số sức mua/bán tương đối RSI

(Ảnh nguồn từ vietstock)



- Giá trị 50 của RSI gọi là giá trị trung bình, tại đây sức mua và bán có tương quan ngang bằng nhau. 

- RSI lớn hơn 50 và càng lớn thì phản ánh sức mua càng lớn hơn sức bán, giá cả đang tăng, tín hiệu mua vào.


RSI có hai ngưỡng siêu mua và siêu bán là 70 và 30

- Nếu giá trị của RSI lớn hơn 70 thị trường đang ở trạng thái siêu mua với sự áp đảo của phe mua, 

- Nếu RSI nhỏ hơn 30 thị trường đang ở ngưỡng siêu bán và phe bán đang áp đảo.

Ngoài ra, sử dụng RSI cần xác định hiện tượng phân kỳ (đoạn thẳng nối 2 đỉnh hoặc 2 đáy) - cảnh báo đổi chiều để dự đoán xu hướng của đường giá. Phân kỳ dương báo hiệu giá sẽ đổi xu hướng sang tăng; Phân kỳ âm báo hiệu giá sẽ đổi xu thế sang giảm.

Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »