Hướng xử lý về hóa đơn khi bán hàng chưa có giá chính thức

Hướng xử lý về hóa đơn khi bán hàng chưa có giá chính thức
Tại thời điểm xuất bán hàng doanh nghiệp chưa xác định được giá bán thì kế toán cần phải linh động xử lý phù hợp.

Một số trường hợp doanh nghiệp cần phải có thời gian để xác định giá bán chính thức so với thời điểm giao hàng, hay hàng xuất giao nhưng 2 bên chưa thỏa thuận xong giá .... Vấn đề này cũng gây không ít băn khoan cho kế toán, bởi làm sao xuất hóa đơn cho doanh nghiệp khi bán hàng mà không vi phạm Luật thuế?

Theo quy định tại khoản 2a Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC thời điểm xuất hóa đơn quy định như sau:

"a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn

Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền
...

Ngày lập hóa đơn đối với việc bán dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến và một số trường hợp đặc thù thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính".

Do đó, trừ một số sản phẩm đặc biệt do Bộ tài chính quy định, tại thời điểm bán hàng hóa (giao hàng) thì người bán phải lập hóa đơn giao cho người mua; Người bán lập hóa đơn sau thời điểm giao hàng (chờ xác định giá) có thể vi phạm và bị phạt vì lập hóa đơn sai thời điểm.

Cũng theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC, tại Khoản 3 Điều 20 nêu trên có hướng dẫn:

“3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng..., tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số..., ký hiệu... Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-)".

Vậy, bán hàng mà tại thời điểm giao hàng doanh nghiệp chưa xác định giá bán thì xử lý thế nào? Có lẻ giải pháp tối ưu trong trường hợp này là doanh nghiệp bán hàng xuất hóa đơn theo giá tạm tính. Sau khi có giá bán chính thức, kế toán xuất hóa đơn điều chỉnh giá bán như hình thức hóa đơn bị sai sót.

Đây cũng là ý kiến trả kiến của Tổng cục thuế tại Công văn 5026/TCT-CS ngày 13/12/2018:

Hướng xử lý về hóa đơn khi bán hàng chưa có giá chính thức

Tóm lại, một số lưu ý khi thời điểm bán hàng chưa xác định chính xác giá bán:
- Tại thời điểm giao hàng: kế toán xuất hóa đơn theo giá tạm tính (giá theo hóa đơn trước liền kề),

- Khi xác định giá bán chính thức: lập biên bản và lập hóa đơn điều chỉnh theo gia bán chính thức.
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »