Những điểm mới chính sách bảo xã hội từ ngày 01/01/2018

Những điểm mới chính sách bảo xã hội từ ngày 01/01/2018
Một số quy định mới Luật bảo hiểm xã hội 2014 (Luật số 58/2014/QH13) và Bộ luật hình sự sửa đổi bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2018 đã "siết" chặt hơn các quy định và hành vi về BHXH, BHYT, BHTN.


Bổ sung thêm 2 đối tượng đóng BHXH bắt buộc

Ngòai các đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc áp dụng từ năm 2016, Luật BHXH 2014 bổ sung thêm 2 đối tượng đóng bắt buộc, đó là:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (*).

Như vậy lao động hợp đồng lao động có thời hạn đủ 01 tháng trở lên đều thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH bắt buộc và các BHYT, BHTN ...

(*) Việc đóng BHXH cho lao động nước ngoài vẫn đang chờ các văn bản hướng dẫn của Cơ quan bảo hiểm xã hội.

Tiền lương căn cứ đóng BHXH bao gồm thêm các khoản bổ sung khác

Các khoản bổ sung khác do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận, cụ thể:

- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

- Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Như vậy, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc = Mức lương  + Phụ cấp lương  + Các khoản bổ sung.

Không phải tất cả các phụ cấp đều phải đóng BHXH

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như:

- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến;

- Tiền ăn giữa ca;

- Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;

- Tiền hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

Tăng số năm đóng BHXH

- Lao động nữ đủ 55 tuổi, nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi phải có đủ 30 năm đóng BHXH mới được hưởng tỷ lệ tối đa 75% (so với trước năm 2018 chỉ cần có đủ 25 năm đóng BHXH là được hưởng tỷ lệ tối đa 75%).

- Lao động nam đủ 60 tuổi, nghỉ hưu năm 2018 phải đủ 31 năm đóng BHXH, nghỉ năm 2019 phải đủ 32 năm, nghỉ năm 2020 phải đủ 33 năm, nghỉ năm 2021 phải đủ 34 năm và nghỉ từ năm 2022 trở đi phải đủ 35 năm đóng BHXH mới được hưởng tỷ lệ tối đa là 75% (so với trước năm 2018 thì chỉ cần có đủ 30 năm đóng BHXH là được hưởng tỷ lệ tối đa 75%).

Trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN bị phạt tù đến 7 năm

Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 100/2015/QH13, có hiệu lực từ 01/01/2018 quy định xử phạt nghiêm khắc hơn về hành vi vi phạm BHXH, BHYT, BHTN, như:

Phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

- Trốn đóng bảo hiểm 1 tỷ đồng trở lên. 

- Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên. 

- Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015.

Nếu pháp nhân thương mại phạm tội trong trường hợp này sẽ bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng ...
Ketoan.biz tổng hợp

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »

1 comments:

Write comments