Tìm hiểu các chỉ số tài chính về mức sinh lợi ROA, ROE, EPS, Margin

Tìm hiểu các chỉ số tài chính về mức sinh lợi ROA, ROE, EPS, Margin
Khả năng sinh lời là thông tin trọng yếu cần phân tích khi xem xét đầu tư vào một công ty. Bởi vì doanh thu cao chưa chắc rằng nhà đầu tư sẽ nhận được cổ tức hay giá cổ phiếu tăng, trừ khi công ty có thể trả tất cả các khoản chi phí.

1. Biên độ lợi nhuận (Margin)

Công thức tính:

Biên độ lợi nhuận = Lợi nhuận sau thuế / doanh thu thuần


Biên lợi nhuận cao được đánh giá là doanh nghiệp làm ăn hiệu quả; Hãy so sánh chỉ số này với dữ liệu quá khứ, mức trung bình thị trường và của đối thủ cạnh tranh trong ngành. 

Biên lợi nhuận ảnh hưởng bởi do nhiều yếu tố, chi phí tăng hay mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Khi biên lợi nhuận của công ty khác biệt quá nhiều so với các doanh nghiệp khác trong ngành, hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân.

Khi một công ty có biên lợi nhuận cực thấp thì nó sẽ gặp nguy hiểm trong trường hợp các điều kiện thị trường biến đổi. Ngược lại, một doanh nghiệp có biên lợi nhuận cao chứng tỏ doanh nghiệp đó có một lợi thế nhất định nào đó so với các đối thủ khác.

2. EPS- Thu nhập trên vốn cổ phần (Earning Per Share)

Công thức tính:

EPS = Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ / Số cổ phiêu đang lưu hành bình quân

Trong đó

* Số cổ phiêu đang lưu hành bình quân = (Số cổ phiếu đầu năm+ số cổ phiếu cuối năm) / 2

* Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ = Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi.

EPS nhà đầu tư được hưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phần đang nắm giữ hàng năm là bao nhiêu; chỉ số này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và cổ phiếu sẽ càng hấp dẫn nhà đầu tư hơn.

EPS được cho là một thước đo quan trọng trong việc so sánh, tính toán giá cổ phiếu. Hai công ty có cùng lượng cổ phiếu lưu hành, rõ ràng EPS của công ty nào cao hơn cho thấy sử dụng vốn hiệu quả hơn nếu các yếu tố khác được xem là cân bằng.

3. ROA- Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return On Assets)

Công thức tính:

ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

ROA đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của công ty, cho biết công ty một đồng tài sản thì công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Hệ số này càng cao thì cổ phiếu càng có sức hấp dẫn hơn vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lợi từ chính nguồn tài sản hoạt động của công ty.

4. ROE- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity)

Công thức tính:

ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu

ROE cho biết một đồng vốn tự có doanh nghiệp tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE càng cao thì cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả của cổ đông, cũng cho thấy khả năng cạnh tranh của công ty càng mạnh và cổ phiếu của công ty càng hấp dẫn.

Cần xem xét ROE với các khoản vay Ngân hàng: Nếu doanh nghiệp có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng; Nếu ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải xem doanh nghiệp sử dụng vốn vay có hiệu quả chưa, có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không.
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »