Hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ bán, thanh lý tài sản cố định

Hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ bán, thanh lý tài sản cố định
Thanh lý tài sản cố định (TSCĐ) thường được tiến hành khi tài sản bị hư, hỏng, lạc hậu về kỹ thuật ... tài sản không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.


>> Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị có được đem góp vốn kinh doanh?

Do vậy, việc doanh nghiệp thanh lý, nhượng bán TSCĐ không phù hợp hoặc không cần dùng thu về một khoản vốn, đầu tư tài sản mới, phù hợp sẽ tăng hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Bài viết sau sẽ hướng dẫn hạch toán một số nghiệp vụ liên quan đến hoạt động trên.

Hồ sơ thanh lý tài sản cố định

Tùy theo đặc điểm của TSCĐ, loại hình, quy mô của doanh nghiệp mà cần có những tài liệu, hồ sơ phù hợp với hoạt động thanh lý tài sản. Thường doanh nghiệp thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ và cần có những tài liệu sau:

– Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.
– Quyết định Thanh lý TSCĐ.
– Biên bản kiêm kê tài sản cố định
– Biên bản đánh giá lại TSCĐ
– Biên bản thanh lý TSCĐ
– Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý.
– Hóa đơn bán TSCĐ
– Biên bản giao nhận TSCĐ
– Biên bản hủy tài sản cố định
– Thanh lý hợp đồng kinh tế bán TSCĐ.


Mẫu thanh lý tài sản cố định tham khảo:

Đơn vị: …………………
Bộ phận: ………………
Mẫu số 02-TSCĐ
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ
Ngày….. tháng….. năm…..
Số:…….….…..
Nợ:….….….
Có:….….….
Căn cứ Quyết định số: ….….….…. ngày…. tháng…. năm…. của….….….….….….….….….….….
….….….….….….…………………………….….….…. Về việc thanh lý tài sản cố định.
I. Ban thanh lý TSCĐ gồm:
Ông/Bà: ………………….….… Chức vụ………….….… Đại diện……………. Trưởng ban
Ông/Bà: ………………….….… Chức vụ………….….… Đại diện…………………. Ủy viên
Ông/Bà: ………………….….… Chức vụ………….….… Đại diện…………………. Ủy viên
II. Tiến hành thanh lý TSCĐ:
- Tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) TSCĐ.......................................................................
- Số hiệu TSCĐ .................................................................................................................
- Nước sản xuất (xây dựng)................................................................................................
- Năm sản xuất...................................................................................................................
- Năm đưa vào sử dụng…………………….. Số thẻ TSCĐ.....................................................
- Nguyên giá TSCĐ.............................................................................................................
- Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý..................................................................
- Giá trị còn lại của TSCĐ....................................................................................................
III. Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ:
.........................................................................................................................................
........................................................................................................................................


Ngày….. tháng…… năm……
Trưởng Ban thanh lý
(Ký, họ tên)
IV. Kết quả thanh lý TSCĐ:
- Chi phí thanh lý TSCĐ: ……………………………………… (viết bằng chữ)...........................
- Giá trị thu hồi: …………………………………………….….. (viết bằng chữ)...........................
- Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày…… tháng…… năm……


Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Ngày…… tháng…… năm……
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Download mẫu 02-TSCĐ (file word) tại đây.

Hướng dẫn hạch toán một số nghiệp vụ về thanh lý, nhượng bán TSCĐ

Hồ sơ thanh lý TSCĐ (như trên) làm căn cứ để kế toán hạch toán, ghi sổ kế toán, cụ thể:

a/ Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh

a1. Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán, thanh lý:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị đã hao mòn).
Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại).
       Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

a2. Đồng thời phản ánh khoản thu nhập khi nhượng bán tài sản thanh lý:

– Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Nợ các TK 111, 112, 131,. . . Tổng giá thanh toán.
      Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).
      Có TK 711 – Thu nhập khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).

– Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Nợ các TK 111, 112, 131,. . . Tổng giá thanh toán.
      Có TK 711 – Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán).

a3. Phản ánh toàn bộ chi phí liên quan đến thanh lý.

– Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán, thanh lý TSCĐ được phản ánh vào bên Nợ TK 811 “Chi phí khác”.

Nợ TK 811
Nợ TK 1331
      Có TK 1111,1121,331

b/ Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:

– Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ nhượng bán, ghi:

Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3533) (giá trị còn lại).
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị đã hao mòn).
      Có TK 211 – TSCĐ (nguyên giá).

– Đồng thời phản ánh số thu về nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131…
      Có TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532).
      Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có).
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »