Hiển thị các bài đăng có nhãn Tài khoản DN siêu nhỏ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tài khoản DN siêu nhỏ. Hiển thị tất cả bài đăng

Tài khoản xác định kết quả kinh doanh áp dụng doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132/2018/TT-BTC

Tài khoản nợ phải trả áp dụng doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132/2018/TT-BTC
Tài khoản 9111- Xác định kết quả kinh doanh bao gồm TK 9111 (91111, 91118) và TK 9112 (91121, 91122) ban hành bởi Thông tư 132/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018 áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2019, được áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/04/2019.


TÀI KHOẢN 911- XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

1. Nguyên tắc kế toán

1.1. Tài khoản này dùng để phản ánh Doanh thu và thu nhập, các khoản chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp siêu nhỏ trong một kỳ kế toán. Việc xác định thời điểm ghi nhận, giá trị và cách phân loại doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và thu nhập khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

1.2. Nguyên tắc kế toán đối với doanh thu và thu nhập

1.2.1. Toàn bộ các khoản doanh thu và thu nhập phát sinh từ việc bán sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp siêu nhỏ phải phát hành hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật thuế và phản ánh kịp thời vào sổ kế toán theo từng loại hoạt động để phục vụ cho việc quản lý và xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp siêu nhỏ với ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp siêu nhỏ phải theo dõi riêng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ trong một kỳ kế toán như lãi tiền gửi tiết kiệm, thu thanh lý TSCĐ, các khoản được bồi thường, tiền phạt thu được,…

1.2.2. Các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế. Trong đó:

- Nếu các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh ngay tại thời điểm bán hàng hóa, dịch vụ thì được trừ trực tiếp vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trên hóa đơn. Khi đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là số tiền bán hàng ghi trên hóa đơn sau khi trừ các khoản giảm trừ doanh thu.

- Nếu các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh sau thời điểm bán hàng hóa, dịch vụ thì được trừ vào doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của kỳ phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu.
Việc phát hành hóa đơn liên quan đến các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp siêu nhỏ thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

1.3. Nguyên tắc kế toán đối với chi phí

1.31. Chi phí là những khoản chi phí phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp siêu nhỏ như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, giá vốn của hàng bán, .... phát sinh trong kỳ, không phân biệt đã chi tiền hay chưa.

1.3.2. Chi phí của doanh nghiệp siêu nhỏ bao gồm:

- Giá vốn hàng bán là giá trị xuất kho của thành phẩm, hàng hóa xuất bán hoặc dịch vụ đã cung cấp trong kỳ;

- Chi phí khác bao gồm:

+ Các khoản chi phí mà doanh nghiệp siêu nhỏ phải chi ra phục vụ cho bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý của doanh nghiệp như tiền lương, tiền công, các khoản trích theo lương, chi phí hoa hồng phải trả cho đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, chi phí thuê cửa hàng, chi phí thuê văn phòng, chi phí vận chuyển, bốc xếp thành phẩm, hàng hóa mang đi bán,....;

+ Chi phí lãi vay vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh;

+ Các khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng được hưởng khi thanh toán sớm các khoản nợ,...;

+ Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán; chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ;

+ Số thuế TNDN phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật thuế.

+ Các khoản bị phạt vi phạm hợp đồng kinh tế,.....

Doanh nghiệp siêu nhỏ phải mở sổ chi tiết theo dõi riêng từng khoản mục chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay,....

1.3.3. Trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ xuất kho hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo thì toàn bộ giá trị hàng tồn kho khuyến mại, quảng cáo được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.

1.3.4. Doanh nghiệp siêu nhỏ phải kê khai rõ các khoản chi phí được trừ và không được trừ theo quy định của pháp luật về thuế để giải trình căn cứ xác định thu nhập tính thuế TNDN và số thuế TNDN phải nộp NSNN.

1.4. Tài khoản 911 không có số dư, cuối kỳ kế toán phải kết chuyển lợi nhuận sau thuế TNDN (chênh lệch giữa doanh thu, thu nhập và chi phí phát sinh trong kỳ) sang TK 4118 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Bên Nợ:

- Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và các khoản thuế khác phải nộp nhà nước khi bán sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật thuế;

- Các khoản giảm trừ doanh thu (doanh thu hàng bán bị trả lại; khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại);

- Các khoản chi phí phát sinh trong kỳ.

- Kết chuyển lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh sang TK 4118.

Bên Có:

- Các khoản doanh thu và thu nhập phát sinh từ hoạt động bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ hoặc thu nhập khác phát sinh trong kỳ kế toán;

- Các khoản giảm chi phí (nếu có);

- Kết chuyển lỗ của hoạt động sản xuất kinh doanh sang TK 4118.

Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 9111 - Doanh thu và thu nhập, tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 91111 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá được xác định là đã bán, dịch vụ đã cung cấp trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ.

- Tài khoản 91118 - Thu nhập khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ như lãi tiền gửi tiết kiệm, thu thanh lý TSCĐ, các khoản được bồi thường, tiền phạt thu được,…

- Tài khoản 9112 - Các khoản chi phí, tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 91121 - Giá vốn hàng bán: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị xuất kho của thành phẩm, hàng hóa xuất bán hoặc dịch vụ đã cung cấp trong kỳ.

+ Tài khoản 91128 - Chi phí khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí khác ngoài giá vốn hàng bán trong kỳ của doanh nghiệp siêu nhỏ như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay,...

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

3.1. Phương pháp kế toán đối với doanh thu và thu nhập

Về đầu trang

3.1.1. Khi ghi nhận doanh thu bán thành phẩm, hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ:

Nợ các TK 111, 131,... (tổng giá thanh toán)

      Có TK 9111 - Doanh thu và thu nhập (91111)

     Có TK 33131 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có).

Trường hợp hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không tách ngay được số thuế phải nộp, định kỳ doanh nghiệp siêu nhỏ phải xác định số thuế GTGT, tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu,... phải nộp vào NSNN, ghi:

Nợ TK 9111 - Doanh thu và thu nhập (91111)

      Có TK 3313 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

3.1.2. Trường hợp thu trước tiền cho nhiều kỳ mà doanh thu được phân bổ dần cho từng kỳ (nếu có):

- Khi nhận tiền của khách hàng trả trước cho nhiều kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền (tổng số tiền nhận trước)

      Có TK 331 - Các khoản nợ phải trả (3318)

      Có TK 33131 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có).

- Định kỳ, tính và kết chuyển doanh thu của từng kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 331 - Các khoản nợ phải trả (3318)

      Có TK 9111 - Doanh thu và thu nhập (91111).

- Trường hợp hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không tách ngay số thuế phải nộp, định kỳ doanh nghiệp xác định số thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu... phải nộp, ghi:

Nợ TK 9111 - Doanh thu và thu nhập (91111)

      Có TK 3313 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

3.1.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh sau khi đã ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 9111- Doanh thu và thu nhập (91111)

Nợ TK 3313 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (số thuế được điều chỉnh giảm nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)

      Có các TK 111, 131.

Trường hợp các khoản giảm trừ được xác định ngay tại thời điểm bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, kế toán ghi nhận doanh thu theo số đã giảm trừ.

3.1.4. Khi phát sinh các khoản thu nhập khác như lãi tiền gửi tiết kiệm được nhận, số thu do thanh lý TSCĐ, các khoản được bồi thường, tiền phạt thu được và các khoản thu nhập khác, ghi:

Nợ các TK 111, 131 (tổng giá thanh toán)

      Có TK 9111 - Doanh thu và thu nhập (91118)

      Có TK 33131 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có).

3.1.5. Số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn được người bán chấp thuận, ghi:

Nợ TK 331 - Các khoản nợ phải trả (3318)

      Có TK 9111 - Doanh thu và thu nhập (91118).

3.2. Phương pháp kế toán đối với chi phí

Về đầu trang

3.2.1. Khi xuất bán các sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ, kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán, ghi:

Nợ TK 9112 - Các khoản chi phí (91121)

      Có TK 152 - Hàng tồn kho (1526).

3.2.2. Hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 - Hàng tồn kho (1526)

      Có TK 9112 - Các khoản chi phí (giá vốn của hàng bán bị trả lại) (91121).

3.2.3. Ghi nhận các khoản chi phí của bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp tại thời điểm phát sinh, ghi:

Nợ TK 9112 - Các khoản chi phí (91128)

Nợ TK 1313 - Thuế GTGT được khấu trừ

      Có các TK 111, 331, 152, 211...

3.2.4. Hạch toán chi phí lãi tiền vay vốn:

Nợ TK 9112 - Các khoản chi phí (91128)

      Có các TK 111, 331,....

3.2.5. Chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 9112 - Các khoản chi phí (91128)

Nợ TK 1313 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

      Có các TK 111, 331,... (tổng giá thanh toán).

- Đồng thời ghi giảm giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán, ghi:

Nợ TK 9112 - Các khoản chi phí (91128)

      Có TK 211 - TSCĐ.

3.2.6. Hạch toán thuế TNDN phải nộp theo quy định, ghi:

- Khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định, ghi:

Nợ TK 9112 - Các khoản chi phí (91128)

      Có TK 33134 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Khi nộp thuế TNDN vào NSNN, ghi:

Nợ TK 33134 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

      Có TK 111 - Tiền.

3.3. Cuối kỳ, kết chuyển kết quả kinh doanh sang tài khoản 4118- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối:

- Trường hợp có lãi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

      Có TK 4118 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

- Trường hợp bị lỗ:

Nợ TK 4118 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Về đầu trang

      Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

Tài khoản nợ phải trả áp dụng doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132/2018/TT-BTC

Tài khoản nợ phải trả áp dụng doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132/2018/TT-BTC
Tài khoản 331- Các khoản nợ phải trả (TK 3311, 3312, 3313, 3318) ban hành bởi Thông tư 132/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018 áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2019, được áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/04/2019.


TÀI KHOẢN 331- CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ

1. Nguyên tắc kế toán

1.1. Các khoản nợ phải trả được theo dõi chi tiết theo từng nội dung phải trả, kỳ hạn phải trả, đối tượng phải trả và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp siêu nhỏ.

1.2. Các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp siêu nhỏ bao gồm:

- Phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động;

- Phải trả cơ quan quản lý quỹ BHXH về các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BH thất nghiệp,...;

- Phải nộp Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác;

- Phải trả cho người bán về tiền mua hàng tồn kho, TSCĐ, dịch vụ,...;

- Phải trả nợ vay của các ngân hàng và đối tượng khác;

- Các khoản nợ phải trả khác như phải trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu, giá trị tài sản thừa chờ xử lý,....

Trong các khoản phải trả nêu trên, doanh nghiệp siêu nhỏ phải theo dõi riêng 4 nhóm sau đây:

(1) Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và thu nhập khác phải trả người lao động;

(2) Các khoản phải trả, các khoản trích theo lương, như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,...;

(3) Các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp nhà nước;

(4) Các khoản nợ phải trả khác, như: Phải trả cho người bán về hàng tồn kho, TSCĐ; phải trả nợ vay của các ngân hàng và đối tượng khác; Phải trả cổ tức, lợi nhuận...

1.3. Doanh nghiệp siêu nhỏ chủ động tính, xác định và kê khai số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp cho Nhà nước theo quy định; Kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp, đã nộp, được khấu trừ, được hoàn...

- Đối với các khoản thuế được hoàn, được giảm (trừ thuế GTGT được hoàn), kế toán ghi nhận vào các khoản doanh thu và thu nhập.

- Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 331 - Các khoản nợ phải trả

Bên Nợ:

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động;

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động.

- Các khoản trích theo lương đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ;

- Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ;

- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác đã nộp vào Ngân sách Nhà nước;

- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp;

- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá.

- Các khoản nợ phải trả trong kỳ giảm do doanh nghiệp đã thanh toán các khoản nợ phải trả nhà cung cấp về tiền mua hàng tồn kho, TSCĐ, dịch vụ; trả lại các khoản nhận ký quỹ, ký cược; trả lãi nợ vay; các khoản chi trả cổ tức, lợi nhuận cho các chủ sở hữu;…

Bên Có:

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản thu nhập khác phải trả người lao động;

- Tính, trích các khoản phải nộp theo lương, bao gồm cả phần tính vào chi phí và khấu trừ lương của người lao động theo quy định;

- Số thuế GTGT đầu ra;

- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

- Các khoản nợ phải trả tăng trong kỳ do mua hàng tồn kho, TSCĐ, dịch vụ nhưng chưa thanh toán; Các khoản tiền đi vay, các khoản nhận ký quỹ, ký cược của đơn vị khác; các khoản phải trả cổ tức và lợi nhuận cho chủ sở hữu,...;

Số dư bên Có: Các khoản nợ phải trả trong đó bao gồm cả số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước… hiện còn cuối kỳ;

Tài khoản 331 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả nhiều hơn số phải trả (trường hợp cá biệt và trong chi tiết công nợ của từng đối tượng cụ thể).

 Trường hợp cá biệt, TK 3313 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) của TK 3313 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.

Tài khoản 331 - Các khoản nợ phải trả có 04 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 3311 - Phải trả người lao động: Phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất tiền lương và các khoản thu nhập khác.

- Tài khoản 3312 - Các khoản trích theo lương: Phản ánh tình hình trích và thanh toán các khoản phải nộp theo lương như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ở doanh nghiệp siêu nhỏ.

- Tài khoản 3313 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán.

TK 3313 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, có 3 TK cấp 3:

+ Tài khoản 33131 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp: Phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT được miễn, giảm hoặc đã bù trừ với số thuế GTGT đầu vào, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

+ Tài khoản 33134 - Thuế thu nhập doanh nghiệp: Phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp siêu nhỏ phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

+ Tài khoản 33138 - Thuế khác, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp nhà nước: Phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước về thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác như thuế nhà thầu nước ngoài, lệ phí môn bài,....

- Tài khoản 3318 - Các khoản nợ phải trả khác: Phản ánh các khoản phải trả cho người bán về hàng tồn kho, TSCĐ; phải trả nợ vay của các ngân hàng và đối tượng khác; Phải trả cổ tức, lợi nhuận...

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

3.1. Kế toán các khoản phải trả người lao động

Về đầu trang

3.1.1. Tính tiền lương, thưởng, các khoản phụ cấp và thu nhập theo quy định phải trả cho người lao động, ghi:

Nợ TK 1524 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Các khoản nợ phải trả người lao động ở bộ phận sản xuất)

Nợ TK 9112 - Các khoản chi phí (Các khoản nợ phải trả người lao động ở bộ phận bán hàng, quản lý doanh nghiệp)

        Có TK 3311 - Phải trả người lao động.

3.1.2. Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động khấu trừ lương của người lao động, ghi:

Nợ TK 3311 - Phải trả người lao động (Đối với các khoản trích theo lương khấu trừ vào lương của người lao động)

        Có TK 331- Các khoản nợ phải trả (3312)

3.1.3. Tính tiền thuế thu nhập cá nhân của người lao động tại doanh nghiệp phải nộp Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3311 - Phải trả người lao động

        Có TK 3313 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33138).

3.1.4. Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp siêu nhỏ, ghi:

Nợ TK 3311 - Phải trả người lao động

        Có TK 111 - Tiền.

3.2. Kế toán các khoản trích theo lương:

Về đầu trang

3.2.1. Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, kinh phí công đoàn, ghi:

Nợ TK 1524 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (các khoản trích theo lương của người lao động ở bộ phận sản xuất)

Nợ TK 9112 - Các khoản chi phí (các khoản trích theo lương của người lao động ở bộ phận bán hàng, quản lý doanh nghiệp)

Nợ TK 3311 - Phải trả người lao động (Đối với các khoản trích theo lương khấu trừ vào lương của người lao động)

        Có TK 331- Các khoản nợ phải trả (3312)

3.2.2. Khi nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, kinh phí công đoàn cho cơ quan quản lý quỹ:

Nợ TK 331- Các khoản nợ phải trả (3312)

 Có TK 111 - Tiền.

3.3. Kế toán thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp nhà nước

Về đầu trang

3.3.1. Kế toán thuế GTGT

a) Kế toán thuế GTGT phải nộp:

- Đối với giao dịch bán sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ hoặc cung cấp dịch vụ, ghi:

Nợ các TK 111, 131 (tổng giá thanh toán)

        Có TK 9111- Doanh thu và thu nhập (giá chưa có thuế GTGT) (91111)

        Có TK 33131 - Thuế GTGT phải nộp.

- Khi doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế GTGT vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 33131 - Thuế GTGT phải nộp

        Có TK 111 - Tiền.

b) Kế toán khấu trừ thuế GTGT

Định kỳ, kế toán tính, xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra phải nộp trong kỳ, ghi:

Nợ TK 33131 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có)

        Có TK 1313 - Thuế GTGT được khấu trừ.

c) Trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ được giảm số thuế GTGT phải nộp, kế toán ghi nhận số thuế GTGT được giảm vào các khoản doanh thu và thu nhập, ghi:

Nợ TK 33131 - Thuế GTGT phải nộp (trừ vào số thuế phải nộp)

        Có TK 9111 - Doanh thu và thu nhập (91118).

d) Kế toán thuế GTGT đầu vào được hoàn, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền
Có TK 1313 - Thuế GTGT được khấu trừ.

3.1.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp

a) Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định, ghi:

Nợ TK 9112 - Các khoản chi phí (91128)

Có TK 33134 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.

b) Khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước, ghi:

Nợ TK 33134 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

        Có TK 111 - Tiền.

3.1.3. Thuế khác, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp nhà nước

a) Thuế thu nhập cá nhân

- Khi xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp khấu trừ tại nguồn tính trên thu nhập chịu thuế của người lao động của doanh nghiệp và cá nhân thuê ngoài khác, ghi:

Nợ TK 3311 - Phải trả người lao động (Thuế thu nhập cá nhân trừ vào tiền lương phải trả người lao động)

Nợ TK 1524 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Thuế thu nhập cá nhân của lao động thuê ngoài phục vụ cho bộ phận sản xuất)

Nợ TK 9112 - Các khoản chi phí (Thuế thu nhập cá nhân của lao động thuê ngoài phục vụ cho hoạt động bán hàng hoặc quản lý doanh nghiệp) (91128)

        Có TK 3313 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33138).

- Khi nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho người có thu nhập, ghi:

Nợ TK 3313 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33138) (nếu có)

        Có TK 111 - Tiền.

b) Các loại thuế khác, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

- Xác định số thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp, ghi:

Nợ TK 9112- Các khoản chi phí (91128)

        Có TK 3313 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33138).

- Khi xác định số lệ phí trước bạ tính trên giá trị tài sản mua về, ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định

        Có TK 3313 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33138).

- Khi nộp các loại thuế, phí, lệ phí và các khoản khác vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3313 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

        Có TK 111 - Tiền.

3.4. Kế toán các khoản nợ phải trả khác

Về đầu trang

3.4.1. Mua hàng tồn kho, TSCĐ, dịch vụ chưa trả tiền người bán, nếu thuế GTGT được khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 152, 211 (giá chưa gồm thuế GTGT)

Nợ TK 9112 - Các khoản chi phí (nếu mua dịch vụ phục vụ cho các hoạt động bán hàng, quản lý doanh nghiệp)

Nợ TK 1524 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (nếu mua dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ)

Nợ TK 1313 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331 - Các khoản nợ phải trả (tổng giá thanh toán).

Nếu thuế GTGT không được khấu trừ thì giá mua bao gồm cả thuế GTGT

3.4.2. Chi tiền trả người bán về các khoản nợ do mua hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ,... ghi:

Nợ TK 331 - Các khoản nợ phải trả

        Có TK 111 - Tiền

3.4.3. Khoản chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng tồn kho, dịch vụ, TSCĐ do thanh toán trước thời hạn, ghi:

Nợ TK 331 - Các khoản nợ phải trả

        Có TK 9111 - Doanh thu và thu nhập (91118).

3.4.4. Trường hợp trả lại hàng tồn kho đã mua hoặc được người bán chấp thuận giảm giá do không đúng quy cách, phẩm chất trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 - Các khoản nợ phải trả

        Có TK 1313 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

        Có TK 152 - Hàng tồn kho (1521, 1526).

3.4.5. Trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ nhận bán hàng đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng.

- Khi nhận hàng bán đại lý, doanh nghiệp siêu nhỏ không phản ánh giá trị hàng nhận bán vào TK 152 mà căn cứ vào chứng từ có liên quan để mở sổ chi tiết theo dõi về tình hình tăng, giảm số lượng hàng nhận bán đại lý theo phương thức bán đúng giá, hưởng hoa hồng.

- Khi bán hàng cho khách hàng, ghi:

Nợ các TK 111, 131 (tổng giá thanh toán)

         Có TK 331 - Các khoản nợ phải trả (tổng giá thanh toán).

- Khi ghi nhận doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng, ghi:

Nợ TK 331 - Các khoản nợ phải trả

        Có TK 9111- Doanh thu và thu nhập (91111)

        Có TK 33131 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có).

- Khi thanh toán tiền cho bên giao hàng đại lý, ghi:

Nợ TK 331 - Các khoản nợ phải trả (giá bán trừ (-) hoa hồng đại lý)

        Có TK 111 - Tiền.

3.4.6. Khi vay tiền, nhận tiền ký quỹ, ký cược của tổ chức, cá nhân, ghi:

Nợ các TK 111, 152, 211,…

        Có TK 331 - Các khoản nợ phải trả (3318)

Khi hoàn trả tiền vay, ký quỹ, ký cược ghi ngược lại bút toán trên

3.4.7. Trường hợp tài sản phát hiện thừa:

- Phản ánh giá trị tài sản thừa, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền (số tiền thực tế thừa)

Nợ các TK 152, 211 (giá trị hàng tồn kho, TSCĐ thừa)

        Có TK 331 - Các khoản nợ phải trả (3318).

- Căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 331 - Các khoản nợ phải trả (3318)
Về đầu trang

        Có TK 91118,....

Nhóm tài khoản tài sản áp dụng doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132/2018/TT-BTC

Hạch toán TK 111, 131, 152, 211 doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132/2018/TT-BTC
Nhóm tài khoản tài sản (TK 111, 131, 152, 211) ban hành bởi Thông tư 132/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018 áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2019, được áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/04/2019.