Nhận biết và hướng xử lý hóa đơn doanh nghiệp ngừng hoạt động, bỏ trốn

Nhận biết và hướng xử lý hóa đơn của doanh nghiệp ngừng hoạt động, bỏ trốn
Kế toán khá nhức đầu với những hóa đơn doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động bởi nếu cơ quan thuế phát hiện thì doanh nghiệp bị quy kết sử dụng hóa đơn bát hợp pháp: bị loại trừ chi phí, khấu trừ thuế.

Vấn đề hóa đơn bất hợp pháp kế toán cũng có phần trách nhiệm bởi kế toán là người kiểm tra và lưu trữ chứng từ. Vậy làm sao để nhận biết hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động và hướng xử lý các trường hợp này khi doanh nghiệp không may gặp phải?

Sau đây Ketoan.ga xin trích dẫn Công văn 11797/BTC-TCT ngày 22 tháng 08 năm 2014​ của Bộ tài chính để các bạn có cái nhìn bao quát về vấn đề này:

"Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.​

Bộ Tài chính nhận được văn bản của một số doanh nghiệp và Cục Thuế một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh các vướng mắc khi triển khai thực hiện Công văn số 13706/BTC-TCT ngày 15/10/2013 và Công văn số 1752/BTC-TCT ngày 10/2/2014 của Bộ Tài chính về việc tăng cường quản lý đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế.

Để việc triển khai thực hiện được thống nhất và đảm bảo theo đúng quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật về thuế. Đồng thời kiên quyết đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm trong việc chấp hành các quy định về khấu trừ, hoàn thuế GTGT để trốn thuế, chiếm đoạt thuế GTGT. Bộ Tài chính hướng dẫn, bổ sung một số nội dung và yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

1. Về nguyên tắc xử lý vi phạm phải đảm bảo đúng đối tượng, đúng hành vi, tính chất, mức độ vi phạm và đúng quy định pháp luật; trường hợp liên quan đến các hóa đơn đầu vào đã tổng hợp chuyển cơ quan Công an, thực hiện theo những văn bản ... của cơ quan Công an.

2. Về khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với những doanh nghiệp có mua hàng hóa, sử dụng hóa đơn đầu vào trực tiếp của doanh nghiệp và doanh nghiệp trung gian ngừng kinh doanh, bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh có dấu hiệu mua bán hóa đơn bất hợp pháp nhưng chưa có kết luận chính thức của cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng (bao gồm cả trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm trước ngày Bộ Tài chính ban hành công văn số 7527/BTC-TCT), thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 13706/BTC-TCT ngày 15/10/2013 và Công văn số 1752/BTC-CTC ngày 10/2/2014 của Bộ Tài chính: cụ thể đối với một số trường hợp thực hiện như sau:

- Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT thì Cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để tạm dừng kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với các hóa đơn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chờ kết quả chính thức cơ quan có thẩm quyền. Doanh nghiệp chỉ được thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các hóa đơn không có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

- Trường hợp doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế GTGT thì cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã khấu trừ. Trường hợp doanh nghiệp khẳng định việc mua bán hàng hóa và hóa đơn GTGT đầu vào sử dụng kê khai khấu trừ là đúng quy định thì doanh nghiệp phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật, đồng thời cơ quan thuế phải thực hiện thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp để kết luận và xử lý vi phạm theo quy định. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra phải thực hiện xác minh, đối chiếu với doanh nghiệp có quan hệ mua bán về một số nội dung.

+ Kiểm tra, xác minh về hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng hóa (nếu có); hình thức giao nhận hàng hóa; địa điểm giao nhận hàng hóa; phương tiện vận chuyển hàng hóa; chi phí vận chuyển hàng hóa; chủ sở hữu hàng hóa và nguồn gốc hàng hóa (trước thời điểm giao nhận hàng hóa)

+ Kiểm tra xác minh về thanh toán: Ngân hàng giao dịch; đối tượng nộp tiền vào tài khoản để giao dịch; số lần thực hiện giao dịch; hình thức thanh toán; chứng từ thanh toán.

+ Kiểm tra xác minh về xuất khẩu hàng hóa: Tờ khai hải quan có xác nhận thực xuất của Cơ quan hải quan; chứng từ thanh toán qua ngân hàng; Vận đơn (nếu có).

Qua thanh tra, kiểm tra nếu xác minh được việc mua bán hàng hóa là có thực và đúng với quy định của pháp luật thì giải quyết cho doanh nghiệp được khấu trừ, hoàn thuế GTGT; đồng thời yêu cầu doanh nghiệp cam kết nếu trong các hồ sơ, tài liệu doanh nghiệp xuất trình cho cơ quan Thuế sau này phát hiện có sai phạm, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, có dấu hiệu tội phạm thì lập và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Nếu việc tạm dừng khấu trừ thuế dẫn đến tăng số thuế GTGT phải nộp thì Cơ quan thuế có trách nhiệm tổng hợp, theo dõi các trường hợp này, chưa yêu cầu nộp và chưa tính phạt nộp chậm chờ kết luận chính thức của Cơ quan có thẩm quyền.

4. Để giải quyết khấu trừ, hoàn thuế đối với các trường hợp đã được Cơ quan thuế chuyển hồ sơ sang Cơ quan Công an xử lý, điều tra được kịp thời. Đề nghị Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại điều 103 Bộ Luật Tố tụng hình sự; Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 2/8/2013 hướng dẫn thi hành quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 23/6/2013 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ Luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực về thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán; Công văn số 16465/BTC-PC ngày 27/11/2013 của Bộ Tài chính về việc chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để kiến nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bộ Tài chính thông báo để Cục thuế các tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương biết và thực hiện; trong quá trình thực hiện khó khăn, vướng mắc báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế để hướng dẫn, xử lý kịp thời."

(Xem bản gốc Công văn 11797/BTC-TCT tại đây.)

TÓM LẠI:

+ Hóa đơn doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng kinh doanh sau thời điểm giao dịch thì toàn bộ hóa đơn đơn đó sẽ không được tính vào chi phí hợp lý, không dược khấu trừ thuế GTGT, không được hoàn thuế ...

+ Hóa đơn nghiệp bỏ trốn, ngừng kinh doanh trước thời điểm giao dịch thì hóa đơn đó vẫn được khấu trừ thuế, hoàn thuế, được tính vào chi phí hợp lý khi có các chứng từ sau;

- Hợp đồng, chứng từ giao nhận hàng (phiếu nhập kho, cước vận chuyển ...), nguồn gốc hàng hóa.

- Chứng từ thanh toán, 

- Giấy cam kết, giải trình về việc sử dụng hóa đơn doanh nghiệp bỏ trốn với cơ quan thuế.

Lưu ý: Để nhận biết hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, kế toán khi tiếp nhận hóa đơn cần kiểm tra bằng cách truy cập vào Website: http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn để biết về tình trạng hóa đơn đó.
Để biết thông tin doanh nghiệp còn hoạt động, còn tồn tại không, truy cập vào Website: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp tra cứu bằng cách gỏ mã số thuế.

Download mẫu công văn cam kết/ giải trình với cơ quan thuế khi sử dụng phải hóa đơn doanh nghiệp bỏ trốn, doanh nghiệp ngừng hoạt động tại đây.
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »