Một số thông tin mới khi quyết toán thuế TNDN

>> Một số lưu ý trước thời điểm thanh tra, thanh quyết toán thuế

Một số thông tin mới khi quyết toán thuế TNDN
Công việc của kế toán cuối năm khá bận rộn: báo cáo thuế, báo cáo quản trị ... trong đó việc Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp luôn là nổi "ám ảnh" với kế toán. Bài viết sau xin chia sẻ với các bạn một vài kỹ năng, kinh nghiệm về công việc này.

1/ Điều kiện để một khoản chi từ ngày 01/01/2015 được các đoàn thanh kiểm tra chấp nhận quyết toán vào chi phí được trừ năm 2015 là điều kiện gì? Căn cứ cơ sở pháp lý?

Theo khoản 1,2 Đ4 TT96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của BTC quy định một khoản chi phí được tính được tính vào CP được trừ như sau:

- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

- Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

- Khoản chi không thuộc 37 khoản chi không được trừ được quy định từ mục 2.1 đến 2.37 Đ4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.

2/ Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt để được quyết toán vào chi phí được trừ năm 2015 như thế nào? Cơ sở pháp lý?

Theo điểm 2,3,4 K10 Đ1 TT26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của BTC sửa đổi bổ sung Đ15 TT219/2014/TT-BTC ngày 31/12/2015 của BTC:

+ Thanh toán qua Ngân hàng 

Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán (tài khoản của bên mua và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế). Bên mua không cần phải đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế tài khoản tiền vay tại các tổ chức tín dụng dùng để thanh toán cho nhà cung cấp) mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi, uỷ nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán nếu tài khoản này đã được đăng ký giao dịch với cơ quan thuế).

3/ Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt để được quyết toán vào chi phí được trừ năm 2015 như thế nào? Cơ sở pháp lý?

Theo điểm 2,3,4 K10 Đ1 TT26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của BTC sửa đổi bổ sung Đ15 TT219/2014/TT-BTC ngày 31/12/2015 của BTC:

+ Thanh toán bù trừ:

a) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế.

b) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ.

+ Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác: 

Thanh toán ủy quyền qua bên thứ 3 thanh toán qua Ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua Ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo ủy quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của Bên bán phải được quy định cụ thể trong Hợp đồng dưới hình thức văn bản và Bên thứ 3 là 1 pháp nhân hoặc thể nhân hoạt động đang hoạt động theo quy định của Pháp luật. Ngoài ra thanh toán qua Ngân hàng vào TK của bên thứ ba mở tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (Theo Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền). 

Lưu ý:
- Thông tư số 33/2014/TT-NHNN ngày 20/10/2014 của Ngân hàng Nhà Việt Nam quy định một số trường hợp được thanh toán bằng tiền mặt của tổ chức sử dụng vốn Nhà nước.

- Thông tư số 09/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015 của Bộ Tài Chính Hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệptheo quy định tại Điều 6 nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt.

- Công văn số 874/TCT-KK V/v chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (thanh toán qua Ngân hàng) ngày12/03/2015.

PHẦN I

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG TRONG QUẢN LÝ CHI PHÍ NVL, HÀNG HÓA

1/ Rà soát về chi phí vượt định mức tiêu hao nguyên liệu,vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa năm 2015.

Những điểm mới:

- Bỏ quy định doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh làm cơ sở xác định chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý không được tính vào chi phí được trừ.

- Đối với phần chi vượt định mức tiêu hao đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trước:

- Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và lưu tại doanh nghiệp.

- Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.

Cụ thể rà soát các khoản chi phí liên quan đến việc mua NVL không được tính vào chi phí được trừ :

- Sai phạm hóa đơn: Vi phạm điều 22 (bất hợp pháp) và điều 23 (bất hợp lý) TT 39/2014/TT-BTC.

- Sai phạm về thời điểm viết Hóa đơn theo nguyên tắc Doanh thu và chi phí tương ứng.

- Về định mức nhà nước: Doanh nghiệp không thực hiện theo định mức Nhà nước đã ban hành.

- Về định mức doanh nghiệp tự xây dựng: doanh nghiệp xây dựng định mức không có căn cứ về mặt kỹ thuật chuyên ngành, định mức xây dựng không đúng với thực tế phát sinh. 

- Rà soát chứng từ tiêu hao định mức NVL phục vụ cho hoạt động SX thì cần các chứng từ gì?

+ QĐ thành lập Hội đồng xây dựng định mức tiêu hao vật tư trong doanh nghiệp.

+ Hội đồng nghiệm thu định mức vật tư phục vụ sản xuất. 

+ Các chỉ tiêu kỹ thuật để áp dụng xây dựng định mức (văn bản, tài liệu, định mức ngành nghề, lĩnh vực – nếu có) 

+ Bảng kê danh mục định mức chính của các SP chủ yếu (doanh nghiệp được tự xác định/lựa chọn theo qui định pháp luật).

+ Bảng tính giá thành SP SX (xác định được chi phí NVL có trong giá thành sản phẩm). 

+ Bảng xác định tỷ lệ hao hụt NVL trong sản xuất (căn cứ vào NVL tốt hay xấu, thông số kỹ thuật MMTB, trình độ lành nghề của NLĐ,…) để DN xây dựng và giải trình. 

+ Các báo cáo SX của phân xưởng, tổ, đội, bộ phận KCS 

+ Qui trình, thủ tục kiểm kê, đánh giá SP dở dang (nếu có) 

+ Qui trình quản lý vật tư phục vụ SX tại doanh nghiệp (nếu có) 

PHẦN II

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG TRONG QUẢN LÝ CHI PHÍ KHẤU HAO TSCĐ.

1/ Chi phí khấu hao tài sản cố định năm 2015:

Những điểm mới:

- Bổ sung các tài sản cố định của doanh nghiệp phục vụ cho người lao động và để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm: thư viện, nhà trẻ, khu thể thao và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong các công trình phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp; cơ sở vật chất, máy, thiết bị là tài sản cố định dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Trước đây:

- Chưa quy định

2/ Rà soát các thủ tục chứng từ cần phải có đối với TSCĐ:

+ HĐKT, hóa đơn tài chính, chứng từ thanh toán, Biên bản thanh lý HĐKT. 

+ Thẻ theo dõi TSCĐ, Bảng kê danh sách TSCĐ, Bảng tính khấu hao TSCĐ, BB kiểm kê TSCĐ theo kỳ (tháng, quí, năm), 

+ Văn bản của doanh nghiệp về việc thông báo đăng ký PP trích KH TSCĐ gửi cho cơ quan thuế (nếu KH nhanh cũng phải nói rõ) 

+ Các giấy tờ chứng minh TSCĐ thuộc quyền SH của DN (ô tô, nhà cửa, đất đai,…)

+ Đối với các TSCĐ (ô tô < 9 chỗ ngồi mà có giá trị > 1,6 tỷ đ) phục vụ cho các ngành nghề KD du lịch, Khách sạn, vận tải hành khách thì phải có Giấy chứng nhận đăng ký KD/DN có đăng ký ngành nghề đó. 

+ Hội đồng thanh lý, nhượng bán TSCĐ, Hội đồng bán đấu giá, QĐ bán thanh lý TSCĐ, hóa đơn bán hàng 

+ Các chứng từ khác: Các khế ước vay, văn bản thế chấp TSCĐ, Biên bản giao giấy tờ, hóa đơn TSCĐ thế chấp, QĐ đưa TSCĐ ra chờ thanh lý,… 

PHẦN III.

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG TRONG QUẢN LÝ CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG, CHI PHÚC LỢI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG.

1/ Những điểm mới:

1.1/ Bổ sung quy định không được tính vào chi phí được trừ đối với chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

Trước: Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ thuộc các khoản chi mua bảo hiểm tự nguyện cho người lao động nhưng không vượt quá 01 triệu đồng/tháng/người.

* Thủ tục chứng từ chi để được QT vào chi phí được trừ năm 2015:

+ Quy chế chi BH nhân thọ của DN, HĐLĐ, TƯLĐTT, Quy chế tài chính, quy chế thưởng của Doanh nghiệp.

+ Các chứng từ chi (chi mua BH nhân thọ và chi nộp đầy đủ BH bắt buộc không nợ đọng) 

1.2/- Bổ sung quy định trường hợp doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài trong đó nêu rõ doanh nghiệp Việt Nam phải chịu các chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt Nam thì tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam do doanh nghiệp Việt Nam chi trả được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trước:

Chưa có quy định.

- Thủ tục chứng từ chi để được QT vào chi phí được trừ năm 2015:

+ Chính sách về chỗ ở cho chuyên gia NN, HĐKT ( nêu rõ khoản chi này bên VN chịu)

+ HĐ thuê nhà cho chuyên gia, Hóa đơn tài chính, chứng từ chi (PC/UNC) 

3/ Thủ tục chứng từ cần có khi thanh kiểm tra chi phí lương và các khoản theo lương: 

a/ Đối với chi phí nhân công trực tiếp trả lương theo thời gian?

- Hồ sơ lao động, HĐLĐ, TƯLĐTT, Qui chế lương (chính sách tiền lương, tiền công đối với việc trả lương công nhân theo thời gian), Bản thanh lý HĐLĐ, định mức LĐ trong DN, 

- Văn bản xây dựng đơn giá tiền lương của cty, văn bản phê duyệt đơn giá tiền lương của CQNN có thẩm quyền (đối với DN bị duyệt đơn giá lương), văn bản của HĐQT/HĐTV về việc trích lập dự phòng quĩ lương (nếu có). 

- Bảng chấm công, Bảng chấm công làm thêm giờ, Bảng thanh toán lương, Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, Bảng kê trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, Hồ sơ nhân sự 

- Văn bản thông báo cho CQLĐ cấp tỉnh, QĐ tăng lương, QĐ hạ bậc lương, QĐ điều chỉnh hệ số lương, MST TNCN, các chứng từ chi, … 

b/ Đối với chi phí nhân công trực tiếp trả lương theo sản phẩm?

- Hồ sơ lao động, HĐLĐ, TƯLĐTT, Qui chế lương (chính sách tiền lương, tiền công đối với việc trả lương công nhân theo SP), Bản thanh lý HĐLĐ, 

- Văn bản xây dựng đơn giá tiền lương của cty, văn bản phê duyệt đơn giá tiền lương của CQNN có thẩm quyền (đối với DN bị duyệt đơn giá lương), văn bản của HĐQT/HĐTV về việc trích lập dự phòng quĩ lương (nếu có) 

- Phiếu xác nhận công việc/ SP hoàn thành, Bảng chấm công làm thêm giờ, Bảng thanh toán lương, Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, Bảng kê trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, (LĐ ngoại tỉnh), Hồ sơ nhân sự, ATLĐ,

- QĐ tăng đơn giá lương SP, MST TNCN, Biên lai khấu trừ thuế TNCN (nếu có),… 

- Báo cáo SP nhập kho (KCS) là cơ sở tính lương SP, các chứng từ chi, Báo cáo sử dụng nhân sự < 3 tháng lập BK mẫu 23 (trước năm 2015) theo mẫu 02/CK-TNCN (từ năm 2015) Thông tư 92/2015/TT-BTC, 

c/ Đối với chi phí nhân công trực tiếp trả lương theo hình thức khoán?

- Biên bản thỏa thuận của một nhóm người cho một người đại diện để ký Hợp đồng lao động đối với người sử dụng lao động

- Hồ sơ lao động, Hợp đồng lao động (HĐ khoán việc), Qui chế lương (chính sách tiền lương, tiền công đối với việc trả lương công nhân theo hình thức khoán), 

- Biên bản nghiệm thu sản lượng khoán hoàn thành, bàn giao; Bản thanh lý HĐ khoán, 

- Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương cho từng cá nhân

- Hồ sơ nhân sự 

- MST TNCN, Bảng kê mẫu 02/CK-TNCN theo TT 92/2015/TT-BTC, Biên lai khấu trừ thuế TNCN (nếu có), các chứng từ chi,… 

d/ Đối với khoản thưởng đạt sản lượng, đạt doanh số, thưởng năng suất, hiệu quả?

- Chính sách (qui chế) thưởng của cty (chú ý phải ghi rõ đk được hưởng, mức được hưởng), 

- HĐLĐ, TƯLĐTT, báo cáo sản lượng/DT vượt định mức, báo cáo NSLĐ tăng/hiệu quả KD đạt và vượt chỉ tiêu đề ra 

- Qui chế tài chính cty (qui định vấn đề thưởng trên), danh sách CBNV được thưởng có ký nhận, các chứng từ

e/ Đối với khoản thưởng ngày lễ tết, ngày thành lập cty?

- Chính sách thưởng ngày lễ, tết,…; HĐLĐ, TƯLĐTT, Qui chế tài chính cty/Tcty 

- Danh sách CBNV nhận thưởng, QĐ thưởng của TGĐ/GĐ, chứng từ chi thưởng 

- Chú ý: Nếu khoản thưởng trên mà gắn với tính chất lương (như lương hay phù hợp với qui định của PL lao động tiền lương) thì được QT vào chi phí được trừ và ngược lại hạch toán vào quĩ thưởng hay QT vào LN sau thuế. 

f/ Các khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động năm 2015 (Điều 1- TT151 /2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 và CV số 8738 /BTC –TCT ngày 29/06/2015)

Thủ tục Hóa đơn, chứng từ:

- Chính sách phúc lợi của Doanh nghiệp (nêu rõ các khoản phúc lợi của Doanh nghiệp, đối tượng được hưởng, những khoản phúc lợi nào cho bằng tiền, bằng hiện vật)

- Các chứng từ chi phúc lợi: (QĐ của DN, HĐKT, Hóa đơn tài chính, PC/UNC, DS CBCNV ký nhận bằng tiền hay chuyển khoản – TH chi bằng tiền)

- Các chứng từ khác có liên quan

Cụ thể: 

- Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động: 

+ Giấy kết chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc giấy báo tử 

+ Bảng tổng hợp các khoản chi phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động, bảng tính 01 tháng bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của DN. 

+ Quy chế quy định nghỉ mát hoặc quy định trong thỏa ước lao động tập thể 

+ Quyết định về việc đi nghỉ mát, quyết định chương trình đi nghỉ mát, quyết định phê duyệt kinh phí đi nghỉ mát 

+ Hợp đồng đi nghỉ mát 

+ Thanh lý Hợp đồng 

+ danh sách cán bộ CNV đi nghỉ mát 

+ Hóa đơn ( Thuê ngoài hoặc trực tiếp tổ chức) 

+ Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt hoặc Hợp đồng trả châm còn thời hạn thanh toán.

PHẦN IV:

CÁC THỦ TỤC VỀ CÁC KHOẢN CHI PHÍ QUẢN LÝ ĐƯỢC TÍNH VÀO CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ TRONG QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN NĂM 2015.

1- Đối với các khoản chi phí điện, nước thuê cá nhân và tổ chức?

1.1 Chi phí điện nước: 

Bỏ quy định Doanh nghiệp phải lập bảng kê thanh toán tiền điện, tiền nước theo mẫu số 02/TNDN ban hành theo TT78/2014/TT-BTC

1.2 Chi phí thuê tài sản 

- Của tổ chức:

Hợp đồng thuê, Hóa đơn GTGT, chứng từ chi (PC/UNC)

- Của cá nhân:

Cá nhân cho thuê tài sản là cá nhân có phát sinh doanh thu từ cho thuê tài sản bao gồm: cho thuê nhà, mặt bằng, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi không bao gồm dịch vụ lưu trú; cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển; cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ.

Bổ sung quy định không tính vào chi phí được trừ khi tính thuế đối với chi trả tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ như sau:

- Riêng đối với hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê mà tổng số tiền cho thuê trong năm thu được từ một trăm triệu đồng trở xuống hoặc tổng số tiền cho thuê trung bình một tháng trong năm từ 8,4 triệu đồng trở xuống thì không phải khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN và cơ quan thuế không thực hiện cấp hóa đơn lẻ đối với trường hợp này” (Đ a, K7, Đ 1, TT119)

- Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.

- Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.

- Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.

Trước: 

Chưa có quy định. 

2- Đối với các khoản chi phí điện thoại (chi thực tế và khoán chi)?

Chi thực tế: Hợp đồng, hóa đơn tài chính, bảng kê chi tiết các cuộc gọi (nếu có)

Khoán chi: Chính sách khoản chi điện thoại di động +HĐTC, HĐLĐ/TƯLĐTT có quy định phụ cấp điện thoại, danh sách các cá nhân được hưởng chính sách khoản điện thoại

3- Đối với các khoản chi phí xăng xe (ô tô)?

- HĐKT, hóa đơn tài chính, định mức xăng xe của công ty đối với từng loại xe, từng cung đường đi.

- Sổ theo dõi tình hình sử dụng xe (nhật trình xe); phiếu điều xe.

4 - Đối với các khoản chi phí công tác phí (đi lại, ăn, ở) trong nước và quốc tế?

Những điểm mới: 

Bỏ mức khống chế đối với khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ nếu có hóa đơn, chứng từ theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp có khoán phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán.

Trước:

Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN đối với phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài vượt quá 02 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.

- Bổ sung quy định: Trường hợp doanh nghiệp cử người lao động đi công tác (bao gồm công tác trong nước và công tác nước ngoài) nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất.

+ Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác.

- Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động.

Thủ tục chứng từ chi:

- Đối với chứng từ chi công tác trong nước và nước ngoài: 

+ Quy chế chi tiêu nội bộ, QĐ cử CBCNV đi công tác, các hóa đơn, chứng từ liên quan ( đối với các hóa đơn, chứng từ nước ngoài phải dịch ra tiềng Việt)

+ Các chứng từ chi: PC/UNC.

Chi phí lưu trú (tiền tiêu vặt) thì thủ tục chứng từ như thế nào?

+ Giấy đi đường, bản kế hoạch đi công tác của CBCNV ( lãnh đạo duyệt trong TH không có giấy đi đường)

+ Định mức chi phí tiêu vặt được hưởng: Theo quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế khoán chi do doanh nghiệp xây dựng

Chi phí lưu trú (tiền tiêu vặt) thì thủ tục chứng từ như thế nào?

- Nếu đi ô tô, tàu: Vé đặc thù hoặc hóa đơn tài chính.

- Đi máy bay: Vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay, Phiếu thu cước vận chuyển HK (Hóa đơn tài chính), chứng từ thanh toán của DN (PC/UNC)

Chi phí ở (ngủ nghỉ) thì thủ tục chứng từ như thế nào?

- Ở khách sạn, nhà khách: Hóa đơn tài chính

- Ở nơi không có khách sạn: Giấy biên nhận và Bảng kê 01/TNDN của TT78/2014/TT-BTC.

- Khoán chi: QĐ khoán chi phí ngủ, chứng từ chi ( không quy định hóa đơn)

Trường hợp Doanh nghiệp cử người lao động đi công tác ( bao gồm công tác trong nước và nước ngoài) nếu có phát sinh chi từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà các khoản chi này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các thủ tục chứng từ sau:

+ Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất. 

+ Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác. 

- Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động. 

5- Đối với các khoản chi phí tiếp khách, hội nghị?

5.1 Chi tổ chức hội nghị (Tham khảo công văn số công văn số 2540 /TCT-CS ngày 25/06/2015 của Tổng cục thuế):

- Trường hợp tự tổ chức hội nghị: 

+ Biên bản họp BLĐ Công ty, Kế hoạch tổ chức hội nghị, QĐ tổ chức hội nghị, Bảng dự toán kinh phí tổ chức hội nghị, danh sách khách mời và CBCNV tham dự, Giấy mời

+ Hợp đồng thuê phòng hội nghị, Hóa đơn DV phòng, ăn uống, ngủ nghỉ

+ Danh sách ký nhận tài liệu, quà tặng tại hội nghị và chứng từ chi 

- Trường hợp thuê ngoài tổ chức hội nghị: 

+ Hợp đồng, HĐGTGT, Thanh lý HĐKT, chứng từ chi (PC/UNC) 

5.2 Chi phí tiếp khách 

+ Quy chế tiếp khách (nằm trong quy chế tiếp tân)

+ Hóa đơn ghi: dịch vụ ăn uống

+ Bảng kê chi tiết kèm theo (Lưu ý Điều 17 của TT39/2014/TT-BTC)

6- Đối với chi phí đào tạo CBCNV năm 2015.

- Trường hợp tự tổ chức đào tạo

+ Kế hoạch đào tạo, Quyết định tổ chức đào tạo, Tài liệu đào tạo, DS CBCNV

+ GV tham dự đào tạo, QĐ thi + chấm bài, kết quả thi (xếp loại), Chứng chỉ (chứng nhận) nếu có.

+ Chi phí tổ chức đào tạo (phòng hội thảo, máy chiếu, VPP, in ấn, ăn ở của giảng viên và học viên, thù lao giảng viên, các khoản chi phí khác liên quan đến đào tạo,..), chứng từ khấu trừ thuế TNCN ( Giáo viên thuê ngoài – cá nhân; hóa đơn tài chính hoặc biên lai thu phí ), các chứng từ chi hoặc UNC.

- Trường hợp thuê tổ chức có chức năng đào tạo:

+ Kế hoạch đào tạo, Quyết định tổ chức đào tạo, Báo giá đào tạo , Hợp đồng đào tạo, Hóa đơn tài chính, nghiệm thu, thanh lý Hợp đồng.

+ DS CBCNV+ GV tham gia đào tạo, QĐ tổ chức thi + chấm bài, Kết quả, chứng chỉ (chứng nhận) – nếu có, chứng từ nộp thuế nhà thầu nước ngoài nếu thuê tổ chức đào tạo nước ngoài, nếu CNCNV ra nước ngoài để đào tạo thì không phát sinh thuế Nhà thầu nước ngoài; chứng từ chi ( Phiếu chi/UNC).

7- Chi phí phụ cấp ăn ca, ăn trưa, chi bồi dưỡng bằng hiện vật cho NLĐ thực hiện theo chính sách thuế mới năm 2015.

- Chi ăn ca cho người lao động: TT10/2012/TT-BTLĐTBXH ngày 16/4/2012 của BLĐTBXH & TT 25/2013/YY-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của BLĐTBXH

- Về hóa đơn, chứng từ:

+ Chính sách chi tiền ăn ca cho CBCNV, quy định HĐLĐ/TƯLĐTT, chứng từ chi: Hóa đơn tài chính/DS CBCNV ký nhận tiền ăn ca)

8- Chi trang phục cho người lao động năm 2015:

- Bỏ mức khống chế đối với trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cho người lao động bằng hiện vật, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ nếu có hóa đơn, chứng từ theo quy định. Không tính vào chi phí được trừ đối phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

- Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.

Trước:

- Phần chi trang phục bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm không được tính vào chi phí được trừ. Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

Thủ tục chứng từ chi để được quyết toán vào chi phí được trừ năm 2015: 

- Chính sách chi trang phục của DN (QĐ, Quy chế), HĐLĐ/TƯLĐTT, HĐKT (Mua ngoài, may), Hóa đơn tài chính. 

- QĐ chi của Doanh nghiệp (TH chi bằng tiền), DS CBCNV ký nhận ( trang phục/ tiền), chứng từ chi (PC/UNC) 

PHẦN V.

CÁC THỦ TỤC VỀ CÁC KHOẢN CHI PHÍ BÁN HÀNG ĐƯỢC TÍNH VÀO CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ TRONG QUYẾT TOÁN THUẾ.

1/ Đối với chi phí hỗ trợ bán hàng (bằng tiền hoặc hàng) cho các nhà cung cấp/KH?

- Xây dựng chính sách bán hàng có quy định về chính sách hỗ trợ bán hàng, hoa hồng môi giới.

- Quy định chính sách hỗ trợ trong Hợp đồng mua bán 

- Trường hợp hỗ trợ bằng hàng phải viết Hóa đơn GTGT khi hỗ trợ cho khách hàng.

- Trường hợp hỗ trợ tiếp thị cần có hóa đơn, chứng từ của Bên nhận hỗ đã thực hiện đúng mục tiêu hỗ trợ của Bên hỗ trợ.

- Biên bản ký xác nhận các khoản hỗ trợ giữa Bên mua và Bên Bán 

- Thu lại thuế TNCN nếu mức chi từ 2 triệu đồng trở lên. 

Lưu ý: 

Các khoản giảm trừ Doanh thu: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại không phải là một khoản hỗ trợ chi phí 

2/ Đối với chi phí quảng cáo (báo chí, truyền hình, pano áp phích)?

- Có đủ các thủ tục: Hợp đồng kinh tế, HĐ tài chính, Biên bản thanh lý Hợp đồng

- Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại và thông báo cho sở Công thương (NĐ 37/2006/NĐ-CP)

- Viết hóa đơn tài chính khi giao quà cho khách hàng, có chữ ký của khách hàng. 

3/ Đối với chi phí khuyến mại, thưởng cho khách hàng bằng hàng

- Hợp đồng, Hóa đơn tài chính mua quà.

- Chính sách cho, biếu tặng khách hàng (tri ân khách hàng nhân các ngày lễ)

- Phiếu xuất kho quà cho, biếu tặng; Hóa đơn tài chính đầu ra (có thuế GTGT tính theo giá bán thị trường)

- Bảng kê danh sách khách hàng nhận quà (có ký nhận), Chứng từ chi (Phiếu chi/UNC)

- Đối với chi phí hoa hồng cho tổ chức và cá nhân (trong nước và ở nước ngoài) môi giới để doanh nghiệp bán được hàng?

Lưu ý: 

Đối với hàng hóa dùng để khuyến mại, quảng cáo, doanh nghiệp phải đăng ký với Sở công thương những mặt hàng và chương trình đước phép quảng cáo, khuyến mại. 

PHẦN VI.

CÁC THỦ TỤC VỀ CÁC KHOẢN CHI PHÍ TÀI CHÍNH ĐỂ ĐƯỢC TÍNH VÀO CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ TRONG QT THUẾ TNDN

1/ Quy định mới chi phí lãi vay năm 2015

- Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trước:

- Trường hợp phần vốn doanh nghiệp góp hoặc mua lại có nguồn gốc một phần do vay vốn thì giá mua của phần vốn chuyển nhượng bao gồm cả khoản chi phí trả lãi tiền vay để đầu tư vốn.

2/ Về chứng từ cần có khi bị kiểm tra:

- Đối với chi phí lãi vay (cá nhân, ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng)?

- Vay Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng

Hợp đồng vay (khế ước vay), bảng tính lãi vay, hóa đơn của NH, chứng từ chi lãi vay, 

- Vay của cá nhân và các tổ chức phi ngân hàng:

+ Quy chế tín dụng nội bộ, Hợp đồng vay (khế ước vay), bảng tính lãi vay, chứng từ chi lãi vay, 

+ Bảng kê chi tiết theo mẫu số 03A/BK-TNCN TT 156/2014/TT-BTC (đối với trả lãi vay cá nhân), 

+ Hóa đơn tài chính (TH bên cho vay là doanh nghiệp phi NH thực hiện không đúng BLDS, luật NH và luật các tổ chức tín dụng), . 

Lưu ý: Thông tư số 09/2015/TT-BTC 

+ Thông báo lãi suất cơ bản của NHNN, Biên bản xác nhận - đối chiếu với Ngân hàng (cty hay cá nhân cho vay – nếu có),. 

PHẦN VII.

CÁC THỦ TỤC VỀ CÁC KHOẢN CHI PHÍ HỖ TRỢ VÀ TÀI TRỢ ĐỂ ĐƯỢC CHẤP NHẬN LÀ CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ TRONG QT THUẾ TNDN

1/ Đối với chi phí tài trợ giáo dục, đào tạo?

Quy định mới 2015: 

- Bổ sung hướng dẫn chi tài trợ cho giáo dục bao gồm cả chi tài trợ cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp nếu không đúng đối tượng quy định hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ thì không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

2/ Đối với tài trợ làm nhà cho người nghèo, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết ?

Quy định mới 2015: 

- Sửa đổi, bổ sung: Trường hợp bên nhận tài trợ là cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ thì hồ sơ xác định khoản tài trợ bao gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ và cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ là bên nhận tài trợ; hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền),không cần có văn bản xác nhận hộ nghèo của chính quyền địa phương (đối với tài trợ làm nhà cho người nghèo).

3/ Tài trợ theo chương trình của Nhà nước:

- Bổ sung quy định chi tài trợ theo chương trình của Nhà nước bao gồm cả khoản tài trợ của doanh nghiệp cho việc xây dựng cầu mới dân sinh ở địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4/ Một số khoản chi không tương ứng với Doanh thu tính thuế được tính vào chi phí được trừ như sau:

- Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm:

+ Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.

+ Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp

- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động).

- Đồng thời, bổ sung hướng dẫn: Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia số tháng thực tế hoạt động trong năm. 

5/ Các thủ tục chứng từ đối với các khoản chi tài trợ năm 2015 

+ Biên bản xác nhận khoản tài trợ (giữa Cty với người được hưởng tài trợ hoặc cơ quan tổ chức có chức năng huy động tài trợ)

+ Bảng kê theo mẫu 03 đến mẫu 07/TNDN ban hành kèm theo TT78/2014/TT_BTC

+ Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa ( nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).

PHẦN VIII.

CÁC SAI PHẠM & THỦ TỤC VỀ CÁC KHOẢN CHI PHÍ KHÁC ĐƯỢC TÍNH VÀO CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ TRONG QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN.

1/ Về chứng từ cần có khi bị kiểm tra:

- Đối với chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ?

+ Thành lập hội đồng thanh lý.

+ Quyết định thanh lý tài sản cố định của Thủ trưởng đơn vị 

+ Chào giá cạnh tranh hoặc thẩm định giá 

+ Viết hóa đơn GTGT 

- Đối với chi phí do bị phạt hợp đồng kinh tế?

+ Quy định rõ trong Hợp đồng mua bán

+ Chi bằng tiền: Phiếu chi/UNC (Tham khảo: khoản 1, điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013)

+ Nếu bồi thường bằng hàng hoá, dịch vụ thì phải lập hoá đơn và kê khai thuế.

Đối với chi phí do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào các cty liên kết hay đầu tư dài hạn khác?

+ Hội đồng định giá của doanh nghiệp, Biên bản xác nhận giá trị TS góp vốn, chứng thư thẩm định giá của các tổ chức thẩm định giá + Bảng kê danh sách TS, 

+ Bảng kê xuất vật tư, HH đi góp vốn đầu tư (xác định giá vốn vật tư, HH), Biên bản bàn giao TSCĐ đi góp vốn, bảng trích KH TSCĐ (xác định giá trị còn lại TSCĐ đi góp vốn), 

+ Bảng xác định giá trị chênh lệch TS góp vốn (nhỏ/lớn hơn giá vốn vật tư, HH và nhỏ/lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ – nếu có.

Theo WinWin

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »