Hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương mới nhất


Hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương mới nhất
Đầu năm, doanh nghiệp cần đăng ký thang lương, bảng lương năm 2017 gởi về Phòng lao động- Thương binh & xã hội Quận/ Huyện- nơi đăng ký trụ sở của doanh nghiệp.

1. Thủ tục xây dựng thang bảng lương:


Doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương cần có các hồ sơ và biểu bảng sau:

- 01 bản sao Giấy phép đăng ký kinh doanh;

- 02 bản thang lương, bảng lương;

-02 bản Công văn đăng ký hệ thống thang bảng lương (có xác nhận của Liên đoàn Lao động).

- Bảng quy định tiêu chuẩn, chức vụ;

- Biên bản thông qua thang bảng lương;

- Quy chế tiền lương;

- Quyết định ban hành Thang bảng lương.

Hồ sơ gởi về Phòng lao động-Thương binh & xã hội Quận (nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở).

Lưu ý: 

Không doanh nghiệp không thành lập công đoàn thì Liên đoàn lao động sẽ xác nhận vào Công văn đăng ký thang bảng lương; Nếu doanh nghiệp có thành lập Công đoàn (có BCH CS) thì Công văn đăng ký thang bảng lương phải có xác nhận của Giám đốc và Chủ tịch CĐCS (có LĐLĐ xác nhận chữ lý của công đoàn cơ sở).

2. Biểu mẫu và hướng dẫn lập thang bảng lương:


2.1 Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương

1. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, tình hình lao động thưc tế (trình độ chuyên môn, tay nghề) mà doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương phù hợp.

2. Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất; số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề ít nhất bằng 5%.

3. Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do Doanh nghiệp xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:

a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

4. Khi xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương phải bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, chuẩn tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, người khuyết tật ... đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương.

5. Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.

6. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải khảo sàt ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện; đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. 

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện; đối với công ty mẹ– Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt đồng thời gửi Bộ Lao động– Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám sát.

2.2. Biểu mẫu thang bảng lương


Hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương năm 2016

Hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương năm 2016


* Một số quy ước về mã số trong hệ thống thang lương, bảng lương:


Mã số của bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp (C)



+ C.01 – Tổng Giám Đốc / Giám Đốc
+ C.02 – Phó Tổng Giám Đốc / Phó Giám Đốc
+ C.03 – Kế Toán Trưởng

Mã số của bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ (D)

+ D.01 – Chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp, kỹ sư cao cấp

Chức danh: Thành viên cố vấn, Cộng tác viên (trình độ trên Đại Học)
+ D.02 – Chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính

Chức danh : Trưởng phòng (trình độ Đại Học)
+ D.03 – Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư

Chức danh: Phó Trưởng phòng (trình độ Đại Học)
+ D.04 – Cán sự, kỹ thuật viên (trình độ Cao đẳng, Trung cấp)
+ D.05 – Nhân viên văn thư
+ D.06 – Nhân viên phục vụ

Mã số của thang lương, bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh và phục vụ

MÃ NGÀNH NGÀNH/ NHÓM NGÀNH

A.1 Gồm 12 ngành

A.1.1 DU LỊCH, DỊCH VỤ KHÁC
A.1.2 VĂN HÓA
A.1.3 DƯỢC PHẨM
A.1.4 CHẾ BIẾN LÂM SẢN
A.1.5 CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ
A.1.6 CƠ KHÍ, ĐIỆN, ĐIỆN TỬ- TIN HỌC
A.1.7 KỸ THUẬT VIỄN THÔNG
A.1.8 XÂY DỰNG CƠ BẢN, VẬT LIỆU XD, SÀNH SỨ
A.1.9 LUYỆN KIM, HÓA CHẤT, ĐỊA HẤT, ĐO ĐẠC
A.1.10 KHAI THÁC MỎ LỘ THIÊN
A.1.11 IN TIỀN
A.1.12 CHỈNH HÌNH
A.2 Gồm 7 ngành
A.2.1 CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM
A.2.2 DỆT, THUỘC DA, GIẢ DA, GIẤY, MAY
A.2.3 NÔNG NGHIỆP, THỦY LỢI, THỦY SẢN
A.2.4 LÂM NGHIỆP
A.2.5 XĂNG DẦU
A.2.6 DẦU KHÍ
A.2.7 KHAI THÁC MỎ HẦM LÒ

B Gồm 15 ngành (Xem chi tiết, được trình bày phần cuối)

B.11 BẢNG LƯƠNG CNV THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NHÂN VIÊN BỐC XẾP
B.11.1 GIAO NHẬN HÀNG HÓA
B.11.1.1 GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
B.11.1.2 GIAO NHẬN HÀNG HÓA NỘI ĐỊA
B.11.1.3 THỦ KHO
B.11.1.4 BẢO VỆ
B.11.2 BỐC XẾP
B.12 BẢNG LƯƠNG CÔNG NHÂN LÁI XE
B.13 BẢNG LƯƠNG NHÂN VIÊN BÁN VÉ BẾN XE, NHÀ GA, BẾN CẢNG
B.14 BẢNG LƯƠNG NHÂN VIÊN MUA, BÁN VÀNG, BẠC, ĐÁ QUÝ
B.15 BẢNG LƯƠNG CNV NGÀNH DU LỊCH, DỊCH VỤ
B.15.1 NHÂN VIÊN CẮT TÓC, GIẶT LÀ
B.15.2 NHÂN VIÊN BUỒNG, BÀN, BAR
B.15.3 NHÂN VIÊN LỄ TÂN
B.15.4 HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
B.15.5 CHUYÊN GIA NẤU ĂN

Lưu ý: Ngoài các mã ngành đã quy định ở trên, các chức danh khác không có trong mã quy định thì doanh nghiệp cho mã ngành của đơn vị mình.

Nghị định của chính phủ số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 "Quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các doanh nghiệp nhà nước"

Bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh

Đối tượng áp dụng thang lương 7 bậc (a.1):

Thang lương 7 bậc: áp dụng cho 12 ngành, mỗi ngành có 3 nhóm (I, II, III), ví dụ

1. Du lịch, dịch vụ khác
2. Văn hoá
3. Dược phẩm
4. Chế biến lâm sản
5. Công trình đô thị
6. Cơ khí, điện, điện tử - tin học
7. Kỹ thuật viễn thông
8. Xây dựng cơ bản; vật liệu xây dựng, sành sứ, thuỷ tinh
9. Luyện kim, hoá chất, địa chất, đo đạc cơ bản
10. Khai thác mỏ lộ thiên
11. In tiền
12. Chỉnh hình

Đối tượng áp dụng thang lương 6 bậc (A.2):

Thang lương 6 bậc: áp dụng cho các ngành sau :
1. Chế biến lương thực, thực phẩm
2. Dệt, thuộc da, giấy, giả da, may
3. Nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản
4. Lâm nghiệp
5. Xăng dầu
6. Dầu khí
7. Khai thác hầm lò

Bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh, gồm 15 ngành nghề như sau:

B.1. Công nhân viên sản xuất điện
B.2. Bảng lương thuyền viên và Công nhân viên tàu vận tải biển, vận tải sông, tàu dịch vụ dầu khí, tàu cẩu dầu khí
B.3. Bảng lương hoa tiêu
B.4. Bảng lương công nhân các trạm đèn sông, đèn biển
B.5. Bảng lương thuyền viên và Công nhân viên tàu công trình, tàu trục vớt và cứu hộ, tàu thay thả phao, tàu tìm kiếm cứu nạn hàng hải
B.6. Bảng lương thuyền viên và công nhân viên tàu thuyền đánh cá, vận chuyển và thu mua cá trên biển, trên sông hồ
B.7. Bảng lương thợ lặn
B.8. Bảng lương công nhân viên hàng không dân dụng
B.9. Bảng lương công nhân viên bưu chính viễn thông
B.10. Bảng lương công nhân viên vận tải đường sắt
B.11. Bảng lương công nhân viên thương mại và công nhân bốc xếp
B.12. Bảng lương công nhân lái xe
B.13. Bảng lương nhân viên bán vé, bảo vệ trật tự tại các điểm sinh hoạt văn hoá công cộng,bến xe, nhà ga, bến cảng và bảo vệ
B.14. Bảng lương nhân viên mua, bán vàng, bạc, đá quí và kiểm chọn giấy bạc tại nhà máy in tiền
B.15. Bảng lương công nhân viên ngành du lịch, dịch vụ

Ví dụ: Công Ty có tuyển dụng nhân viên lái xe, theo Nghị Định hướng dẫn này ta có :

B.12. Bảng lương công nhân lái xe, cụ thể được chia như sau :

1. Xe con, xe tắc xi, xe tải, xe cẩu dưới 3,5 tấn, xe khách dưới 20 ghế
2. Xe tải, xe cẩu từ 3,5 tấn đến dưới 7,5 tấn, xe khách từ 20 ghế đến dưới 40 ghế
3. Xe tải, xe cẩu từ 7,5 tấn đến dưới 16,5 tấn, xe khách từ 40 ghế đến dưới 60 ghế
4. Xe tải, xe cẩu từ 16,5 tấn đến dưới 25 tấn, xe khách từ 60 ghế đến dưới 80 ghế
5. Xe tải, xe cẩu từ 25 tấn đến dưới 40 tấn, xe khách từ 80 ghế trở lên
6. Xe tải, xe cẩu từ 40 tấn trở lên

Nếu tài xế được tuyển chọn để lái xe con, ghi mã số:

Ở cột Mã số trên thang lương, bảng lương ta áp mã số B.12.1 

Và cũng có tuyển chọn tài xế xe tải từ 40 tấn trở lên ta ghi mã số B.12.6 


Download Công văn đăng ký thang lương, bảng lương mới tại đây.
Download file Excel Hệ thống thang lương (bộ đầy đủ) tại đây.
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »

1 comments:

Write comments
13:08 3/10/19 delete

Tôi làm nghề đầu bếp thì thang lương quy định là mấy bậc

Reply
avatar