Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 chính thức tăng hơn 6%

Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 chính thức tăng hơn 6%
Mức lương tối thiểu vùng tăng nhằm đáp ứng tối thiểu mức sống cho người lao động nhưng cũng đồng nghĩa với áp lực tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Ngày 07/12/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 141/2017/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng năm 2018 đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Theo đó, kể từ ngày 01/01/2018, lương tối thiểu vùng tăng hơn 6% so với mức lương tối thiểu vùng hiện hành (mức tăng của năm 2017 hơn 7%), mức tăng thấp nhất là 180.000 đồng, cao nhất tăng 230.000 đồng, cụ thể:

Vùng Mức lương tối thiểu vùng áp dụng năm 2017 Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ 01/01/2018 Mức tăng
I 3.750.000 đồng/tháng 3.980.000 đồng/tháng 6,13%
II 3.320.000 đồng/tháng 3.530.000 đồng/tháng 6,33%
III 2.900.000 đồng/tháng 3.090.000 đồng/tháng 6,55%
IV 2.580.000 đồng/tháng 2.760.000 đồng/tháng 6,98%

Như vậy, so với mức lương tối thiểu vùng năm 2017, mức lương tối thiểu vùng năm 2018 tăng 230.000 đồng, tương ứng tăng 6,13% đối với vùng I; tăng 210.000 đồng, tương ứng tăng 6,33% đối với vùng II; tăng 190.000 đồng, tương ứng tăng 6,55% đối với vùng III và tăng 180.000 đồng, tương ứng tăng 6,98% đối với vùng IV.

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho các đối tượng sau:

- Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động. 

- Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. 

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động. 

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

Điều chỉnh, bổ sung địa bàn áp dung mức lương tối thiểu vùng năm 2018:

- Vùng I: Bổ sung thêm huyện Tiên Lãng thuộc thành phố Hải Phòng; bổ sung thị xã Long khánh thuộc tỉnh Đồng Nai (vùng II theo quy định cũ);

- Vùng II: Bổ sung thêm huyện Tam kỳ thuộc thành phố Quảng Nam; thêm huyện Thống Nhát thuộc tỉnh Đồng Nai; thêm huyện Thủ Thừa thuộc tỉnh Long An.

- Vùng III: Bổ sung huyện Phú Ninh thuộc tỉnh Quảng Nam, thêm các huyện Lộc Ninh, Phú Riềng thuộc tỉnh Bình Phước ...

Chi tiết Danh sách địa bàn áp dung mức lương tối thiểu vùng năm 2018 được đính kèm tại Phụ lục Nghị định 141/2017/NĐ-CP, các bạn tham khảo file bên dưới.

Những lưu ý khi áp dụng mức lương tối thiểu vùng:

Mức lương tối thiểu trên là căn cứ để người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về tiền lương, tiền công khi ký kết hợp động lao động, nhưng phải lưu ý một số vấn đề như sau: 

- Mức tiền lương trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đơn giản nhất. 

- Mức lương của người lao động phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này. 

- Trường hợp doanh nghiệp có nhiều chi nhánh thì chi nhánh hoạt động trên địa bàn nào sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định tại địa bàn đó. 

- Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao mà thuộc nhiều địa bàn có mức lương tối thểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 chính thức tăng hơn 6%

Mức lương tối thiểu vùng từ năm 2011 đến năm 2018 tăng hơn 194%, trong đó mức tăng từ năm 2011-2014 đã là 100%.

Mức lương tối thiểu vùng nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động nhưng cũng là gánh năng chi phí cho doanh nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng, mức tăng lương thiểu vùng tăng nhanh hơn năng suất lao động trong những năm gần đây nguy cơ làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Nghị định 141/2017/NĐ-CP có hiệu lức từ ngày 25/01/2018 nhưng các quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01/01/2018.

Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »