Tiền ăn giữa ca, ăn trưa của người lao động tăng lên mức 730.000 đồng/tháng

Tiền ăn giữa ca, ăn trưa của người lao động tăng lên mức 730.000 đồng/tháng
Theo Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH thì kể từ năn 2016, tiền ăn giữa ca của người lao động được điều chỉnh tăng từ mức 680.000 đồng/người/tháng lên mức 730.000 đồng/người/người/tháng.

Tiền ăn giữa ca tăng lên 730.000 đồng/người/tháng


Theo quy định tại mục 4, điều 22 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH, mức tiền ăn giữa ca, ăn trưa của người lao động được quy định là không quá 730.000 đồng người/ người/ tháng (được áp dụng cho cả người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động). Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/10/2016 nhưng các chế độ được áp dụng từ 01/01/2016.

Trước đó, quy định (tại Thông tư số 10/2012/TT/BLĐTBXH) thì mức tiền ăn giữa ca, ăn trưa của người lao động không được vượt quá 680.000 đồng người/ người/ tháng.

Như vậy kể từ năm 2016, mức tiền ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động được chi tối đa không vượt quá 730.000 đồng người/ người/ tháng.

Vấn đề chúng ta bàn thêm là tiền ăn giữa ca có bị tính thuế TNCN không? chi vượt mức thì xử lý thế nào?

Chính sách thuế đối với tiền ăn giữa ca


Theo quy định tại điểm g5, khoản 2, điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC về những khoản phụ cấp theo lương của người lao động, thì:

Về thuế TNCN:

“g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.

Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân“.

Về thuế TNDN:

Theo điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC (sửa đổi, bỏ sung điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC), tại mục 2.6b quy định các khoản chi có tính chất tiền lương bị loại trừ:

"Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty".

Như vậy:

+ Tiền ăn giữa ca của người lao động được tính vào chi phí hợp lý (khi xác định chi phí tính thuế TNDN) mà không bị khống chế, nếu khoản chi này có đầy đủ chứng từ (khi tự tổ chức nấu ăn) và được ghi rõ một trong các hồ sơ sau (nếu chi theo tiền lương):

- Hợp đồng lao động
- Thoả ước lao động tập thể
- Quy chế tài chính

+ Tiền ăn giữa ca của người lao động nếu doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn thì không bị tính thuế TNCN (không bị khống chế); nếu doanh nghiệp chi tiền ăn giữa ca (tính vào tiền lương) thì phần chi vượt mức 730.000 đồng người/ người/ tháng bị tính thuế TNCN.
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »

3 comments

Write comments
16:29 5/12/16 delete

Ghi không rõ sẽ gây hiểu nhầm: Thông tư này có đối tượng áp dụng là Cty TNHH MTV do NN nắm giữ 100% vốn điều lệ, không phải áp dụng cho mọi doanh nghiệp.

Reply
avatar
21:42 12/12/16 delete

Bạn Anonymous Person nên đọc Điều 2 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH để biết đối tượng nào được áp dụng nhé!

Reply
avatar
19:54 7/11/17 delete

Mình thấy nghị định này dành riêng cho cty tnhh mtv do nn nắm giữ 100% vốn điều lệ mà, đối tượng nằm trong phạm vi này mà, ad có thể tư vấn dùm mình công văn nào dành cho cty k phải nhà nước không ạ

Reply
avatar