Vay vốn của cá nhân, tiền lãi vay có được tính vào chi phí hợp lý?

Vay vốn của cá nhân, tiền lãi có được tính vào chi phí?
Công ty đã góp đủ vốn, không có tài sản để thế chấp vay Ngân hàng phải vay vốn cá nhân trong doanh nghiệp (không phải là tổ chức tín dụng) thì chi phí lãi vay vẫn có thể được tính vào chi phia hợp lệ nếu tuân thủ các quy định về thuế hiện hành.

Cá nhân cho vay có thể giao dịch bằng tiền mặt?


Theo Điều 6 Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt, quy định về giao dịch tài chính của doanh nghiệp như sau:

"Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bản, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.".

Như vậy, Nghị định 222/2013/NĐ-CP chỉ bắt buộc các doanh nghiệp không được giao dịch bằng tiền mạt khi cho vay lẫn nhau; có nghĩa là giao dich cho vay giưa doanh nghiệp và cá nhân không thuộc diện điều chỉnh của Nghị định này, tức cá nhân vẫn và doanh nghiệp được giao dịch bằng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn  nhau.

Tiền lãi vay cá nhân có phải xuất hóa đơn?


Theo điểm b, khoản 8, Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

"Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng.".

Mặc khác, theo khoản 1, Điều 13 Thông tư số 39/2014/TT-BTC, thì:

"Cơ quan thuế cấp hóa đơn cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.

Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn.”.

Do đó, lãi vay của cá nhân không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT nên khoản chi phí lãi vay trả cho cá nhân, doanh nghiệp không cần phải xuất hóa đơn GTGT (mà chỉ viết phiếu chi và khấu trừ 5% thuế TNCN khi doanh nghiệp trả lãi vay cho cá nhân).

Lãi vay của cá nhân có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế?


Đương nhiên lãi vay của cá nhân được xác định là chi phí hợp lệ khi tuân thủ các quy định tại Điều 6, Thông tư số 96/2015/TT-BTC (trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 của Thông tư này):

"a) Khoản chỉ thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.".

Đương nhiên, lãi vay trong trường hợp này không phải là đối tượng chịu thuế GTGT nên không cần phải quan tâm đến thanh toán không dùng tiền mặt như đã đề cập ở trên.

Tốm lại, điều kiện để chi phí lãi vay của cá nhân được xác định là chi phí hợp lý khi xác định thu nhập tính thuế, bao gồm:

- Khoản vay phải liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (phải có kế hoạch vay, sử dụng vốn vay để chứng minh với cơ quan thuế).

- Khoản vay, lãi vay phải có chứng từ hợp lệ: như hợp đồng vay, chứng từ thu, chi ... có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan.

- Lãi suất vay không vượt quá vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

- Chứng từ khấu trừ thuế 5%, kê khai và nộp thuế (theo mẫu 06/TNCN).

- Phải đảm bảo góp đủ vốn điều lệ theo Giấy phép đămh ký kinh doanh (trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ).
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »