Quy định mới về sử dụng con dấu trong doanh nghiệp


Quy định mới về sử dụng con dấu trong doanh nghiệp
Ngày 19/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều khoản của Luật Doanh nghiệp (Luật số 68/2014/QH13), làm rõ Điều 44 Luật Doanh nghiệp về các quy định liên quan đến con dấu.


Về hình thức và nội dung mẫu con dấu:

Hình thức mẫu con dấu phải được thể hiện cụ thể như hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác, đồng thời phải có một một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.

Danh nghiệp có thể bổ sung thêm từ ngữ, ký tự, ký hiệu, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu trừ các từ ngữ, ký tự, ký hiệu và hình ảnh về Quốc kỳ, Quốc huy, các ảnh, biểu tượng và tên của nhà nước ...

Đói với mẫu con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm từ ngữ, ký tự, ký hiệu hoặc hình ảnh vào nội dung con dấu trừ các ký hiệu và hình ảnh về Quốc kỳ, Quốc huy ... nêu trên.

Lưu ý: Doanh nghiệp (Chủ tịch, Hội đồng thành viên ...) chịu trách nhiệm trước pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật khác có liên quan về việc sử dụng hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu.

Về quản ký con dấu của doanh nghiệp

Doanh nghiệp thành lập trước 01/07/2015 (tức trước ngày Luật số 68/2014/QH13 có hiệu lực) được tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp mà không cần phải thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp làm con dấu mới phải nộp lại con dấu cũ và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu để được cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, doanh nghiệp phải thông báo việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi cấp.

Một điểm đáng chú ý của Nghị định 96/2015/NĐ-CP là quy định sở hữu chéo trong doanh nghiệp, tức việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau. Theo đó, Các công ty cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp là trường hợp tổng số cổ phần, phần vốn góp của các công ty này sở hữu bằng hoặc lớn hơn 51% vốn điều lệ, hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty có liên quan.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 08/12/2015 thay thế cho Nghị định số 102/2010/NĐ-CP năm 2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

Download Nghị định 96/2015/NĐ-CP tại đây.
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »