Thông tư 202/2014/TT-BTC hướng dẫn lập BCTC hợp nhất


Thông tư 202/2014/TT-BTC hướng dẫn lập BCTC hợp nhất
Ngày 22/12/2014, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 202/2014/TT-BTC hướng dẫn phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký, áp dụng cho việc lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất của năm tài chính bắt đầu từ hoặc sau ngày 01/01/2015.

Thông tư 202/2014/TT-BTC có hiệu lực sẽ bãi bỏ phần XIII- Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất theo Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con”. Một số điểm mới đáng chú ý của Thông tư này như sau:

Công ty mẹ có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất của cả tập đoàn khi kết thúc kỳ kế toán. Công ty mẹ được hiểu là công ty nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết trực tiếp hoặc gián tiếp ở công ty con.

Công ty mẹ là tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty đại chúng quy mô lớn và công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm và Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên dạng đầy đủ, Báo cáo tài chính hợp nhất quý dạng tóm lược.

1. Một số nguyên tắc chung khi lập báo cáo tài chính hợp nhất

- Không được trừ khỏi BCTC hợp nhất đối với Công ty con có hoạt động kinh doanh khác biệt với hoạt động của công ty mẹ và công ty con khác trong tập đoàn.
- BCTC hợp nhất lập và trình bày theo các nguyên tắc kế toán như Báo cáo tài chính của doanh nghiệp độc lập theo qui định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam “Trình bày báo cáo tài chính” và qui định của các Chuẩn mực kế toán khác có liên quan.

- Trường hợp công ty con sử dụng các chính sách kế toán khác với chính sách kế toán áp dụng thống nhất trong tập đoàn thì Báo cáo tài chính được sử dụng để hợp nhất phải được điều chỉnh lại theo chính sách chung của tập đoàn.

- Trường hợp công ty con không thể sử dụng cùng một chính sách kế toán với chính sách chung của tập đoàn thì trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất phải trình bày rõ về các khoản mục đã được ghi nhận và trình bày theo các chính sách kế toán khác nhau và phải thuyết minh rõ các chính sách kế toán khác đó.

- Phần sở hữu của công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần có thể xác định được của công ty con tại ngày mua phải được trình bày theo giá trị hợp lý.

- Lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua rẻ được xác định là chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư và giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được của công ty con tại ngày mua do công ty mẹ nắm giữ.
...

2. Một số chỉ tiêu bổ sung trên Báo cáo tài chính hợp nhất:

+ Đối với bảng cân đối kế toán hợp nhất:

- Chỉ tiêu VI “Lợi thế thương mại” – mã 269 trong phần “Tài sản”.
- Chỉ tiêu “Lợi ích cổ đông không kiểm soát” – mã 429.

+ Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất:

- Chỉ tiêu “Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết” – mã 24.
- Chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ” – mã 61.
- Chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát” – mã 62.

Download Thông tư 202/2014/TT-BTC tại đây
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »