Quy định mới về mở sổ quản lý lao động tại Doanh nghiệp

Ngày 29/08/2014, Bộ lao động thương binh xã hội đã ban hành Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH nhằm hướng dẫn thực hiện Nghị định 03/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động việc làm. 

Theo đó từ ngày 20/10/2014, Doanh nghiệp phải thực hiện việc khai trình sử dụng lao động theo các biểu mẫu ban hành để theo dõi tình hình sử dụng lao động và chịu sự kiểm tra của Cơ quan bảo hiểm.


Quy định mới về mở sổ quản lý lao động tại Doanh nghiệp
(Mẫu số 05-Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH)
Theo quy định hiện nay (kể từ ngày 20/10/2014), Doanh nghiệp phải khai trình sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động và khai trình theo định kỳ 6 tháng và hàng năm; việc khai trình này thực hiện theo biểu mẫu số 05 và 07 ban hành kèm theo Thông tư này.

Cũng theo quy định của thông tư này thì trong vòng 30 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, Doanh nghiệp sẽ phải lập sổ quản lý lao động tại nơi làm việc (không nộp, chỉ lập để theo dõi tinh hình sử dung lao động), và phải xuất trình khi cơ quan bảo hiểm có thẩm quyền (Phòng, Sở lao động-Thương binh xã hội, Thanh tra Bộ LĐTB&XH) yêu cầu.

Lưu ý về sổ quản lý lao động: Doanh nghiệp có thể lập sổ giấy hoặc sổ điện tử nhưng phải đảm bảo có đủ các nội dung bắt buộc như: Họ tên, giới tính, năm sinh, quốc tịch, địa chỉ CMND của người lao động, trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ kỹ năng nghề, thời gian bắt đầu làm việc, vị trí làm việc, loại hợp đồng …



Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/10/2014, thay thế Thông tư 06/1998/TT-BLĐTBXH, Thông tư 29/1999/TTLT-BLĐTBXH-BQP và Thông tư 20/2003/TT-BLĐTBXH.

* Liên quan đến vấn đề lao động, ngày 13 tháng 01 năm 2015, Bộ lao động - thương binh và xã hội đã ban hành Công văn số 133/LĐTBXH-PC hướng dẫn về nội quy lao động. Theo đó, Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.

Nội quy lao động phải bao gồm các nội dung chủ yếu theo quy định tại Khoản 2 Điều 119 của Bộ luật Lao động, như người sử dụng lao động phải quy định các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.



Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »